Tổng hợp kiến thức hình chữ nhật đầy đủ chi tiết nhất

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video các tính chất của hình chữ nhật

Hình chữ nhật là gì?

Trong tất cả các hình trong toán học, hình chữ nhật (hcn) được biết đến là hình tứ giác đặc biệt với 4 góc vuông, hoặc đó là hình bình hành có một góc vuông.

Đặc điểm hình chữ nhật. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tính chất hình chữ nhật

  • Hình chữ nhật có hầu hết những tính chất của hình bình hành và hình thang cân

  • Hai đường chéo hình chữ nhật cắt nhau và bằng nhau tại trung điểm mỗi đường, cũng như tạo thành 4 tam giác cân.

  • Nội tiếp đường tròn có tâm là tâm của hình.

Dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật

Để có thể nhận biết được hình chữ nhật mọi người có thể dựa vào những đặc điểm sau đây:

Học sinh cần nắm vững dấu hiệu nhận biết hình. (Ảnh: Sưu tầm internet)

  • Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật.

  • Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật.

  • Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật.

  • Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.

Các định nghĩa khác liên quan tới hình chữ nhật

Trong hình chữ nhật, ngoài những đặc điểm tính chất trên thì vẫn sẽ còn có một số định nghĩa liên quan mà mọi người cần nắm rõ sau đây:

Đường chéo của hình chữ nhật

Định nghĩa: Đây là đường nối 2 đỉnh đối diện nhau của hình. Mỗi hình chữ nhật sẽ có 2 đường chéo bằng nhau.

Đặc điểm đường chéo hcn. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tính chất:

  • Đường chéo chia hcn thành 2 tam giác vuông ngang bằng nhau

  • Hai đường chéo của hcn cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.

Công thức tính đường chéo hình chữ nhật: c = a2 + b2 => c = √a2 + b2

Trong đó:

  • c là đường chéo hình vuông.

  • a, b là cạnh bên hình vuông.

Trục đối xứng hình chữ nhật

Định nghĩa: Một đường thẳng chính là trục đối xứng của hình khi phép đối xứng trục qua qua đường thẳng đó, biến hình đó thành chính nó. Với hình chữ nhật, trục đối xứng chính là 2 đường thẳng đi qua trung điểm từng cặp cạnh đối diện của hình, nên mỗi hình sẽ có 2 trục đối xứng.

Tính chất: Hai phần của hcn được chia ra bởi trục đối xứng thì tương tự nhau.

Đặc điểm trục đối xứng của hcn. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tâm đối xứng hình chữ nhật

Một điểm được xem là tâm đối xứng của hình nếu phép đối xứng tâm đó biến hình đó thành chính nó, giao điểm của 2 đường chéo chính là tâm đối xứng của hcn.

Đặc điểm tâm đối xứng hcn. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Đường tròn ngoại tiếp hcn

  • Đường tròn đi qua các đỉnh của hình chữ nhật sẽ được gọi là đường tròn ngoại tiếp của hình.

  • Mỗi hình chữ nhật sẽ có duy nhất 1 đường tròn ngoại tiếp.

Đặc điểm hình tròn ngoại tiếp hcn. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Các công thức liên quan tới hình chữ nhật

Trong kiến thức về hình chữ nhật, các bé sẽ phải nắm rõ các công thức tính chu vi và diện tích tương ứng để giải quyết các bài tập chính xác. Cụ thể:

Công thức tính chu vi hcn

Chu vi hình chữ nhật bằng 2 lần tổng của chiều dài và chiều rộng: C = 2 x (a+b).

Học sinh cần nắm vững về công thức tính chu vi hcn. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Ví dụ: Cho hình chữ nhật ABCD, với chiều dài là 7cm, chiều rộng là 5cm. Tính chu vi hình chữ nhật đó?

Lời giải:

Chu vi hình chữ nhật ABCD là:

(5 + 7) x 2= 24 (cm)

Đáp số: 24 cm

Công thức tính diện tích hình chữ nhật

Hình chữ nhật được biết đến là hình có cách tính diện tích đơn giản, chỉ cần lấy tích của 2 cạnh liền kề.

Công thức tính diện tích hcn cũng cần nắm bắt. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Công thức tính diện tích hình chữ nhật:

S = a.b

Trong đó:

  • a là chiều rộng của hình chữ nhật.
  • b là chiều dài của hình chữ nhật.

Ví dụ: Cho hình chữ nhật ABCD, chiều dài là 5cm, chiều rộng 4cm. Hỏi diện tích bằng bao nhiêu?

Lời giải:

Diện tích hình chữ nhật ABCD là:

5 x 4 = 20 (cm2)

Đáp số: 20 cm2

Các dạng bài tập về hình chữ nhật tiểu học thường gặp

Trong chương trình toán học cấp 1, các bé sẽ được học và làm các dạng bài tập liên quan tới hình chữ nhật sau:

Có nhiều dạng bài tập liên quan tới hcn cơ bản. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Dạng 1: Công thức định nghĩa

Đây là dạng bài tập cơ bản, thường nằm trong đề thi trắc nghiệm mà các bé sẽ được gặp. Đề bài chủ yếu đưa ra là dạng câu hỏi lý thuyết liên quan tới hình chữ nhật, yêu cầu bé chọn đáp án đúng tương ứng với câu hỏi đặt ra.

Vậy nên, để giải được bài tập này, đòi hỏi các bé phải nắm rõ được kiến thức cơ bản của hình.

Ví dụ: Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:

A. Hình chữ nhật là tứ giác có 4 cạnh bằng nhau.

B. Hình chữ nhật là hình tứ giác có 4 góc vuông

C. Hình chữ nhật là hình tứ giác có 2 góc vuông

D. Cả A, B, C đều sai.

==> Đáp án: B. Bởi vì theo định nghĩa, hình chữ nhật là hình có 4 góc vuông.

Dạng 2: Tính chu vi hình chữ nhật

Đây cũng là dạng bài tập cơ bản mà bé cũng sẽ được làm quen. Với bài tập này, bé cần nắm vững công thức tính chu vi của hình là C = 2 x (a+b), kết hợp cùng với dữ kiện đề bài đưa ra để giải bài tập chính xác.

Ví dụ: Cho hình chữ nhật ABCD, với chiều dài là 5cm, chiều rộng 3cm. Tính chu vi hình tương ứng?

Lời giải:

Chu vi hình chữ nhật ABCD là:

C = 2 x (a + b) = 2 x (5 + 3) = 16 cm.

Đáp số: 16cm

Dạng 3: Tính diện tích hình chữ nhật

Cũng tương tự như bài toán tính chu vi trên, ở bài tập tính diện tích của hình chữ nhật bé cũng sẽ áp dụng công thức S = a x b để tìm được đáp án chính xác.

Ví dụ: Một miếng bìa hình chữ nhật có chiều rộng 7 cm chiều dài 10 cm. Tính diện tích miếng bìa đó.

Cách giải: Diện tích của miếng bìa là: 7 x 10 =70 (cm2)

Bài tập toán liên quan tới hình chữ nhật để bé luyện tập

Dựa vào những kiến thức lý thuyết trên, hãy cùng áp dụng để giải quyết một số bài tập sau đây nhé:

Bài 1: Chọn đáp án đúng nhất trong các đáp án sau?

A. Hình chữ nhật là tứ giác có bốn cạnh bằng nhau.

B. Hình chữ nhật là tứ giác có bốn góc vuông.

C. Hình chữ nhật là tứ giác có hai góc vuông.

D. Các phương án trên đều không đúng.

Bài 2: Tìm câu sai trong các câu sau

A. Trong hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau.

B. Trong hình chữ nhật có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.

C. Trong hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau.

D. Trong hình chữ nhật, giao của hai đường chéo là tâm của hình chữ nhật đó

Bài 3: Các dấu hiệu nhận biết sau, dấu hiệu nào nhận biết chưa đúng?

A. Hình bình hành có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường là hình chữ nhật.

B. Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật.

C. Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật.

D. Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.

Bài 4: Khoanh tròn vào phương án sai

A. Trong tam giác vuông đường trung tuyến ứng với cạnh huyền và bằng nửa cạnh huyền.

B. Trong tam giác, đường trung tuyến với với một cạnh và bằng nửa cạnh ấy thì tam giác đó là tam giác vuông.

C. Trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh góc vuông không bằng cạnh ấy.

D. Trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền thì vuông góc với cạnh huyền.

Bài 5: Trong hình chữ nhật có kích thước lần lượt là 5cm và 12cm. Độ dài đường chéo của hình chữ nhật là?

A. 17cm

B. 13cm

C. √ 119 cm

D. 12cm

Bài 6: Diện tích của một hình chữ nhật có chiều dài 12cm, chiều rộng 8cm là:

Bài 7: Diện tích của hình chữ nhật có chiều dài 3dm và chiều rộng 17cm là:

Bài 8: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 36cm, chiều rộng bằng 1/4 chiều dài. Diện tích của hình chữ nhật là:

Bài 9: Một hình chữ nhật có chiều rộng 12cm và diện tích bằng 96cm². Chiều dài của hình chữ nhật là:

Bài 10: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 34m, chiều rộng 26m. Tính chu vi mảnh đất đó.

Bài 11: Một khung tranh hình chữ nhật có chu vi bằng 8m, chiều dài bằng 3m. Tính chiều rộng của khung tranh đó.

Bài 12: Một sân trường hình chữ nhật có chu vi bằng 50m, biết chiều dài gấp 4 lần chiều rộng. Tính chiều dài và chiều rộng sân trường đó.

Bài 13: Cho hình chữ nhật có chiều rộng bằng 7cm và chiều dài gấp đôi chiều rộng. Tính nửa chu vi hình chữ nhật trên.

Bài 14: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 35m, chiều rộng 20m. Tính chu vi mảnh đất đó.

Bài 15: Một hình chữ nhật có chu vi bằng 160m, chiều dài là 50m. Chiều rộng hình chữ nhật là bao nhiêu?

Bí quyết giúp bé học, ghi nhớ kiến thức hình chữ nhật hiệu quả

Kiến thức về hình chữ nhật với các bé học tiểu học chữ thực sự quá khó hay có nhiều bài tập phức tạp, nhưng đó là nền tảng quan trọng. Vậy nên, để giúp con có thể học vững được kiến thức này, bố mẹ đừng bỏ qua những bí quyết sau đây:

Tạo sự hứng thú và niềm đam mê học toán cho trẻ với Monkey Math

Với trẻ em, muốn học toán hiệu quả cần phải tạo sự hứng thú và niềm đam mê ở trẻ. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ hiện nay thường áp dụng cách dạy học truyền thống, không tạo được sự hứng thú thậm chí còn tạo áp lực và sợ học toán của bé cao hơn.

Vậy nên, để giúp quá trình học toán của bé hiệu quả hơn, bố mẹ có thể lựa chọn Monkey Math để đồng hành cùng với bé. Đây là ứng dụng dạy học toán tiếng Anh hàng đầu Việt Nam, được biên soạn dựa trên tiêu chuẩn Tiêu chuẩn Common Core State Standards của Mỹ cung cấp trên 45 chuyên đề Toán học thuộc các lĩnh vực Số, Phép tính và tư duy đại số, Đo lường, Hình học, Thống kê và biểu đồ.

Nâng cao hiệu quả học toán cùng Monkey Math. (Ảnh: monkey)

Đồng thời, thông qua ứng dụng Monkey Math, bé không chỉ đơn thuần là học kiến thức mà còn được tương tác, trải nghiệm, khám phá, vui chơi cùng toán học với hơn 10.000 hoạt động tương tác. Để qua đó sẽ giúp bé gia tăng sự hứng thú khi học toán hơn thay vì chỉ học trên sách vở, rèn luyện tinh thần tự học cao hơn và quan trọng sẽ giúp hình thành tư duy sáng tạo khi học toán và học ngoại ngữ một cách tốt nhất.

Tải Monkey Math cho điện thoại Android

Tải Monkey Math cho điện thoại iOS

Đảm bảo bé nắm vững kiến thức cơ bản về hình chữ nhật

Để giải được bài tập về hình chữ nhật, đòi hỏi bé phải nắm vững được kiến thức cơ bản liên quan đến hình học này, điển hình như định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết, công thức tính chu vi, diện tích, các dạng bài tập….

Bởi vì khi khi bé nắm được kiến thức cơ bản này mới thực sự giải được bài tập một cách chính xác nhất. Vậy nên, bố mẹ cần kiểm tra kiến thức bé thường xuyên, để tránh bé bị quên cũng như củng cố lại kiến thức kịp thời cho trẻ.

Cùng bé luyện tập, thực hành thường xuyên

Khi con đã nắm chắc được kiến thức, lý thuyết thì bố mẹ hãy tạo điều kiện để con được thực hành, luyện tập thường xuyên. Việc được thực hành liên tục sẽ giúp bé hiểu rõ kiến thức mà mình học, ghi nhớ tốt hơn, tạo sự hứng thú khi học tập và dễ dàng áp dụng từ lý thuyết vào giải bài tập…

Cùng bé luyện tập nhiều hơn. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Vậy nên, việc thực hành ở đây mà bố mẹ có thể cùng bé làm đó chính là giải nhiều bài tập về hình chữ nhật, lấy ví dụ liên quan tới thực tiễn, giải đề thi về hình học, thực hiện các hoạt động tương tác cùng Monkey Math,…

Yêu cầu bé đọc và hiểu đề bài tập

Một trong những yếu tố quan trọng khi làm bài tập toán chính là đọc kỹ đề bài. Chính vì vậy, bố mẹ nên yêu cầu bé đọc và hiểu đề bài cho những dữ kiện nào, câu hỏi là gì để từ đó mới tiến hành đưa ra phương án giải và xử lý chính xác.

Kết luận

Trên đây là những thông tin kiến thức cơ bản về hình chữ nhật. Mặc dù là cơ bản nhưng chính là nền tảng quan trọng để học các kiến thức khó hơn sau này. Chính vì vậy, bố mẹ hãy hướng dẫn và đồng hành cùng bé học tập để đạt được kết quả tốt nhất nhé.