Các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp?

Câu hỏi:

Trong quang hợp, các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp?

A. Cacbonhiđrat.

B. Lipit.

C .ADN.

D. Protein.

Đáp án đúng D.

Trong quang hợp, các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp protein, các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng không giống nhau đến cường độ quang hợp, các tia sáng xanh kích thích sự tổng hợp acid amine, protein, các tia sáng đỏ kích thích sự hình thành carbohydrate.

Giải thích lý do chọn đáp án D:

Cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp bằng với cường độ hô hấp được gọi là điểm bù ánh sáng. Cây ưa bóng có điểm bù ánh sáng thấp hơn cây ưa sáng. Khi tăng cường độ ánh sáng cao hơn điểm bù ánh sáng thì cường độ quang hợp tăng cho đến khi đạt tới điểm bão hòa ánh sáng. Cây ưa bóng có điểm bù ánh sáng thấp hơn cây ưa sáng.

Sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đối với quang hợp phụ thuộc vào nồng độ CO2:

– Khi nồng độ CO2 thấp, tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp tăng không nhiều

– Khi nồng độ CO2; tăng lên thì tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp tăng lên rât mạnh

– Tại trị số nồng độ CO2 thích hợp, khi cường độ ánh sáng đã vượt qua điểm bù.

– Cường độ quang hợp tăng tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng cho đến điểm no ánh sáng. Tại điểm không ánh sáng, nếu tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp không tăng.

Ngoài ra mối phụ thuộc cùa quang hợp vào cường độ ánh sáng còn phụ thuộc vào đặc trưng sinh thái của loài cây (cây ưa sáng, cây chịu bóng…). Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến cường độ quang hợp. Quang hợp chỉ xảy ra tại miền ánh sáng xanh tím và miền ánh sáng đỏ.

Các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp các axit amin, protein. Các tia sáng đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohidrat.

Trong môi trường nước, thành phần ánh sáng biến động theo độ sâu. Thành phần ánh sáng cũng thay đổi theo thời gian của ngày. Vào buổi sáng sớm và buổi chiều, ánh sáng chứa nhiều tia đỏ hơn. Vào buổi trưa, các tia sáng có bước sóng ngắn (tia xanh, tia tím) tăng lên.

Dưới tán rừng rậm, chủ yếu là ánh sáng khuếch tán, các tia đỏ giảm rõ rệt. Cây mọc dưới tán rừng thường chứa diệp lục b cao giúp hấp thụ được các tia sáng có bước sóng ngắn hơn.

Ánh sáng có hiệu quả nhất đối với quang hợp là ánh sáng đỏ và ánh sáng xanh tím. Ánh sáng xanh tím sẽ kích thích sự tổng hợp axit amin và protein. Còn ánh sáng đỏ sẽ xúc tiến quá trình hình thành cacbohidrat.

Ánh sáng đỏ có bước sóng (600 – 700nm) lớn hơn ánh sáng xanh (420 – 470nm). Do đó, mặc dù cùng 1 cường độ chiếu sáng, số photon của ánh sáng đỏ sẽ lớn hơn, sẽ kích thích được nhiều diệp lục hơn. Vì vậy, hiệu quả quang hợp mà ánh sáng đỏ mang lại sẽ lớn hơn ánh sáng màu xanh tím.