Tin tức

Video cách đi đèn giao thông ngã tư

Trong nhiều năm trở lại đây, giao thông tại Việt Nam mặc dù đã được cải thiện nhưng thực tế vẫn còn khá hỗn loạn, chưa phân tách hoàn toàn các phương tiện nên dễ gây ra tình trạng xung đột giao thông, đặc biệt là tại ngã tư có lượng xe cộ lưu thông lớn. Vậy nên, để tránh gây ra hoặc gặp phải những tai nạn không mong muốn, việc học cách đi ngã tư đèn xanh đèn đỏ sẽ giúp bảo vệ an toàn hơn cho bạn khi di chuyển trên đường.

Cách đi qua ngã tư đèn xanh đèn đỏ

Đèn xanh đi, đèn đỏ dừng lại vốn là những bài học giao thông mà bất cứ ai cũng từng được học ngay từ khi còn nhỏ. Thế nhưng, không phải ai cũng chủ động làm theo nguyên tắc này. Thậm chí, dù bạn di chuyển qua ngã tư khi đèn xanh, bạn vẫn có thể bị xử phạt vì không chú ý quan sát. Do đó, việc học cách đi đèn giao thông ngã tư theo những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn có thể chủ động di chuyển, đảm bảo an toàn hơn cho mình khi lái xe trên đường.

– Khi đến ngã tư đèn xanh đèn đỏ, bạn hãy chấp hành nghiêm chỉnh theo như tín hiệu của đèn giao thông.

– Khi di chuyển tới ngã tư đèn đỏ, bạn cần phải nhanh chóng dừng xe lại với khoảng cách không được vượt quá 500mm từ thanh cản phía trước ô tô cho đến vạch dừng.

– Phải nhớ bật đèn xi nhan trái khi muốn rẽ trái, bật đèn xi nhan phải khi muốn rẽ phải.

– Lái xe vượt qua ngã tư đèn xanh đèn đỏ trong khoảng thời gian 20 giây.

– Học cách đi đèn giao thông ngã tư đáp ứng với quy tắc giao thông đường bộ.

– Đảm bảo động cơ xe luôn hoạt động liên tục.

– Giữ tốc độ của động cơ dưới 4000 vòng / phút.

– Khi gặp đèn giao thông ngã tư chuyển từ đỏ sang xanh, bạn phải chạy xe chậm với tốc độ không quá 24km / h với hạng B, D và không được phép vượt quá 20km /h với bằng lái có hạng C,E.

Hướng dẫn cách sử dụng đèn giao thông ở ngã tư

Tại các ngã tư hiện nay đều được lắp đặt các trụ đèn tín hiệu giao thông để hạn chế tình trạng bị ách tắc và đảm bảo an toàn cho người điều khiển phương tiện khi lưu thông trên đường. Đèn tín hiệu thường có nhiều dạng và hoạt động theo cài đặt tự nhiên, hoặc thông qua sự điều chỉnh của cảnh sát giao thông. Do vậy, để có thể sử dụng đèn giao thông ngã tư được chính xác nhất thì bạn cần phải hiểu rõ ý nghĩa của các loại đèn như sau:

Bộ đèn tín hiệu giao thông cơ bản thường là đèn tròn và có ba màu xanh, đỏ, vàng. Trong đó, đèn xanh có nghĩa là được phép đi, đèn vàng là báo hiệu phải đi chậm lại và đèn đỏ là dừng lại. Thông thường, bộ đèn tín hiệu này được lắp theo chiều thẳng đứng hoặc là phương nằm ngang, cụ thể:

Thứ tự đèn tín hiệu khi được lắp theo chiều thẳng đứng: đèn đỏ nằm ở phía trên cùng, đèn vàng ở giữa và đèn xanh ở dưới cùng.

Thứ tự đèn tín hiệu khi được lắp theo chiều ngang: đèn đỏ sẽ nằm ở phía bên trái, đèn vàng ở chính giữa và đèn xanh ở phía bên phải theo chiều lưu thông.

Ngoài bộ đèn tín hiệu giao thông đường bộ có ba màu chính thì tại những ngã tư có nhiều xe tải, xe khách hay ở khu vực thường xuyên bị ùn tắc còn được trang bị thêm các đèn báo phụ. Vậy nên mà lúc này, người điều khiển phương tiện giao thông cũng cần phải chú ý quan sát để thực hiện theo đèn báo phụ, cụ thể:

– Đèn tín hiệu mũi tên được lắp cùng với bộ đèn tín hiệu giao thông 3 màu cho phép (đèn xanh) hoặc không cho phép (đèn đỏ) các phương tiện đi theo chiều mũi tên di chuyển. Nếu đèn mũi tên rẽ trái hiển thị màu xanh thì các phương tiện cũng được phép quay đầu, trừ khi ở đó có biển báo “Cấm quay đầu xe”. Nếu đèn mũi tên có kèm theo hình ảnh của một phương tiện cụ thể thì chỉ có duy nhất phương tiện đó mới được thực hiện theo báo hiệu của đèn.

– Đèn đồng hồ đếm ngược thời gian báo hiệu thời gian hiệu lực của các đèn chính đang sáng màu.

– Với những người đi bộ, cách sang đường ngã tư đơn giản đó là nhìn vào đèn tín hiệu được lắp đặt trên vỉa hè tại vạch qua đường. Đèn dành cho người đi bộ sẽ có hai màu là xanh và đỏ, tương ứng với màu xanh là cho phép đi và đỏ là không được phép.

– Đèn tín hiệu giao thông màu vàng nhấp nháy và đứng một mình có nghĩa là các phương tiện vẫn được phép di chuyển, tuy nhiên cần chú ý quan sát và nhường đường cho người đi bộ di chuyển qua đường.

Một số câu hỏi thường gặp khi đi qua ngã tư đèn xanh đèn đỏ

1. Ngã tư đèn xanh có được quay đầu không?

Có. Ở khu vực ngã tư đèn xanh xe sẽ được quay đầu nếu không có những dấu hiệu như: khu vực khuất tầm nhìn, biển báo cấm quay đầu, đường cao tốc, đầu cầu, đường dốc, khu vực có giới hạn thời gian dành cho người đi bộ.

2. Thời gian đèn giao thông ở ngã tư chuyển từ xanh sang đỏ là bao lâu?

Đèn giao thông ở ngã tư sẽ được chuyển từ màu xanh sang đỏ khi đèn xanh đã hết thời gian được quy định. Thông thường, tùy vào từng khu vực mà thời gian đèn xanh sẽ được điều chỉnh để đảm bảo sự thông suốt cho giao thông trên đường.

3. Nếu xe đã vào ngã tư khi đèn xanh, liệu có được tiếp tục đi qua khi đèn đỏ bật lên?

Nếu xe đã vào ngã tư khi đèn xanh vẫn còn thì theo như nguyên tắc giao thông, trường hợp này bạn vẫn sẽ được đi qua ngã từ mà hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi đèn đỏ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi di chuyện thì bạn cần nhanh chóng di chuyển qua ngã tư an toàn để không gây cản trở cho người khác.

4. Nếu có xe khác vượt đèn đỏ tại ngã tư thì tôi phải làm gì?

Nếu đang đợi đèn đỏ mà có xe khác vượt qua thì lúc này, bạn phải tinh thần sao cho thật bình tĩnh để đảm bảo an toàn của mình với những người xung quanh. Đồng thời, nếu có khả năng thì bạn hãy ghi nhớ thông tin về chiếc xe vi phạm lỗi vượt đèn đỏ như biển số, loại xe, màu sắc, khu vực phi phạm để báo cáo cho các cơ quan chức năng xử phạt.

Hi vọng với những thông tin mà Sao Tháng Năm vừa chia sẻ, bạn sẽ biết cách đi qua ngã tư đèn xanh đèn đỏ dễ dàng. Đồng thời biết nhìn đèn tín hiệu để từ đó tuân thủ cho đúng, tránh bị phạt tiền oan và quan trọng là đảm bảo an toàn cho mình cũng như mọi người xung quanh.

Tham khảo thêm:

Công dụng, cấu tạo và các loại đèn báo hiệu hiện nay

Biện pháp thi công trụ đèn tín hiệu giao thông đạt chuẩn

Đèn đỏ có được rẽ phải không? Quy định và mức phạt thế nào?