Nhóm 12 Tồn tại xã hội và các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội 28769698797986669

Tồn tại xã hội và các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội

Quan hệ biện chứng giữa TTXH và YTXH, tính độc lập tương đối của YTXH

Intro:Trước khi tìm hiểu tồn tại xã hội là gì ta cùng nhau tìm hiểu qua xã hội là gì?

Xã hội là một nhóm những cá nhân liên quan đến tương tác xã hội một cách thường xuyên, hoặc một nhóm xã hội lớn có chung lãnh thổ không gian hoặc xã hội, thường chịu cùng thẩm quyền chính trị và các kỳ vọng văn hóa chi phốiác xã hội được đặc trưng bởi các mô hình mối quan hệ (quan hệ xã hội) giữa các cá nhân có chung một nền văn hóa và thể chế đặc biệt; một xã hội nhất định có thể được mô tả là tổng số các mối quan hệ như vậy giữa các thành phần của nó.

Trong xã hội co 2 yếu tố là :vật chất và tinh thần

Với góc nhìn triết học thì chính là tồn tại xã hội và ý thức xã hội

A,TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA TTXH

1) Khái niệm

  • Tồn tại xã hội là khái niệm dùng để chỉ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, là những mối quan hệ vật chất – xã hội giữa con người với tự nhiên và giữa con người với nhau. Trong đó, quan hệ giữa con người với tự nhiên và quan hệ vật chất, kinh tế giữa con người với nhau là hai quan hệ cơ bản. Những mối quan hệ này xuất hiện trong quá trình hình thành xã hội loài người và tồn tại không phụ thuộc vào ý thức xã hội

VD : Thời tiền sử là thời đại VN được tính từ khi con người bắt đầu có mặt trên lành thổ VN cho tới khoảng thế kỉ I TCN. Thời tiền sử là các bộ lạc săn bắt, hái lượm, dùng đá cuội để chế tác công cụ. Công cụ còn rất thô sơ song đã có những bước tiến lớn trong kỉ thuật chế tác, đã có nhiều hình loại ổn định nhằm phục vụ đời sống. Thời kì này con người nhận biết, tận dụng và sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu như đá, đất sét, xương, sừng, tre gỗ… Bên cạnh đó điều kiện khí hậu thuận lợi cho đời sống con người cộng với sự đa dạng phong phú của các loài quán động thực vật phương Nam nên nguồn tài nguyên rất phong phú

2) Các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội

– Phương thức sản xuất ra của cải vật chất là cách thức mà con người dùng để làm ra của cải vật chất cho mình trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Theo cách đó con người có những quan hệ với nhau trong sản xuất. VD : Phương thức kỹ thuật canh nông lúa nước là nhân tố cơ bản tạo thành điều kiện sinh hoạt vật chất truyền thống của người VN

  • Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh địa lý như kiện đất đai, khí hậu, sông ngòi, biển, động thực vật, nguyên liệu, khoáng sản… Đây là điều kiện thường xuyên và tất yếu của sự tồn tại và phát triển của xã hội, nó có thể gây ảnh hưởng khó khăn hoặc thuận lợi cho đời sống của con người và sản xuất xã hội.

VD : Các điều kiện khí hậu, đất đai, sông hồ,… tạo nên đặc điểm riêng có của không gian sinh tồn của cộng đồng xã hội.

  • Các yếu về tố dân số và mật độ dân số , bao gồm: cách thức tổ chức dân cư, tính chất lưu dân cư, mô hình tổ chức dân cư,… Đây là điều kiện đối với đời sống xã hội vì nó có ảnh hưởng thuận lợi hoặc khó khăn đối với đời sống và sản xuất. VD : Cấu trúc cư dân nông nghiệp lúa nước ở Việt Nam, với tổ chức làng xã ổn định có những khác biệt khá lớn so với cách thức cấu trúc dân cư của các cộng đồng dân du mục thường xuyên di động. Sự phân bố và tổ chức dân cư trong xã hội nông nghiệp truyền thống cũng có sự khác biệt cơ bản với xã hội công nghiệp

CÂU HỎI : Yếu tố nào đóng vai trò quan trọng nhất? vì sao?

TRẢ LỜI: Phương thức đóng vai quyết định trong đời sống xã hội vì xã hội chỉ có thể tồn tại và phát triển trên cơ sở của sản xuất mà sản xuất bao giờ cũng có cách thức nhất định.

 Các yếu tố đó tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng, tác động lẫn nhau tạo thành điều kiện sinh tồn và phát triển của xã hội, trong đó phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất.

Trong lời tựa cuốn “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị”, Các Mác viết: “Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội

VD1: Trong xã hội nguyên thuỷ, do trình độ của lực lượng sản xuất còn hết sức thấp kém, mọi người còn làm chung, hưởng chung nên chưa có tư tưởng tư hữu xuất hiện. Nhưng khi chế độ công xã nguyên thuỷ tan rã, quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ ra đời, xã hội phân chia giàu nghèo, bóc lột và bị bóc lột thì ý thức con người biến đổi căn bản; nảy sinh và phát triển, tư tưởng tư hữu, ăn bám, bóc lột, chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng chủ nô ra đời.

VD2: Trong xã hội phong kiến, khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời, trong lòng xã hội này và dần dần lớn mạnh thì nảy sinh quan niệm cho rằng sự tồn tại của chế độ phong kiến là trái với công lý, không phù hợp với lý tính con người và cần được thay thế bằng chế độ công bằng và hợp lý tính của con người hơn. Ngay khi xã hội tư bản mới hình thành đã xuất hiện các trào lưu tư tưởng phê phán chế độ tư bản chủ nghĩa, đề xuất phương án xây dựng chế độ xã hội tốt đẹp hơn thay thế chế độ tư bản

Tuy nhiên, ý thứcxã hội không phải là yếu tố hoàn toàn

thụ động hoặc tiêu cực. Mặc dùchịu sự quy định và sự

chi phối của tồn tại xã hội nhưng ý thức xã hội có tính

độc lập tương đối; có thể tác động trơ lại mạnh mẽđối

với tồn tại xã hội mà đặc biệt là còn có thể vượt trước

tồn tại xã hội,thậm chí có thể vượt trước rất xa tồn tại

xã hội

2,Tính độc lập của tồn tại xã hội:

 THỨ 1:Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội.

Lịch sử xã hội loài người cho thấy, nhiều khi xã hội cũ đã mất đi rất lâu rồi, song ý thức xã hội do xã hội đó sản sinh ra vẫn tiếp tục tồn tại. Khi Các nói rằng “người chết đang đè nặng lên người sống” chính là vì lẽ đó. Điều này biểu hiện rõ nhất ở các khía cạnh khác nhau của tâm lý xã hội như truyền thống, thói quen và nhất là tập quán. Lênin đã từng nói rằng “sức mạnh của tập quán ở hàng triệu và hàng chục triệu người là một sức mạnh ghê gớm nhất”. Còn Ăngghen khi nói rằng: “chúng ta đau khổ không những vì những người đang sống mà còn vì những người đã chết nữa”. Người chết năm lấy người sống cũng là theo nghĩa này. Vậy những nguyên nhân nào làm cho ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội? ->Có mấy nguyên nhân sau đây:

-Thứ 1: Do sự tác động mạnh mẽ và nhiều mặt trong hoạt động thực tiễn của con người => Tồn tại xã hội diễn ra với tốc độ nhanh hơn khả năng phản ánh của ý thức xã hội.

  • Thứ 2: Do sức mạnh của thói quen, tập quán, truyền thống và do cả tính bảo thủ của hình thái ý thức xã hội. Và những điều kiện tồn tại xã hội mới cũng chưa đủ để làm cho những thói quen, tập quán và truyền thống cũ hoàn toàn biến mất đi.

VD: Sự xuất hiện của Covid 19 đã khiến cho cả thế giới ý thức hơn về lợi ích của việc tiêm phòng vaccxin, nhưng ở một số nước phương Tây, trên thế giới, nhất là ở các quốc gia phương Tây, số lượng người từ chối tiêm ngừa vaccine chiếm tỷ lệ khá cao. Bởi họ còn nghi hoặc về chất lượng ,sự an toàn của vaccxin, sự rủi ro về sức khỏe, tính mạng và sự thiếu thông tin về vaccxin.

  • Thứ 3: Ý thức xã hội gắn liền với lợi ích của những tập đoàn người, của các giai cấp nào đó trong xã hội. Các tập đoàn hay giai cấp lạc hậu thường níu kéo, bám chặt vào những tư tưởng lạc hậu để bảo vệ và duy trì quyền lợi ích kỷ của họ, để chống lại các lực lượng tiến bộ trong xã hội. Vì vậy, muốn xây dựng xã hội mới phải xóa bỏ những tàn dư, những tư tưởng và ý thức xã hội cũ song song với việc bồi đắp, xây dựng và phát triển ý thức xã hội mới. Tuy nhiên, khi thực hiện những nhiệm vụ này thì không được nóng vội, không được dùng các biện pháp hành chính như đã từng xảy ra ở các nước xã hội chủ nghĩa.

Vd: Khoa học phát triển nhanh chóng nhưng ý thức con người chưa phát triển, còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu như hủ tục ma chay, trọng nam khinh nữ.

VD: hủ tục cướp dâu ở Việt Nam

 THỨ 2: Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội

Thực tế, trong những điều kiện nhất định, nhiều tư tưởng khoa học có thể vượt trước tồn tại xã hội của thời đại rất xa. Sở dĩ ý thức xã hội có khả năng đó là do nó phản ánh đúng những mối liên hệ logic, khách quan, tất yếu, bản chất của tồn tại xã hội. Vd: sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật giúp con người chinh phục không gian và tiên đoán được việc xảy ra trong tương lai như là thời tiết các hiện tượng tự nhiên.

Vì vây, trong thời đại chúng ta, chủ nghĩa Mác- Lênin vẫn đang là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất cho sự nhận thức, cho công cuộc cải các hiện thực.

* THỨ 3: Tính kế thừa trong sự phát triển của ý thức xã

hội

  • Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, trong quá trình phản ánh ý thức xã hội luôn có tính kế thừa các giá trị của nhân loại để lại.

Lịch sử phát triển đời sống tinh thần của xã hội cho thấy ràng, những quan điểm lý luận của mỗi thời đại không xuất hiện trên mảnh đất trống không mà được tạo ra trên cơ sở kế thừa những tài liệu lý luận của các thời đại trước. Do ý thức có tính kế thừa trong sự phát triển, nên không thể giải thích được một tư tưởng nào đó nếu chỉ dựa vào những quan hệ kinh tế hiện có, không chú ý đến các giai đoạn phát triển tư tưởng trước đó. Lịch sử phát triển của tư tưởng đã cho thấy những giai đoạn hưng thịnh hoặc suy tàn của triết học, văn học, nghệ thuật, v. nhiều khi không phù hợp hoàn toàn với những giai đoạn hưng thịnh hoặc suy tàn của kinh tế.  VD: Nước Pháp thế kỷ XVIII nền kinh tế kém phát triển hơn nước Anh, nhưng tư tưởng lại tiên tiến hơn nước Anh, hoặc so với

nhau. Sự liên hệ tác động đó làm cho mỗi hình thái ý thức có những t/c và những mặt không thể giải thích được một cách trực tiếp bằng tồn tại XÃ HỘI hay bằng các điều kiện vật chất.

VÍ DỤ: Trong triều đại Đình, Lê, Lý, Trần Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống tinh thần của xã hội, sang thời Lê(Hậu Lê) Nho giáo dành đc địa vị thống trị và chi phối đời sống tinh thần của chế độ phong kiến

*Thứ năm: Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội Chủ nghĩa duy vật lịch sử không những chống lại quan điểm duy tâm tuyệt đối hoá vai trò của ý thức xã hội mà còn bác bỏ quan điểm duy vật tầm thường khi phủ nhận tác động tích cực của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội.

Ph.Ăng ghen viết: “Sự phát triển về mặt chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật v đều dựa vào sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả chúng cũng có ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế” . Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể; vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà trên đó tư tưởng nảy sinh; vào vai trò lịch sử của giai cấp mang ngọn cờ tư tưởng và vào mức độ mở rộng của tư tưởng trong quần chúng.

Chẳng hạn : hệ tư tưởng tư sản đã tác động mạnh mẽ đến xã hội các nước Tây Âu thế kỷ XVII, XVIII. Hệ tư tưởng vô sản trở thành vũ khí về mặt tư tưởng của giai cấp vô sản đấu tranh để xoá bỏ xã hội tư bản.

Sự tác động của ý thức xã hội tới tồn tại xã hội biểu hiện qua hai chiều hướng. Nếu ý thức xã hội tiến bộ thì tác động thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển, nếu ý thức xã hội lạc hậu sẽ cản trở sự phát triển của tồn tại xã hội.

Nhóm chúng tớ có 1 video để thể hiện nội dung này,mời cô và các bạn lắng nghe ………………………………………………………………………………………

Bàn luận:

Trọng nam khinh nữ là một hình thức phân biệt đối xử dựa trên giới tính trong xã hội (), trong đó coi nam giới được xem là có vai trò quan trọng hơn phụ nữ. Đây đã và đang là một hệ thống tư tưởng tồn tại ở khá nhiều nơi trên thế giới này, đặc biệt là dưới chế độ phong kiến. Trong video trên chúng ta cũng đã thấy cái tư tưởng sai lệch,lỗi thời ấy. Qua video trên chúng ta hiểu rằng tư tưởng ấy (chính là đại diện cho ý thức xã hội) nó đã làm ảnh hưởng đến những đứa bé gái vô tội kia. không được đi học, thậm chí còn sắp bị đuổi khỏi làng,làm mất cân bằng giới tính ( đại diện cho tồn tại xã hội).Tư tưởng ấy nếu cứ tiếp tục diễn ra sẽ khiến cho người phụ nữ trở nên bất hạnh,tủi nhục , hạnh phúc gia đình,làm cho xã hội kém văn minh phát triển hơn. Và ngược lại, khi những bông hoa được trồng khắp làng , trưởng làng nhận ra những suy nghĩ sai lầm của bản thân thì từ đó những người phụ nữ ngày càng được trân trọng hơn ,cuộc sống gia đình cũng trở nên hạnh phúc,họ không còn đặt nặng vấn đề đó và xã hội ngày càng văn mình,phát triển hơn nữa….

Điều này đã chứng minh 1 điều là: Nếu ý thức xã hội tiến bộ thì tác động thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển, nếu ý thức xã hội lạc hậu sẽ cản trở sự phát triển của tồn tại xã hội.

Ý NGHĨA PPL

  • TTXH và YTXH là hai mặt thống nhất biện chứng trong đời sống xã hội. Do đó, để xây dựng xã hội mới cần chú ý phát triển cả TTXH và YTXH.

  • Nâng cao chất lượng giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, TTHCM. Đồng thời cần thấy rằng, không chỉ những thay đổi trong tồn tại xã hội mới làm thay đổi đời sống xã hội mà cả những thay đổi trong YTXH cũng có thể dẫn đến những thay đổi trong TTXH

NHÓM CHÚNG MÌNH CÓ TỔNG HỢP LẠI 1 SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỂ MN CÙNG NHAU NẮM CHẮC LẠI KIẾN THỨC NHÉ >

1.Đâu k phải là yếu tố tồn tại xã hội?

a b.ĐKTN c.ĐK dân số d

2ột trong những nguyên nhân làm cho ý thức xã hội có tính lạc hậu là?

a ý thức xã hội phản ánh quá nhanh thực tiễn

b sức ỳ của tâm lí xã hội

c cuộc đấu tranh tư tưởng giữa các

d ý thức xã hội có thể tác động trở lại tồn tại xã hội

3 các yếu tố tồn tại xã hội ,yếu tố nào quan trọng nhất?

a LENIN b.ăngghen c.Đ.Ricardo d Smith

9 được hình thành từ đâu?

aệ ý thức cá nhân

bồn tại xã hội

cồn tại ý thức

dệ ý thức của giai cấp

10 thường lạc hậu hơn so vs ttxh là:

a. Do ytxh phản ánh nhanh,bắt kịp ttxh

b sức mạnh của thói quen,tập quán truyền thống

c lực lượng siêu nhiên quyết định

d ý muốn của đấng thần tiên