Khi điều khiển xe ô tô trên đường mà vi phạm giao thông, lái xe có thể bị tạm giữ phương tiện cũng như GPLX đến 7 ngày làm việc để cơ quan công an ra quyết định xử phạt, được quy định tại khoản 6, Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Thông thường, CSGT sẽ tạm giữ bằng lái ngay lập tức đối với những hành vi vi phạm sẽ bị tước GPLX theo quy định tại Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Bạn đang xem: Những lỗi vi phạm mà tài xế bị CSGT giữ bằng lái xe ngay lập tức
Theo Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, đối với một số hành vi vi phạm, ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe ô tô còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng GPLX, cụ thể như sau:
TT Lỗi vi phạm Thời gian bị giữ GPLX 01
– Không chấp hành tín hiệu đèn giao thông (vượt đèn đỏ, đèn vàng);
– Không chấp hành hiệu lệnh của CSGT;
– Điều khiển xe chạy quá tốc độ từ 20-35 km/h;
– Đi vào đường cấm, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “cấm đi ngược chiều”;
– Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;
– Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.
Xem thêm : Cách để được cấp phép xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp
– Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn.
1-3 tháng 02
– Điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ trên 35 km/h;
– Người điều khiển phương tiện đón, trả khách trên đường cao tốc.
2-4 tháng 03 Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường mà không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc gây tai nạn giao thông hoặc tái phạm hành vi trên. 3-5 tháng 04
– Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc;
– Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
5-7 tháng 05
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
10-12 tháng 06
Xem thêm : Sử dụng bình xịt hơi cay để phòng vệ có vi phạm pháp luật không?
Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
16-18 tháng 07
– Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
– Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
– Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.
22-24 tháng
Như vậy, khi bị tạm giữ GPLX, người vi phạm vẫn được phép điều khiển phương tiện phù hợp trong thời gian chờ quyết định xử phạt. Nhưng nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở công an để giải quyết vụ việc mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có GPLX.
Theo khoản 9 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có bằng lái xe sẽ bị phạt tiền từ 10-12 triệu đồng.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn hoặc trải nghiệm nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô Xe máy – Báo VietNamNet theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp