Câu hỏi:
Tác nhân của ngoại lực là?
- Cách phân biệt ốc nhồi với ốc bươu vàng
- Tại sao nhà lại có nhiều ruồi? Vấn đề về sức khỏe | 2023
- [CHÍNH XÁC] Đà Lạt thuộc miền nào, miền Trung hay miền Nam Việt Nam?
- 100 thương hiệu giá trị nhất toàn cầu của Kantar: Big Tech tiếp tục thống trị 4 vị trí đầu bảng, Coca-Cola trở lại top 10 sau 7 năm
- 12 Tác dụng của bào ngư với sức khỏe con người
A. Sự nâng lên và hệ số của vỏ Trái Đất theo chiều thẳng đứng.
Bạn đang xem: Tác nhân của ngoại lực là?
B. Yếu tố khí hậu các dạng nước, sinh vật và con người.
C. Sự uốn nếp các lớp đá.
D. Sự đứt gãy các lớp đất đá.
Đáp án đúng B.
Tác nhân của ngoại lực là yếu tố khí hậu các dạng nước, sinh vật và con người, ngoại lực là lực có nguồn gốc từ bên trên bề mặt Trái Đất, nguồn lực sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời.
Giải thích lý do chọn đáp án B:
Ngoại lực là lực có nguồn gốc từ bên trên bề mặt Trái Đất. Nguyên nhân: Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời.
Ngoại lực gồm tác động của các yếu tố khí hậu, các dạng nước, sinh vật và con người.
Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các quá trình ngoại lực đó là phá huỷ ở chỗ này bồi tụ ở chỗ kia do sự thay đổi nhiệt độ, nước chảy, sóng biển ……
Xem thêm : Uống nước lá tía tô có tác dụng gì?
1/ Quá trình phong hóa
– Là quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, nước, ôxi, khí CO2, các loại axit có trong thiên nhiên và sinh vật.
– Xảy ra mạnh nhất trên bề mặt Trái Đất.
2/ Quá trình bóc mòn
– Là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, sóng biển, băng hà, gió…) làm các sản phẩm phong hóa rời khỏi vị trí ban đầu của nó.
– Quá trình bóc mòn có nhiều hình thức khác nhau
3/ Quá trình vận chuyển
– Là sự tiếp tục của quá trình bóc mòn. Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.
– Khoảng cách dịch chuyển phụ thuộc vào động năng của quá trình:
+ Vật liệu nhẹ, nhỏ được động năng của ngoại lực cuốn theo.
+ Vật liệu lớn, nặng chịu thêm tác động của trọng lực, vật liệu lăn trên bề mặt đất đá.
4/ Quá trình bồi tụ
– Quá trình tích tụ các vật liệu (trầm tích)
+ Nếu động năng giảm dần, vật liệu sẽ tích tụ dần trên đường đi.
+ Nếu động năng giảm đột ngột thì vật liệu sẽ tích tụ, phân lớp theo trọng lượng.
– Kết quả: tạo nên địa hình mới.
+ Do gió: Cồn cát, đụn cát (sa mạc)
+ Do nước chảy: Bãi bồi, đồng bằng châu thổ (ở hạ lưu sông).
+ Do sóng biển: Các bãi biển.=> Nội lực làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề, ngoại lực có xu hướng san bằng gồ ghề. Chúng luôn tác động đồng thời, và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp