Là con người hẳn ai trong chúng ta cũng quen miệng câu “có ý thức” hay “thiếu ý thức”. Ý thức là gì? Ý thức được dùng để chỉ cái gì? Ý thức có thuộc tính và cấu trúc như thế nào? Chúng có tác động lên tâm lý như thế nào?
- Biển số 19 là tỉnh nào? Ký hiệu biển số xe tỉnh Phú Thọ
- Hạt macca cho bà bầu và thai nhi có tác dụng gì?
- Pháp luật đại cương là môn học gì? Vai trò của pháp luật đại cương là gì?
- Ánh đèn có làm sạm da không?
- Hãy đọc ngay bài viết này để thấy được việc đặt smartphone bên cạnh khi đi ngủ có hại như thế nào
Hãy cùng ThanhBinhPsy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang xem: Ý Thức Là Gì? – Các Thuộc Tính Và Cấu Trúc Của Ý Thức
Ý thức là gì?
Khái niệm ý thức
Ý thức theo tâm lý học được định nghĩa là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở con người. Ý thức là sự phản ánh bằng ngôn ngữ những gì con người đã tiếp thu trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan.
Ý thức theo Wikipedia định nghĩa: “Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác-Lenin là một phạm trù song song với phạm trù vật chất. Theo đó, ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cái biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ hữu cơ với vật chất”.
Ý thức và tâm lý đều là sự phản ánh hiện thực khách quan của não, có bản chất và mang tính chủ thể. Tuy nhiên, ý thức cũng là tâm lý nhưng ở cấp độ cao hơn. Ý thức giúp con người có khả năng tự phản ánh lại (phản ánh của phản ánh) và chỉ có khi con người ở trong trạng thái khỏe mạnh và tỉnh táo.
Xem thêm >>> Tư Vấn Tâm Lý Tại Nhà
Sự hình thành và phát triển của ý thức và tự ý thức của cá nhân
- Ý thức hình thành trong hoạt động và thể hiện trong sản phẩm hoạt động của cá nhân
Theo đó, lao động là sự tác động một cách có ý thức của con người vào thế giới, đó là sự nêu ra mục đích và thực hiện mục đích có ý thức. Trong ý thức con người, yếu tố có tính chất căn bản nhất là khả năng con người hình dung trước được kết quả hoạt động và trên cơ sở đó chỉ đạo hành động của mình.
Thông qua sản phẩm của hoạt động con người có thể “nhìn” thấy mình (kinh nghiệm, năng lực, vốn hiểu biết…) để tự đánh giá, điều chỉnh, điều khiển hành vi. Trong hoạt động và bằng hoạt động cá nhân hình thành ý thức về thế giới xung quanh và về bản thân.
- Ý thức của cá nhân được hình thành trong sự giao tiếp với người khác, với xã hội
Ngôn ngữ giúp con người ta giao tiếp khi lao động, vui chơi, học tập. Nhờ giao tiếp mà con người hình thành nên các mối quan hệ xã hội và cách ứng xử. Thông qua giao tiếp, con người được truyền đạt và tiếp nhận thông tin. Trên cơ sở đó cá nhân nhận thức người khác, đối chiếu mình với người khác, với chuẩn mực đạp đức xã hội để tư nhân thức, tự đánh giá và điều khiển hành vi của mình. Nói một cách dễ hiểu thì nhờ giao tiếp mà con người ý thức được người khác và chính bản thân mình.
- Ý thức của cá nhân được hình thành bằng con đường tiếp thu nền văn hóa xã hội, ý thức xã hội
Tri thức là hạt nhân của ý thức. Nền văn hóa xã hội, ý thức xã hội là tri thức của loài người đã tích lũy được. Nó là nền tảng của ý thức cá nhân. Bằng hoạt động, con đường giáo dục, giao tiếp xã hội, con người tiếp thu các giá trị xã hội, các chuẩn mực xã hội để hình thành ý thức cá nhân.
- Ý thức của cá nhân đươc hình thành bằng con đường tự nhận thức, tự đánh giá, tự phân tích hành vi
Trong quá trình hoạt động, giao tiếp xã hội, trên cơ sở đối chiếu mình với người khác, với chuẩn mực xã hội. Cá nhân hình thành ý thức về bản thân từ đó cá nhân có khả năng tự giáo dục, tự hoàn thiện mình theo yêu cầu của xã hội.
Thuộc tính của ý thức
Ý thức thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con người về thế giới quan
Đây là khả năng ý thức một cách khái quát bản chất hiện thực khách quan. Con người muốn có ý thức đầy đủ, sâu sắc cần phải có tư duy khái quát về bản chất của thế giới khách quan. Tức là muốn có ý thức trước tiên con người phải hiểu biết về thế giới khách quan.
Xem thêm : Bị công an giữ bằng lái xe có được thi lại hoặc cấp lại không?
Vì vậy, ý thức giúp cho con người:
- Nhận thức cái bản chất, nhận thức khái quát bằng ngôn ngữ
- Dự kiến trước kế hoạch, kết qả của hành vi làm cho hành vi mang tính chủ động.
Ví dụ: Khi tham gia giao thông trước khi muốn con người có ý thức chấp hành luật lệ giao thông thì trước tiên họ phải biết về luật giao thông (đi bên phải, đi đúng làn đường, đèn xanh đi thẳng, đèn đỏ dừng lại…).
Từ đó mới hình thành nên ý thức con người và giúp họ lường trước được hành vi của mình là đúng hay sai. Trong bất kỳ trường hợp nào cũng vậy, muốn con người hình thành nên ý thức về một điều gì đó thì trước hết phải khiến họ có nhận thức về điều đó.
Ý thức thể hiện thái độ của con người về thế giới.
Con người phản ánh hiện thực khách quan bằng cách thể hiện thái độ với nó. Những thái độ muôn màu, muôn vẻ là biểu hiện mức độ ý thức của con người về ý thức khách quan.
Có những biểu hiện tích cực của con người góp phần vào cải tạo thế giới khách quan. Ngược lại một số biểu hiện của con người phá hoại thế giới khách quan.
Ví dụ: Một người có ý thức tham gia giao thông họ sẽ có thái độ vui vẻ khi đội mũ bảo hiểm hay dừng đèn đỏ, trong khi đó một số người tỏ thái độ bực bội một số người khác thậm chí không đội mũ bảo hiểm và còn vượt đèn đỏ. Thông qua thái độ của họ ta có thể đánh gia được ý thức của họ như thế nào.
Ý thức thể hiện năng lực điều chỉnh, điều khiển hành vi của con người
Người có ý thức là người biết điều chỉnh hành vi của bản thân sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh sống.
Ví dụ: Mặc dù rất mệt mỏi nhưng A vẫn cố gắng thức suốt đêm để hoàn thành deadline. Hay mặc dù đi xe máy vào lúc 2h sáng và trên đường không có ai nhưng anh C vẫn dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ.
Khả năng tự ý thức
Con người không chỉ ý thức về thế giới mà ở mức độ cao hơn con người có khả năng tự nhận thức về mình, tự xác định thái độ đối với bản thân, tự điều khiển, điều chỉnh hoàn thiện mình.
Ví dụ: Chị T giết người mà không bị ai phát hiện, tuy nhiên chị T lại tự mình đi đầu thú. Ở đây chị T đã tự ý thức về hành vi sai trái của mình và tự ý đi đầu thú để chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Xem thêm >>> Tư Vấn Tâm Lý Online
Cấu trúc của ý thức
Ý thức có cấu trúc phức tạp bao gồm nhiều mặt là một chỉnh thể mang lại cho thế giới tâm hồn của con người một chất lượng mới. Ý thức có 3 mặt thống nhất hữu cơ với nhau, điều khiển hành động có ý thức của con người.
Mặt nhận thức
Xem thêm : Xóa tài khoản Zalo vĩnh viễn khi không còn nhu cầu sử dụng
Đây là sự nhận thức của ý thức, hiểu biết của hiểu biết. Bao gồm 2 quá trình:
- Nhận thức cảm tính: Mang lại những tư liệu cho ý thức, cảm giác cho ta hình ành từng thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng; tri giác mang lại cho ta những hình ảnh trọn vẹn bên ngoài của sự vật, hiện tượng. Những hình ảnh đó giúp chúng ta thấy được sự tồn tại thật của thế giới khách quan và đó là nội dung ban đầu và cũng là bậc sơ cấp của ý thức.
- Nhận thức lý tính: mang lại cho ta hình ảnh khái quát bản chất của thực tại khách quan và mối liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng. Đây là nội dung hết sức cơ bản của tri thức. Tri thức là hạt cơ bản của ý thức. Do vậy ý thức là sự hiểu biết về thế giới khách quan.
Mặt thái độ
Nói lên thái độ lựa chọn, thái độ cảm xúc, thái độ đánh giá của chủ thế đối với thế giới.
Ví dụ: Thái độ lựa chọn: Khi đi mua đồ, có 2 bộ đồ mà chúng ta đều thích nhưng vì túi tiền có hạn chỉ có thể mua một bộ, lúc này trong tư duy của con người sẽ xuất hiện thái độ so sánh đối chiếu để chọn bộ đồ phù hợp và tốt nhất.
Ví dụ: Thái độ cảm xúc (yêu, thương, hờn, ghét..) Khi xem một bộ phim có người cảm động khóc, có người buồn… lúc này họ đã thể hiện thái độ cảm xúc.
Ví dụ thái độ đánh giá: sự nhận xét về một người nào đó, đẹp, xấu..
Mặt năng động
Ý thức điều chỉnh, điều khiển hoạt động của con người làm cho hoạt động có ý thức. Đó là quá trình con người vận dụng những hiểu biết và tỏ thái độ của mình nhằm thích nghi, cải tạo thế giới và cải biến bản thân.
Một con người có ý thức hay không sẽ được đánh giá qua mặt này của ý thức.
Ví dụ: Nhà của A và B ở cạnh nhau mặc dù là một người có học thức cao và hiểu biết vấn đề rộng nhưng vì muốn cho nhà mình sạch mà A cứ vứt rác qua nhà B. Phân tích ví dụ trên ta có thể thấy A là một người chưa có ý thức hay thiếu ý thức. Rõ ràng A là người có nhận thức và hiểu biết về hành động của bản thân là sai nhưng A vẫn làm, vì trong cấu trúc ý thức của A chỉ hình thành 2 mặt đó chính là mặt nhận thức và mặt thái độ mà chưa có mặt năng động để điều chỉnh hành vi của mình.
Ví dụ 2: N là một học sinh giỏi.
Về mặt nhận thức: N nhận thức được việc học của mình là quan trọng.
Mặt thái độ: N rất thích học, luôn đi học đúng giờ và tự hoàn thành bài tập không phải để thầy cô hay bố mẹ nhắc nhở.
Mặt năng động: N tự lên kế hoach học tập và thực hiện theo kế hoạch để đạt kết quả tốt trong học tập
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp