1. Giới thiệu sơ lược về sự hình thành các vùng KTTĐ
Các vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) được Đảng và Nhà nước xác định là các vùng động lực làm đầu tàu lôi kéo sự phát triển của các vùng khác trên cả nước. Hiện nay, trên cả nước có 4 vùng kinh tế trọng điểm là vùng KTTĐ Bắc Bộ, KTTĐ miền Trung, KTTĐ phía Nam và KTTĐ vùng Đồng bằng sông Cửu Long với tổng số 24 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Các vùng kinh tế trọng điểm có diện tích trên 90000 km2 (chiếm 27,4% diện tích cả nước) với tổng dân số (năm 2009) khoảng 43,9 triệu người (chiếm 51% dân số cả nước), có mật độ dân số là 483 người/km2 (cả nước là 260 người/km2) và tỷ lệ đô thị hóa đạt 40,2% (cả nước là 29,6%). Phạm vi lãnh thổ của từng vùng KTTĐ như sau:
Bạn đang xem: Cong thong tin dien tu Bo ke hoach va dau tu
– Vùng KTTĐ Bắc Bộ, được thành lập theo quyết định số 747/TTg ngày11/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm thành phố Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, có diện tích tự nhiên 10.912 km2, dân số năm 2002 là 8,5 triệu người, chiếm 3,31% về diện tích và 10,7% về dân số so với cả nước.
Trong Hội nghị các tỉnh vùng KTTĐ Bắc Bộ ngày 14-15/7/2003, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định mở rộng ranh giới vùng KTTĐ Bắc Bộ, sau đó Văn phòng Chính phủ đã ra thông báo số 108/TB-VPCP ngày 30/7/2003 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị, trong đó có quyết định “Đồng ý bổ sung 3 tỉnh: Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc vào vùng KTTĐ Bắc Bộ”. Ngày 13/8/2004, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 145/2004/QĐ-TTg về “phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu vùng KTTĐ Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” thì Vùng có 8 tỉnh, thành phố. Sau khi Quốc hội quyết định mở rộng địa giới thành phố Hà Nội (sát nhập Hà Tây vào Hà Nội) thì tổng diện tích vùng KTTĐ Bắc Bộ sau khi bổ sung là 11.346,7 km2, bằng 3,5% diện tích cả nước và dân số (tính đến năm 2002) là 13,03 triệu người, bằng 16,4% so cả nước. Đến năm 2009, vùng KTTĐ Bắc Bộ có diện tích là 15594 km2 (chiếm 4,7% diện tích cả nước) và dân số là 1458,9 triệu (người chiếm 16,2% dân số cả nước).
– Vùng KTTĐ miền Trung, được thành lập theo quyết định số 1018/1997/QĐ-TTg, ngày 29/11/1997 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Đến nay quy mô của vùng được mở rộng thêm tỉnh Bình Định. Vùng có diện tích tự nhiên 27.879 km2, dân số năm 2002 có khoảng 6 triệu người, chiếm 8,47% về diện tích tự nhiên và khoảng 7,49% dân số so với cả nước. Ngày 13/8/2004, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 145/2004/QĐ-TTg về “phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu vùng KTTĐ miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”. Đến năm 2009, Vùng KTTĐ miền Trungcó diện tích tự nhiên là 27.976,7 km2, chiếm khoảng 8,4% diện tích tự nhiên của cả nước. Dân số trung bình năm 2009 là 6,1 triệu người bằng 7,1% dân số cả nước. Dân số đô thị chiếm 33,1% dân số của vùng (tỷ lệ này của cả nước là 29,6%).
– Vùng KTTĐ Phía Nam được thành lập theo quyết định số 44/1998/QĐ-TTg, ngày 23/2/1998 của Thủ tướng Chính phủ bao gồmbao gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu, có diện tích tự nhiên 12.661 km2, dân số năm 2002 có khoảng 9,2 triệu người, chiếm 3,8% về diện tích tự nhiên và khoảng 11,6% dân số so với cả nước.
Trong Hội nghị các tỉnh vùng KTTĐ Phía Nam ngày 20-21/6/2003, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định mở rộng ranh giới vùng KTTĐ phía Nam, sau đó Văn phòng Chính phủ đã ra thông báo số 99/TB-VPCP ngày 2/7/2003 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có quyết định bổ sung vào vùng KTTĐ Phía Nam thêm 3 tỉnh: Tây Ninh, Bình Phước, Long An. Tổng diện tích vùng KTTĐ sau khi bổ sung là 23.994,2 km2, bằng 7,3% diện tích cả nước và dân số (tính đến năm 2002) là 12,35 triệu người, bằng 15,5% so cả nước. Ngày 13/8/2004, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 145/2004/QĐ-TTg về “phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu vùng KTTĐ miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” thì vùng KTTĐ phía Nam có 7 tỉnh, thành phố. Đến năm 2009, sau khi bổ sung thêm tỉnh Tiền Giang, Vùng KTTĐ phía Nam gồm 8 tỉnh, thành phố: TP Hồ Chí Minh, Bà rịa – Vũng tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang có diện tích khoảng 30585,8 km2 với dân số khoảng 17,2 triệu người, mật độ dân số đạt khoảng 563 người/km2, tỷ lệ đô thị hóa của vùng là 49,6%.
– Vùng KTTĐ Vùng Đồng bằng sông Cửu Long được thành lập theo quyết định số 492/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án thành lập vùng KTTĐ vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL bao gồm 4 tỉnh, thành phố là Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau có diện tích là 16618,4 km2 với dân số khoảng 6,2 triệu người, có mật độ dân số là 375 người/km2, tỷ lệ đô thị hóa là 33,6% (cả nước là 29,6%).
2- Đặc điểm nổi bật của bốn vùng KTTĐ
(1) Bốn vùng KTTĐ nằm trong các vùng có lịch sử phát triển lâu đời, có tiềm năng phát triển to lớn. Các vùng KTTĐ là trung tâm của đầu mối giao thương bằng cả đường biển, đường sắt và đường hàng không của cả nước với quốc tế. Trong vùng hiện có các cụm cảng biển lớn quan trọng nhất cả nước như cảng Hải Phòng, Cái Lân, Đà nẵng, Thị vải-Cái Mép, Chân Mây, Sài Gòn, Cần Thơ; có các sân bay quốc tế lớn của cả nước như Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Phú Bài, Cần Thơ, Cà Mau. Các vùng KTTĐ có tiềm năng lớn về du lịch với các địa điểm du lịch nổi tiếng trong nước và quốc tế như Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long; Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên và văn hoá của Thế giới. Ngoài ra còn rất nhiều các bãi biển, danh thắng và hàng trăm di tích lịch sử, văn hoá, làng nghề truyền thống…tạo khả năng phát triển du lịch hấp dẫn và đặc sắc.
Bốn vùng KTTĐ tuy không nhiều loại khoáng sản, song có một số khoáng sản quan trọng chiếm tỷ trọng lớn so với cả nước như: trữ lượng than đá chiếm 98% (chủ yếu là ở vùng KTTĐ Bắc Bộ), trữ lượng đá vôi 55%, sét chịu lửa 90%, sét xí măng 60%, vùng biển gần bờ có dầu khí, chiếm 90% trữ lượng về dầu và 80% trữ lượng khí đốt. Khoáng sản dầu khí có giá trị vào bậc nhất của cả nước, tập trung chủ yếu ở vùng KTTĐ phía Nam. Việc khai thác có hiệu quả dầu khí đã tạo tiền đề rất lớn cho phát triển vùng kéo theo hàng loạt các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển.
(2) Tại các vùng KTTĐ đã hình thành hệ thống đô thị phát triển hơn hẳn so các vùng khác,tạo cục diện mới cho tăng trưởng và giao thương quốc tế. Các vùng KTTĐ tập trung các đô thị lớn, tiêu biểu là các thành phố trực thuộc trung ương (Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ). Trong đó Hà Nội là thủ đô và trung tâm của cả nước; thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn ở phía nam đất nước, được xếp vào loại thành phố lớn trong khu vực. Đến năm 2009, các vùng KTTĐ có 17 thành phố thuộc tỉnh (cả nước 48 thành phố), 16 thị xã (cả nước 46 thị xã), 236 thị trấn (cả nước là 625 thị trấn). Do đô thị phát triển mạnh nên đã tạo sức hút mạnh đối với các nhà đầu tư nước ngoài và thu hút lực lượng lao động từ vùng nông thôn tới làm việc.
Xem thêm : Bài văn mẫu nghị luận xã hội về tính tự lập được chọn lọc hay nhất
(3) Đã hình thành các cơ sở công nghiệp lớn và tiêu biểu của cả nước, tập trung đội ngũ công nhân công nghiệp tương đối đông, có trình độ và kỹ năng cao hơn hẳn các vùng khác. Đến năm 2009, các vùng KTTĐ có khoảng 155,3 nghìn doanh nghiệp với khoảng 6 triệu lao động tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp trên 550,6 nghìn tỷ đồng, đóng góp 91,4% giá trị xuất khẩu cả nước và 94,4% giá trị nhập khẩu của cả nước và chiếm tới 71,6% thị trường bán lẻ của cả nước.
(4) Đã hình thành hệ thống cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học, trung tâm y tế trình độ cao, quyết định việc đào tạo và chăm sóc sức khoẻ cho cả nước. Bốn vùng KTTĐ là nơi tập trung hầu như toàn bộ tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước. Đây cũng là nơi bước đầu có những ứng dụng các thành tựu nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong thời gian qua. Bốn Vùng tập trung hầu hết các cơ sở y tế quan trọng, hàng đầu của cả nước, có các cơ sở y tế trang bị tương đội hiện đại, cán bộ y tế trình độ cao làm việc.
3- Về tình hình kinh tế – xã hội của các vùng KTTĐ
a. Về dân số
Dân số: Bốn vùng kinh tế trọng điểm có dân số khoảng 43878 nghìn người, chiếm 51% dân số cả nước với mật độ dân số là 483 người/km2, tỷ lệ đô thị hóa là 40,2% (cả nước là 29,6%).
b. Về phát triển kinh tế
– Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của 4 vùng KTTĐ thời kỳ 2006-2009 đạt khoảng 11,4% (cả nước là 7,1%). Trong đó, vùng KTTĐ Bắc Bộ tăng trưởng 11,2%, vùng KTTĐ miền Trung tăng trưởng 11,3%, vùng KTTĐ phía Nam tăng trưởng 11,4% và vùng KTTĐ vùng ĐBSCL tăng trưởng 11,7%.
– Cơ cấu kinh tế: Tỷ trọng ngành nông – lâm – thủy sản là 11,3% (cả nước là 20,9%); tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng là 48,7% (cả nước là 40,2%) và tỷ trọng ngành dịch vụ là 40% (cả nước là 38,8%).
– Thu nhập bình quân đầu người của 4 vùng năm 2009 đạt khoảng 29,2 triệu đồng (cả nước là 19,3 triệu đồng).
c. Về thu – chi ngân sách
– Thu ngân sách: Năm 2009, thu ngân sách của các vùng KTTĐ chiếm 88,9% thu ngân sách cả nước.
– Chi ngân sách: Năm 2009, chi ngân sách của 4 vùng chiếm 51,1% chi ngân sách cả nước
Xem thêm : Retinol và tretinoin khác nhau như thế nào?
d. Về xuất nhập khẩu
– Xuất khẩu: Năm 2009, xuất khẩu của 4 vùng chiếm 91,4% xuất khẩu của cả nước.
– Nhập khẩu: Năm 2009, giá trị nhập khẩu của 4 Vùng chiếm 94,4% kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
e. Về vốn đầu tư
– Tổng vốn dầu tư toàn xã hội : Năm 2009, vốn đầu tư toàn xã hội của vùng đạt trên 612 nghìn tỷ đồng.
– Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: trong thời kỳ 1988-2009, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư 11342 dự án (chiếm 90,2% số dự án FDI cả nước) với tổng vốn dăng ký trên 149 tỷ USD (chiếm 76,7% tổng vốn FDI cả nước). Riêng năm 2009 đã thu hút được 1088 dự án(chiếm 90,1% số dự án) với tổng mức vốn FDI đạt trên 20,1 tỷ USD (chiếm 87,2% tổng vốn FDI cả nước).
f. Về phát triển các ngành kinh tế
– Giá trị sản xuất công nghiệp: Năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 1994) của 4 vùng đạt trên 550,6 nghìn tỷ đồng (chiếm 79% giá trị công nghiệp cả nước), trong đó công nghiệp nhà nước chiếm 19,08%, công nghiệp ngoài nhà nước chiếm 31,99% và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 48,93%.
– Giá trị sản xuất nông nghiệp: Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của 4 vùng KTTĐ năm 2009 đạt trên 100 nghìn tỷ đồng, trong đó nông nghiệp chiếm 69,8%, thủy sản chiếm 28,3% và lâm nghiệp chiếm 1,9%.
– Tổng mức bán lẻ hàng hóa: Năm 2009, tổng mức bán lẻ hàng hóa của 4 Vùng đạt trên 869,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 76,1% so với cả nước.
g. Về tỷ lệ hộ nghèo
Tỷ lệ hộ nghèo của 4 Vùng KTTĐ đến cuối năm 2008 là 7,3% (cả nước là 13,4%), trong đó vùng KTTĐ Bắc bộ là 7,6%, vùng KTTĐ miền Trung là 14,9%, vùng KTTĐ phía Nam là 3,7% và vùng KTTĐ vùng ĐBSCL là 9,2%.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp