U nang buồng trứng là một dạng khối u lành hình thành và phát triển trong buồng trứng của phụ nữ từ giai đoạn tuổi dậy thì. Khối u này có đặc điểm là dạng nước, chứa dịch bên trong, bên ngoài có vỏ bọc gọi là vỏ nang. Bệnh đa phần là lành tính lành tính, hầu hết bệnh tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khối u nang thực thể phát triển lớn, gây ra tình trạng chèn ép lên những bộ phận xung quanh hoặc gây ra tình trạng xoắn buồng trứng. Trong những trường hợp này thì điều cần làm là theo dõi và điều trị sớm, ngăn chặn những tác động tiêu cực của bệnh.
Một số dấu hiệu triệu chứng nghi ngờ mắc u nang buồng trứng bao gồm bị đau sau khi quan hệ vợ chồng, rối loạn kinh nguyệt, đau âm ỉ hoặc đau dữ dội bụng dưới hoặc bên buồng trứng phải hoặc trái, thường xuyên bị đầy hơi, chướng bụng…
Bạn đang xem: Mổ u nang buồng trứng có ảnh hưởng gì không?
Xem thêm : Cách sơ cứu mèo bị gãy chân nhanh nhất
Phân loại bệnh u nang buồng trứng là:
- U nang cơ năng: là những nang nước có vỏ mỏng, độ tuổi thường gặp là phụ nữ còn kinh nguyệt. Loại u nang này được hình thành nguyên nhân do rối loạn chức năng buồng trứng.
- U nang thực thể: gồm có 3 dạng chính bao gồm: u nang nước, u nang nhầy và u nang bì. U nang nước là loại khối u có chứa dịch, vỏ mỏng, lành tính. U nang nhầy là loại khối u có nhiều thùy và có thể phát triển rất to, bên trong lớp vỏ chứa nhiều dịch nhầy. U nang bì thường có thành phần và cấu trúc tương đối phức tạp.
Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ điều trị sẽ tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị sau khi thăm khám. Những trường hợp cần mổ u nang buồng trứng là những khối u nang buồng trứng có kích thước trên 10cm, gây chảy máu hoặc có dấu hiệu gây xoắn giãn buồng trứng thì cần điều trị ngoại khoa mổ mở để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp