Cách chăm sóc cà chua trái ra trĩu cành, sai quả tại nhà

Video cách chăm sóc cà chua khi ra quả

Cách chăm sóc cà chua cho trái ra trĩu cành, lớn trái, đẹp mã, tăng năng suất và mang lại giá trị kinh tế cao cho các nhà vườn, bà con đang trồng cà chua. Bà con cùng tìm hiểu về kỹ thuật chăm sóc cây cà chua phát triển khỏe mạnh, trái ra chuẩn qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về cách chăm sóc cà chua

Cách chăm sóc cà chua trái ra trĩu cành, sai quả tại nhà
Chăm sóc vườn nho phát triển khỏe mạnh, ra trái trĩu cành

Cách chăm sóc cà chua giúp cây phát triển tốt nhất với khả năng cho ra quả đúng thời điểm, thu hoạch đạt năng suất cao. Tham khảo những kỹ thuật chăm sóc cà chua cùng AQ trong nội dung dưới đây.

Hướng dẫn cách chăm sóc cà chua mới trồng

Bà con sau khi gieo trồng cà chua cần chú ý những kỹ thuật chăm sóc cà chua hiệu quả dưới đây:

Tưới nước cho cây cà chua

Cách chăm sóc cà chua trái ra trĩu cành, sai quả tại nhà
Không để cây bị khô, hay bị úng nước do lượng nước được bổ sung không đúng liều lượng vào từng thời điểm

Cà chua khi phát triển sẽ có nhu cầu về lượng nước tùy theo từng giai đoạn phát triển của cây:

  • Duy trì lượng nước tưới cho cây 1 lần vào buổi sáng trong vòng 1 tuần.
  • Kiểm tra vườn cây liên tục, khi thấy cây đã bén rễ thì thực hiện giảm lượng nước lại 2 ngày 1 lần.
  • Khi cành và lá đã phát triển thì tăng thêm lượng nước mỗi lần tưới.
  • Đặc biệt ở giai đoạn cây ra hoa thì giữ đất luôn trong tình trạng đủ độ ẩm 70 – 80%.
  • Giai đoạn cây cà chua cho ra hoa, đậu quả sẽ có nhu cầu về lượng nước cao nhất. Bà con lưu ý tùy chỉnh cho lượng nước phù hợp với lượng phân bón sử dụng, cũng như loại đất, mật độ gieo trồng.

Bón phân cho cây cà chua

Cần cung cấp lượng phân bón phù hợp cho nhu cầu của cây cà chua vào từng thời điểm phù hợp. Bón lót các loại phân hữu cơ và bón thúc nhiều lần để cho cây đạt năng suất cao, cho quả đạt chất lượng tốt.

Giai đoạn mà cây cà chua cần chất dinh dưỡng nhất là 10 ngày sau khi cây ra hoa đến khi trái vào giai đoạn chính. Bón thúc cho vườn cây cà chua vào giai đoạn sau mỗi lần thu hoạch quả.

Cắt tỉa cây cà chua trong quá trình chăm sóc

Cách chăm sóc cà chua trái ra trĩu cành, sai quả tại nhà
Loại bỏ những cành, lá cà chua bị bệnh và bị sâu, côn trùng tấn công

Tỉa nhánh: Quy tắc khi tỉa nhánh là không để cây bò trên mặt đất, tạo khoảng không cho cây đảm bảo độ thông thoáng, không cắt tỉa khi lá còn ướt.

Tỉa cành: Thực hiện tỉa ngay sau khi cây cà chua đã bắt đầu lên giàn và chồi nách xuất hiện. Khi tỉa, cần bỏ tất cả các chồi, nhánh nằm ở trên thân chính, chỉ giữ lại nhánh mọc dưới nách lá xuất hiện chùm hoa đầu tiên của cây và thân chính.

Tỉa chồi: Cần thực hiện bước tỉa kịp thời khi nhánh cà chua mới nhú ra từ 3 đến 5cm để chất dinh dưỡng được tập trung nuôi quả. Dùng tay đẩy gãy, không dùng móng tay để ngắt hoặc dùng kéo vì dễ lây nhiễm mầm bệnh qua vết thương. Đối với chồi đã lớn cần khử trùng dụng cụ cắt trước khi thực hiện tỉa chồi.

Tỉa quả: Thực hiện tỉa quả sao cho trên mỗi chùm của cây cà chua chỉ để lại 4 đến 6 quả. Ngắt ở phần cuối cành mang quả để cho cây trồng tập trung các chất dinh dưỡng để thực hiện quá trình nuôi quả đều kích thước.

Bấm ngọn: Giống cà chua sinh trưởng dài, cây cao cần bấm ngọn để quả lớn đều ở giai đoạn gần cuối thu hoạch.

Cắt tỉa lá già: Loại bỏ các lá đã chuyển vàng để vườn được thông thoáng khoảng 2 – 3 ngày một lần. Lưu ý khử trùng dụng cụ cắt tỉa để đảm bảo không lây nhiễm mầm bệnh ở vườn nhà. Tiến hành tiêu hủy nhằm loại bỏ thân cành hoặc cả cây nhiễm bệnh, quả bệnh,…

Cách chăm sóc cà chua phòng trừ sâu bệnh gây hại

Đối với vườn cà chua, khi gieo trồng bà con sẽ gặp phải các vấn đề về sâu bệnh như sau: Các loại sâu xanh ăn lá, nhện đỏ, sâu đục quả,.. Các loại bệnh do virus như héo xanh, xoăn lá,… Bệnh do nấm khuẩn như thán thư, sương mai, lở cổ rễ, héo vàng, mốc đen,…

Thực hiện vệ sinh cho đồng ruộng như tỉa bỏ lá già, lá bị bệnh để hạn chế sâu bệnh hại. Bà con thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để kịp thời phát hiện sự xuất hiện của các loại sâu bệnh hại và thực hiện biện pháp phòng trừ hiệu quả.

Làm giàn cho cây cà chua trong quá trình chăm sóc

Bắt đầu thực hiện bước làm giàn khi cây cà chua cho ra hoa lần đầu. Đối với các giống cây cà chua leo, bà con cần làm giàn cho cây phát triển buộc vào cọc sau khi nở hoa và cho quả khoẻ mạnh.

🔷 Nguyên liệu làm giàn gồm các loại cây như trúc, nứa tép, cây điền thanh, cây đay, ống nước nhựa hoặc kẽm.

🔷 Dựng cọc để đỡ cây đối với trường hợp trồng trong chậu nhỏ và phải dựng giàn đỡ, khung đỡ khi trồng với số lượng lớn.

🔷 Chọn kích cỡ của giá đỡ hay cọc tre sẽ phụ thuộc vào giống cà chua. Đối với cà chua quả nhỏ, bà con có thể dựng cọc đỡ theo hướng thẳng đứng.

🔷 Đối với giống cà chua quả to, cần làm giàn đỡ thật chắc chắn để giữ được trọng lượng của quả.

🔷 Tiến hành dựng giàn xung quanh và buộc các thân cây đang vươn ra ngoài vào giàn. Thực hiện buộc cành cà chua bằng dây vải, dây nhựa mềm để hỗ trợ thân cây không bị trầy xước, dễ ảnh hưởng đến sự phát triển của cà chua.

Thu hoạch và bảo quản quả cà chua

Bà con thu hoạch cà chua vào các thời điểm tùy mục đích sử dụng cho phù hợp cụ thể như sau:

  • Nếu cần vận chuyển đi xa, thực hiện thu hoạch cà chua ở thời kỳ chín xanh. Nếu ăn tươi, bà con có thể thu hoạch ở thời kỳ quả đã chín hoàn toàn.
  • Đảm bảo việc cất giữ, bảo quản ở những nơi thoáng mát, tránh hiện tượng chất đống sau khi thu hoạch dễ gây ra hư hỏng cho quả cà chua.
  • Thu hái một cách cẩn thận và nhẹ nhàng, tránh để quả cà chua bị va đập, xây xát dễ bị hỏng trong khi bà con thu hoạch và vận chuyển.

Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích cho bà con về cách chăm sóc cà chua thành công. Tham khảo thêm nhiều bài viết khác từ AQ hoặc gọi ngay đến 028 8889 7322 để kỹ sư AQ tư vấn nhanh chóng, kịp thời giải đáp các thắc mắc.