Bánh Lọc Huế (Sống) Cấp Đông

Video cách bảo quản bánh bột lọc sống

Bánh lọc Huế

Không hổ danh là “món ngon xứ cố đô”, Bánh lọc Huế hay còn gọi là bánh bột lọc hay bánh bột lọc Huế. Bánh lọc Huế như một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. lớp ngoài trong có thể nhìn thấu nhân bên trong.

Sở dĩ người ta gọi là bánh bột lọc cũng bởi cách làm ra nó. Vỏ bánh được làm từ bột năng lọc lấy phần cốt trong không có cặn, trong đến độ có thể nhìn thấy hết lớp nhân bên trong. Bột dùng để làm bánh đã được lọc rất sạch, từ đó mà luôn miệng đặt cho nó là bánh lọc.

Món ăn dân giã mà đậm đà và tinh tế này vẫn luôn chứa đựng bao ân tình của những người làm ra nó. Bánh bột lọc không những ngon, dễ ăn mà giá lại rất rẻ. Vì thế rất dễ hiểu nó lại được thực khách yêu thích đến vậy.

Nhắc đến Huế thì không thể không nhắc đến món ăn dân giã mà đậm đà và tinh tế luôn khiến người ta mỗi lần nghĩ đến là lại “thèm”. Phần nhân tôm thịt vừa thơm, ngọt, vị tiêu cay cay mà vô cùng ngon. Dùng nước mắm Huế chấm nhìn thì đơn giản nhưng ăn tới giọt cuối cùng.

Trong cách nghĩ của những con người Huế, bánh bột lọc đơn giản chỉ là thức quà, được những người phụ nữ chế biến thành một món ăn lạ miệng để đãi chồng con, bạn bè,… Nhưng qua bàn tay khéo léo cộng với việc sáng tạo thêm đã biến nó từ một món ăn dân giã, dùng để ăn chơi, lâu dần người Huế xem bánh lọc như một món ăn không thể thiếu trong cuộc sống.

Giờ đây, đây không chỉ là món ăn của người dân địa phương mà đã trở thành một đặc sản mà hầu hết du khách đều không thể bỏ qua khi đến du lịch Huế. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp các điểm bán món bánh này, từ những nhà hàng sang trọng đến những quán nhỏ dọc vỉa hè hay các gánh hàng rong của các bà, các mẹ.

Bánh lọc Huế có bao nhiêu loại?

Bánh lọc Huế ngay cái tên đã nói lên được đây là loại bánh có xuất xứ từ Huế. Bánh bột lọc thường được chia làm hai loại dựa vào cách gói và nhân. Bánh bột lọc thường sẽ hấp và gói bằng lá chuối, thường được người Huế gọi là bánh bột lọc Huế gói lá chuối (bánh lọc gói huế). Và bánh bột lọc Huế không có gói lá chuối thì sẽ được gọi là bánh bột lọc trần (bánh lọc trần huế).

Dù là tên gọi và cách gói khác nhau, nhưng phần nhân của bánh bột lọc vẫn là tôm nướng để vỏ và một miếng thịt lợn. Một số trường hợp bánh bột lọc dành cho người ăn chay sẽ không có nhân tôm thịt, thay vào đó là một số thành phần như đậu khuôn, nấm… thì được gọi là bánh bột lọc chay.

Ngoài ra để hợp với khẩu vị nhiều vùng miền hơn, bây giờ bánh bột lọc còn có nhân thịt lợn xay, nấm cũng như hành tây, và một số loại rau khác. Bánh bột lọc Huế đúng chuẩn khi ăn vào sẽ thấy tôm thịt tươi và có vị đậm đà.

Bánh lọc Huế là đặc sản của những vùng miền nào?

Đây là món đặc sản Huế, Hà Nội, Nam Định, các tỉnh miền Trung từ Nghệ An đến Đà Nẵng. Ngoài ra ở mỗi vùng miền đều sẽ có một cách làm bánh bột lọc khác nhau.

Giá bánh bột lọc ở Huế?

Bánh bột lọc Huế bao nhiêu tiền? Câu trả lời chính là: Giá bánh bột lọc ở Huế sẽ trong khoảng từ 1.500đ/1 bánh bột lọc sống đến 3.000đ/ 1 bánh bột lọc sống, tùy thuộc vào độ ngon của bánh lọc Huế loại 1 hay loại 2.

Cách pha nước chấm:

Cách 1:

Sử dụng nước mắm Huế nguyên chất. Nếu ăn cay thì cho thêm ớt xắc vào.

Cách 2:

5 muỗng Nước mắm Huế nguyên chất hoặc nước mắm ngon.

5 muỗng nước lọc

5 muỗng đường

1/4 quả chanh vắt (nếu muốn ăn chua thì vắt thêm chanh)

Thêm ớt và tỏi tuỳ theo sở thích

Cách bảo quản bánh bột lọc sống và đã chín

Bánh bột lọc là một món ăn được rất nhiều người ưa chuộng. Với vị thanh mát của bột lọc, vị ngọt của tôm, thịt thêm nước chấm sền sệt, cay chua mặn ngọt đủ vị tạo nên một sự thơm ngon khó cưỡng.

Cách làm bánh bột lọc tại nhà thì đã khá phổ biến nhưng cách để bảo quản bánh bột lọc, bột lọc đã nhào vẫn chất lượng, thơm ngon thì lại là một câu hỏi khó với nhiều nội trợ! Hãy để Bách Hóa Xanh mách bạn vài cách để bảo quản bánh bột lọc còn sống, bột lọc đã chín, đã nhào vẫn giữ nguyên hương vị nhé!

Cách bảo quản bánh bột lọc sống (bánh bột lọc chưa hấp)

Đối với bánh bột lọc sống (bánh lọc chưa hấp), trước hết bạn nên cho bánh vào túi hút chân không. Việc này sẽ giúp bánh của bạn sẽ không bị khô hoặc cứng quá khi cho vào tủ lạnh đấy!

Bảo quản trong ngăn mát: Với cách này bạn có thể bảo quản bánh khoảng từ 1-5 ngày mà vẫn giữ nguyên hương vị.

Lưu ý: Nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh quá lâu (sau 5-7 ngày), bánh có thể sẽ bị chua.

Bảo quản trong ngăn đá (cấp đông): Việc bảo quản bánh bột lọc sống trong ngăn đá (bánh lọc cấp đông) sẽ giúp bạn giữ được hương vị, chất lượng của bánh trong khoảng 6 tháng thì nên áp dụng phương pháp này. Khi ăn, bạn chỉ cần lấy bánh lọc cấp đông ra, rã đông hoàn toàn và hấp lại là đã có thể sử dụng.

Bánh lọc cấp đông đem hấp vẫn giữ được độ dẻo của bánh lọc và độ ngon của nhân bánh.

Cách bảo quản bánh bột lọc đã chín

Bánh sau khi hấp sơ bạn có thể mang ra để vào hộp đựng thực phẩm và bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. Với cách này, bạn có thể giữ nguyên hương vị thơm ngon của bánh lên đến 10 ngày.

Nếu bạn đã lỡ hấp chín bánh nhưng ăn không hết thì có thể để bánh nguội, cho vào hộp nhựa đậy kín rồi để trong ngăn mát tủ lạnh từ 2-3 ngày. Tuy nhiên bánh sẽ không ngon sau khi lấy ra hấp lại.

Có thể bạn quan tâm:

Ngoài bánh lọc Huế ngon chúng tôi còn có các loại bánh Huế ngon khác:

>> Bánh nậm Huế

>> Bánh ít Huế

>> Bánh chưng Huế

>> Nước mắm Huế