Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật Nhóm 3

Video các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

I. KHÁI NIỆM QUY LUẬT:

Quy luật là mối liên hệ phổ biến, khách quan, bản chất, bền vững, tất yếu giữa các đối tượng và nhất định tác động khi có các điều kiện phù hợp”. Phân loại quy luật:

 Nếu căn cứ vào lĩnh vực tác động thì quy luật chia thành:  Quy luật tự nhiên: chỉ tác động trong lĩnh vực tự nhiên  ví dụ : quy luật đấu tranh sinh tồn.  Quy luật xã hội: chỉ tác động trong lĩnh vực xã hội  ví dụ : quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất.  Quy luật tư duy: chỉ tác động trong lĩnh vực ý thức, tư duy  ví dụ : quy luật đồng nhất, quy luật cấm mâu thuẫn…  Nếu căn cứ vào mức độ của tính phổ biến thì quy luật được chia thành:  Quy luật riêng: chỉ tác động ở một lĩnh vực nhất định của các sự vật, hiện tượng cùng loại (ví dụ: quy luật biến đổi gen, quy luật cung – cầu).  Quy luật chung: tác động ở một số lĩnh vực của hiện thực (ví dụ:quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng).  Quy luật phổ biến: tác động trong toàn bộ thế giới khách quan từ tự nhiên, xã hội đến tư duy.

Phép biện chứng duy vật nghiên cứu những quy luật phổ biến, bao gồm ba quy luật cơ bản là quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại, quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, quy luật phủ định của phủ định.

II. QUY LUẬT CHUYỂN HÓA LƯỢNG CHẤT

1. Các khái niệm 1 Khái niệm về chất

Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy luật khách quan vốn có của sự vật hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với cái khác. VD: Nguyên tố đồng có nguyên tử lượng là 63,54 đvC, nhiệt độ nóng chảy là 1083 độ C, nhiệt độ sôi là 2880 độ C… những thuộc tính này nói lên những chất riêng của đồng, để phân biệt nó với các kim loại khác. Đặc điểm:

  • Chất của sự vật là các thuộc tính khách quan vốn có của sự vật nhưng không đồng nhất với khái niệm thuộc tính. Mỗi sự vật, hiện tượng đều có những thuộc tính cơ bản và không cơ bản. Chỉ những thuộc tính cơ bản mới hợp thành chất của sự vật, hiện tượng. Khi các thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của sự vật thay đổi.
  • Chất của sự vật, hiện tượng không chỉ được xác định bởi chất của các yếu tố cấu thành mà còn bởi cấu trúc và phương thức liên kết giữa chúng, thông qua các mối liên hệ cụ thể , do đó việc phân biệt thuộc tính cơ bản và không cơ bản, chất và thuộc tính chỉ có ý nghĩa tương đối.
  • Mỗi sự vật, hiện tượng không chỉ có một chất mà còn có nhiều chất , tuỳ thuộc vào các mối quan hệ cụ thể của nó với những cái khác. Chất không chỉ tồn tại thuần tuý tách rời sự vật, biểu hiện tính ổn định tương đối của nó. 1. Khái niệm lượng Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động, phát triển của sự vật. VD: Có những lượng ta có thể đo đếm được chính xác như trọng lượng cơ thể hay chiều cao của một con người.

– Độ là giới hạn mà trong đó lượng biến đổi nhưng chưa gây nên sự thay đổi căn bản về chất. Sự vật vẫn là nó, mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong một độ thích hợp khi lượng biến đổi vượt qua giới hạn độ thì sự vật không còn là nó. Trong phạm vi một độ nhất định, hai mặt chất và lượng tác động qua lại lẫn nhau làm cho sự vật vận động. Mọi sự thay đổi về lượng đều có ảnh hưởng đến trạng thái chất của sự vật, nhưng không phải những thay đổi về lượng nào cũng dẫn đến sự thay đổi về chất. Chỉ trong trường hợp khi sự thay đổi về lượng đạt tới mức phá vỡ độ cũ thì chất của sự vật mới thay đổi, sự vật chuyển thanh sự vật khác. VD: Độ tồn tại của nước nguyên chất ở trạng thái lỏng từ 0 độ đến 100 độ C.

  • Điểm nút: Là điểm mà tại đó lượng biến đổi đã gây nên sự thay đổi căn bản, tập hợp những điểm nút gọi là đường nút. Sự thay đổi về lượng của sự vật có thể làm chất thay đổi ngay lập tức nhưng cũng có thể làm thay đổi dần dần chất cũ. Lượng biến đổi đến một giới hạn nhất định có xu hướng tích luỹ đạt tới điểm nút, nếu có điều kiện sẽ diễn ra bước nhảy làm thay đổi chất của sự vật. VD: 100 độ C là điểm nút để nước chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái khí.
  • Bước nhảy: Sự thay đổi căn bản về chất, cái cũ mất đi cái mới ra đời phải thông qua bước nhảy. Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự biến đổi căn bản từ chất sự vật này sang chất của sự vật khác. Bước nhảy kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng và mở đầu cho một giai đoạn phát triển mới. Đó là gián đoạn trong quá trình vận động liên tục của sự vật, đồng thời là một tiền đề cho một quá trình tích luỹ liên tục về lượng tiếp theo.

VD: Tốt nghiệp được coi là bước nhảy trong quá trình học tập, làm việc của sinh viên. 2. Chất mới ra đời, nó tác động trở lại lượng mới, làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ nhịp điệu của sự vận động phát triển của sự vật. Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy. Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới. Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành phương thức phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy. Các hình thức của bước nhảy:

  • Căn cứ vào nhịp điệu:  Bước nhảy đột biến là bước nhảy xảy ra trong thời gian ngắn làm thay đổi bản chất của sự vật. Bước nhảy này diễn ra bằng một sự bùng nổ mãnh liệt. VD: Cách mạng tháng Mười Nga là một bước nhảy đột biến.  Bước nhảy dần dần là bước nhảy được thực hiện bằng việc loại bỏ dần những yếu tố, những bộ phận chất cũ xảy ra trong một thời gian dài mới loại bỏ hoan toàn chất cũ thành chất mới. VD: Quá trình tiến hóa của loài người.

  • Căn cứ vào quy mô:  Bước nhảy toàn bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của toàn bộ các mặt, các yếu tố cấu thành sự vật. VD: Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa theo nghĩa rộng.

  • Sự vật, hiện tượng nào cũng đều tồn tại hai mặt: Lượng và Chất. Do đó khi nhận thức, chúng ta cần nhận thức về cả hai mặt lượng và chất để có có cái nhìn phong phú hơn về những sự vật, hiện tượng tồn tại xung quanh chúng ta. -Cần phải làm rõ quy luật phát triển của sự vật, hiện tượng bằng cách xác định giới hạn độ, điểm nút, bước nhảy. 3. Ý nghĩa trong thực tiễn

  • Muốn có sự biến đổi về chất thì cần kiên trì để biến đổi về lượng (bao gồm độ và điểm nút);

  • Cần tránh hai khuynh hướng sau: Một là , nôn nóng tả khuynh: Đây là việc mà một cá nhân không kiên trì và nỗ lực để có sự thay đổi về lượng nhưng lại muốn có sự thay đổi về chất; Hai là , bảo thủ hữu khuynh: Lượng đã được tích lũy đến mức điểm nút nhưng không muốn thực hiện bước nhảy để có sự thay đổi về chất.

  • Nếu không muốn có sự thay đổi về chất thì cần biết cách kiểm soát lượng trong giới hạn độ.

  • Bước nhảy là một giai đoạn hết sức đa dạng nên việc thực hiện bước nhảy phải được thực hiện một cách cẩn thận. Chỉ thực hiện bước nhảy khi đã tích lũy lượng đến giới hạn điểm nút và thực hiện bước nhảy một cách phù hợp với từng thời điểm, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để tránh được những hậu quả không đáng có như không đạt được sự thay đổi về chất, dẫn đến việc phải thực hiện sự thay đổi về lượng lại từ đầu.

III. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH

1. Khái niệm 1. Mặt đối lập

Mặt đối lập là sự khái quát những thuộc tính có xu hướng vận động trái ngược nhau, loại trừ, bài xích, chống đối lẫn nhau. Chúng có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhưng lại song song tồn tại trong cùng một sự vật, hiện tượng, tạo nên sự vật hiện tượng đó. VD: Trong mỗi con người, các mặt đối lập là hoạt động ăn và hoạt động bài tiết, trong sinh vật, các mặt đối lập là đồng hóa và dị hóa. Giữa các mặt đối lập trên luôn luôn có sự liên hệ, quy định, ràng buộc lẫn nhau gọi là sự thống nhất của các mặt đối lập. Thống nhất ở đây không phải là chúng đứng bên cạnh nhau mà chúng có sự liên hệ phụ thuộc lẫn nhau. Mặt đối lập này lấy mặt đối lập kia làm tiền đề tồn tại cho mình. Một sự vật không thể tồn tại nếu thiếu đi một trong hai mặt đối lập chính tạo nên sự vật đó. Điều đó có nghĩa là sự tồn tại của bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng không thể thiếu được sự thống nhất của các mặt đối lập tồn tại trong bản thân sự vật, hiện tượng.

1. Mâu thuẫn biện chứng Mâu thuẫn biện chứng là trạng thái mà các mặt đối lập liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là phản ánh mâu thuẫn trong hiện thực và nguồn gốc phát triển của nhận thức. Cần phân biệt mâu thuẫn biện chứng với mâu thuẫn lô-gic hình thức. Mâu thuẫn lô-gic hình thức chỉ tồn tại trong tư duy, xuất hiện do sai lầm trong tư duy. 1. Sự “thống nhất” của các mặt đối lập

2. Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập: Nội dung quy luật này phát biểu rằng: Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân mình; sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển, dẫn tới sự mất đi của cái cũ và sự ra đời của cái mới. 2. Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển. – Sự thống nhất và sự đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hương tác động khác nhau của các mặt đối lập. Hai xu hướng này tạo thành một loại mâu thuẫn đặc biệt. Như vậy, mâu thuẫn biện chứng cũng bao hàm cả “sự thống nhất” lẫn “sự đấu tranh” của các mặt đối lập. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập không tách rời nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật. Sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, ổn định tạm thời của sự vật. Còn sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động, phát triển. – Đấu tranh của các mặt đối lập quy định một cách tất yếu sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển. Lúc đầu mới xuất hiện, mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản, nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau. Sự khác nhau đó ngày càng lớn lên, rộng ra và đi đến trở thành đối lập. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt và đã hội đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ sự giải quyết này mà thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới; sự vật cũ mất đi, thay thế bằng sự vật mới.

Ví dụ: Trong hoàn cảnh sống của bạn A đang tồn tại một mâu thuẫn. Đó là mâu thuẫn giữa việc có tiền ít và muốn đi du lịch nhiều. Khi mâu thuẫn này phát triển đến mức bạn A không đi du lịch nhiều thì không thể thấy hạnh phúc, nên bạn A đã quyết tâm học tiếng Anh để đi kiếm tiền nhiều hơn. Kiếm được tiền nhiều nghĩa là mâu thuẫn đã được giải quyết. Cuộc sống cũ ít hạnh phúc của A được thay bằng cuộc sống mới nhiều hạnh phúc hơn. – Sự phát triển là cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập. Ta thấy rõ, không có thống nhất của các mặt đối lập thì sẽ không có đấu tranh giữa chúng. Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là không thể tách rời nhau trong mâu thuẫn biện chứng. Sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập quy định tính ổn định và tính thay đổi của sự vật. Do đó, mâu thuẫn chính là nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Các nhân viên đều phấn đấu làm giám đốc. Họ cùng cố gắng, cạnh tranh nhau, do đó đều trở nên giói hơn. Như thế, mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển. 2. Phân loại mâu thuẫn: Mâu thuẫn hết sức phong phú, đa dạng. Tính phong phú, đa dạng đó được quy định một cách khách quan bởi đặc điểm của các mặt đối lập, bởi điều kiện tác động qua lại của chúng, bởi trình độ tổ chức của hệ thống mà trong đó mâu thuẫn tồn tại.

  • Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét, ta có thể phân loại các mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.

 Mâu thuẫn thứ yếu là những mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn phát triển nào đó của sự vật, nhưng nó không đóng vai trò chi phối mà bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối. Giải quyết mâu thuẫn thứ yếu góp phần vào việc từng bước giải quyết mâu thuẫn chủ yếu. Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu có quan hệ chặt chẽ với nhau. Mâu thuẫn chủ yếu có thể là một hình thức biểu hiện nổi bật của mâu thuẫn cơ bản, hay là kết quả vận động tổng hợp của các mâu thuẫn cơ bản ở một giai đoạn nhất định. Việc giải quyết mâu thuẫn chủ yếu tạo điều kiện giải quyết từng bước mâu thuẫn cơ bản.

  • Căn cứ vào tính chất của các quan hệ lợi ích, ta chia mâu thuẫn trong xã hội thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.  Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đoàn người có lợi ích cơ bản đối lập nhau. Ví dụ: Mâu thuẫn giữa công nhân với giới chủ, giữa nông dân với địa chủ, giữa thuộc địa với chính quốc.  Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng xã hội có lợi ích cơ bản thống nhất với nhau, chỉ đối lập về những lợi ích không cơ bản, cục bộ, tạm thời. Ví dụ: Mâu thuẫn giữa thành thị và nông thông, giữa lao động trí óc với lao động chân tay. Việc phân biệt mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng có ý nghĩa trong việc xác định đúng phương pháp giải quyết mâu thuẫn. Giải quyết mâu thuẫn đối kháng phải bằng mâu thuẫn

đối kháng. Giải quyết mâu thuẫn không đối kháng thì phải bằng phương pháp đàm phán, hiệp thương… 3. Ý nghĩa Việc nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Vì mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực cuả sự vận động, phát triển và có tính khách quan phổ biến nên cần phải phát hiện ra mâu thuẫn của sự việc bằng cách phân tích để tìm ra những mặt, những khuynh hướng trái ngược nhau và mối liên hệ, tác động lẫn nhau giữa chúng, nắm được bản chất, nguồn gốc sự vận động và phát triển. Vì mâu thuẫn có tính đa dạng phong phú, vì vậy khi tìm hiểu và giải quyết mâu thuẫn cần phải biết phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn và có phương pháp giải quyết phù hợp. Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, cần phân biệt đúng vai trò, vị trí của các loại mâu thuẫn trong từng điều kiện hoàn cảnh nhất định, những đặc điểm của mâu thuẫn đó để tìm ra phương pháp giải quyết từng loại mâu thuẫn một cách đúng đắn nhất. Việc nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải tôn trọng mâu thuẫn, giải quyết mâu thuẫn, không được điều hòa mâu thuẫn và tìm cách giải quyết mâu thuẫn, mâu thuẫn chỉ được giải quyết điều kiện đã chin muồiải chống thái độ chủ quan, nóng vội, phải tích cực thúc đẩy các điều kiện khách quan để làm các điều kiện giải quyết mâu thuẫn đi đến chín muồi. Phải giải quyết mâu thuẫn một cách linh hoạt, phù hợp để làm cho sự vật, hiện tượng phát triển không ngừng.

thủ tiêu, phá hủy hoàn toàn cái cũ. Cái mới ra đời trên cơ sở khẳng định những mặt tốt, những yếu tố tích cực, phù hợp của cái cũ; đồng thời loại bỏ những cái tiêu cực, lạc hậu, những mặt không còn phù hợp với hiện thực. Tuy nhiên, những nhân tố của sự vật, hiện tượng cũ được giữ lại vẫn phải được cải tạo, được biến đổi cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới. Phủ định biện chứng là sự liên hệ giữa cái cũ và cái mới, là sự thống nhất giữa khẳng định và phủ định, là mắt khâu tất yếu trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng. IV Phủ định của phủ định:  Trong quá trình phát triển, sự vật, hiện tượng trải qua nhiều lần phủ định biện chứng, mỗi lần phủ định đó đều tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự phát triển tiếp theo của nó. Quá trình này diễn ra vô tận làm cho sự vật phát triển từ thấp đến cao, diễn ra có tính chất chu kì theo đường xoáy ốc. Quá trình phát triển đó được gọi là “phủ định của phủ định”.  Phủ định của phủ định có tính chu kì. Mỗi chu kì đều trải qua ít nhất hai lần phủ định biện chứng, trong đó, sự vật, hiện tượng mới ra đời dường như lặp lại sự vật, hiện tượng ban đầu nhưng ở trình độ phát triển cao hơn về chất do kế thừa và biến đổi được những nhân tố tích cực, hợp lý và loại bỏ được những nhân tố tiêu cực, không hợp lý của sự vật, hiện tượng ban đầu qua những lần phủ định; đồng thời, điểm kết thúc của chu kỳ phát triển này của sự vật, hiện tượng lại là điểm khởi đầu cho chu kỳ phát triển mới của nó.  Phủ định của phủ định diễn ra vô tận, các chu kỳ phát triển của nó nối tiếp nhau tạo ra khuynh hướng phát tiển có tính chất phổ biến: sự phát triển không diễn ra theo đường thẳng mà theo đường xoáy ốc. Đường xoáy ốc là khái niệm dùng để chỉ sự vận động của những nội dung mang tính chất kế thừa có trong sự vật, hiện tượng mới nên không thể đi theo đường thẳng mà diễn ra theo đường tròn không nằm trên một mặt phẳng tựa đường xoáy ốc. Khuynh hướng phát triển theo đường xoáy ốc đã khái quát được tính chất biện chứng của sự phát triển bao gồm tính kế thừa, tính lặp lại và tính tiến lên vô tận; đồng thời thể

hiện tính quanh co, phức tạp, đa dạng của quá trình phát triển. Ví d ụ 1: Để chứng minh quy luật phủ định của phủ định một cách dễ hiểu, Ăng-ghen viết: “Hãy lấy ví dụ một hạt thóc. Có hàng nghìn triệu hạt thóc giống nhau được xay ra, nấu chín và đem làmrượu, rồi tiêu dùng đi. Nhưng nếu một hạt thóc như thế gặp những điều kiện bình thường đối với nó, nếu nó rơi vào một miếng đất thích hợp, thì nhờ ảnh hưởng của sức nóng và độ ẩm, trong mình nó sẽ xảy ra một sự biến hóa riêng, nó nẩy mầm: hạt thóc biến đi, không còn là hạtthóc nữa, nó bị phủ định, bị thay thế bởi một cây do nó đẻ ra, đấy là sự phủ định hạt thóc. Nhưng cuộc sống bình thường của cây này như thế nào? Nó lớn lên, ra hoa, thụ phấn và cuối cùng sinh ra những hạt thóc mới, và khi hạt thóc đó chín thì thân cây chết đi, bản thân nó bị phủ định. Kết quả của sự phủ định này là chúng ta lại có hạt thóc ban đầu, nhưng không phải chỉ là một hạt thóc mà nhiều gấp mười, hai mươi, ba mươi lần”. Ví dụ trên cho thấy qua hai lần phủ định, sự vật dường như lập lại cái cũ nhưng trên cơ sở mới cao hơn. – Lần thứ nhất: cây lúa phủ định hạt thóc – Lần thứ hai: những hạt thóc mới lại phủ định cây lúa (phủ định của phủđịnh).- Như vậy là ở đây thể hiện tính chu kỳ của sự phát triển. Từ một điểm xuất phát (hạt thóc banđầu), trải qua một số lần phủ định (hai lần phủ định – cây lúa phủ định hạt thóc và những hạt thóc lại phủ định cây lúa), sự vật dường như lặp lại điểm xuất phát (hạt thóc – hạt thóc), nhưng trên cơ sở mới cao hơn (số lượng hạt thóc nhiều hơn. Số lượng đã thay đổi, chất lượng cũng thay đổi nhưng khó nhận ra ngay). Sự phát triển dường như lặp lại như cũ nhưng trên cơ sở mới cao hơn là đặc điểm quan trọng nhất của quy luật phủ định của phủ định.

Ví dụ 2 : Trong giai đoạn bạn học tiểu học chẳng hạn: quá trình học của bạn là quá trình tích lũy dần về lượng. Khi bạn học lớp 5, sự tích lũy này đã đạt được đủ lượng cần thiết, chỉ cần bạn thực hiện một bước nhảy (thi tốt nghiệp) thành công nữa là bạn trở thành