a) Thực tiễn và các hình thức cơ bản của thực tiễn
- Tắc kè đá – dược liệu mạnh gân cốt, bổ thận, tán ứ và hoạt huyết
- Ánh trăng – Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm
- Ngành thiết kế đồ họa thi khối nào, học trường gì? Học thiết kế đồ họa ra làm gì?
- 4 cách trị mụn bằng rau diếp cá siêu tốc tại nhà
- Lệ Phí Thi Bằng Lái Xe Máy A1 Bao Nhiêu Tiền Năm 2023?
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
Bạn đang xem: Thực tiễn, nhận thức và vai trò của thực tiễn với nhận thức
Khác với các hoạt động khác, hoạt động thực tiễn là loại hoạt động mà con người sử dụng những công cụ vật chất tác động vào những đối tượng vật chất nhất định làm biến đổi chúng theo mục đích của mình. Đó là những hoạt động đặc trưng và bản chất của con người. Nó được thực hiện một cách tất yếu khách quan và không ngừng phát triển bởi con người qua các thời kỳ lịch sử. Chính vì vậy, hoạt độne thực tiễn bao giờ cũng là hoạt động vật chất mang tính chất sáng tạo và có tính mục đích, tính lịch sử – xã hội.
Thực tiễn biểu hiện rất đa dạng với nhiều hình thức ngày càng phong phú. Trong có ba hình thức cơ bản là: hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị – xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học.
Hoạt động sản xuất vật chất là hình thức hoạt động cơ bản, đầu tiên của thực tiễn. Đây là hoạt động mà trong đó con người sử dụng những công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất, các điều kiện cần thiết nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình.
Xem thêm : Lý do chị em phụ nữ nên uống 1 cốc bia mỗi ngày
Hoạt động chính trị – xã hội là hoạt động của các cộng đồng người, các tổ chức khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những quan hệ chính trị – xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển.
Thực nghiêm khoa học lả một hình thức đặc biệt của hoạt động thực tiễn. Đây là hoạt động được tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra, gần giống, giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm xác đinh những quy luật biến đổi, phát triển của đối tượng nghiên cứu. Dạng hoạt động này có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
Mỗi hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn có một chức năng quan trọng khác nhau, không thể thay thế cho nhau, song chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Trong mối quan hệ đó, hoạt động sản xuất vật chất là loại hoạt động có vai trò quan trọng nhất, đóng vai trò quyết định đối với các hoạt động thực tiễn khác. Bởi vì, nó là hoạt động nguyên thủy nhất và tồn tại một cách khách quan, thường xuyên nhất trong đời sống của con người và nó tạo ra những điều kiện, của cải thiết yếu nhất, có tính quyết định đối với sự sinh tồn và phát triển của con người. Không có hoạt động sản xuất vật chất thì không thể có các hình thức thực tiễn khác. Các hình thức thực tiễn khác, suy đến cùng cũng xuất phát từ thực tiễn sản xuất vật chất và nhằm phục vụ thực tiễn sản xuất vật chất.
b) Nhận thức và các trình độ nhận thức
Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan. Đó là quan điểm duy vật biện chứng về nhận thức. Quan điểm này xuất phát từ các nguyên tắc cơ bản sau đây:
Xem thêm : Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của Menđen gồm
Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan độc lập với ý thức của con người.
Hai là, thừa nhận con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan; coi nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc của con người, là hoạt động tìm hiểu khách thể của chủ thể; thừa nhận không có cái gì là không thể nhận thức được mà chỉ có những cái con người chưa nhận thức được.
Ba là, khẳng định sự phản ánh đó là một quá trình biện chứng. tích cực, tự giác và sáng tạo. Quá trình phản ánh đó diễn ra theo trình tự từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến nhiều, từ chưa sâu sắc, chưa toàn diện sâu sắc, toàn diện hơn,..
Bốn là, coi thực tiễn là cơ sỡ chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức; là động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.
Theo quan điểm duy vật biện chứng, nhận thức là một quá trình. Đó là quá trình đi từ trình độ nhận thức kinh nghiệm đến trình độ nhận thức lý luận; từ trình độ nhận thức thông thường đến trình độ nhận thức khoa học, V.V..
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp