Dù trong thời kỳ cho con bú, mẹ có thể bị cảm cúm, đau đầu nhưng sau sinh uống Panadol được không vẫn là câu hỏi mẹ băn khoăn vì sợ ảnh hưởng tới bé yêu. Vậy hãy để Góc của mẹ tìm hiểu giúp mẹ nha!
1. Tổng quan về thuốc Panadol cho mẹ
Đang cho con bú uống Panadol được không luôn là một trong những điều mẹ lo nghĩ. Góc của mẹ sẽ đưa ra một số thông tin để mẹ tham khảo nhé!
Bạn đang xem: Sau sinh uống Panadol được không và những điều mẹ cần lưu ý
Hiện nay trên thị trường có 2 loại thuốc panadol, đó là: Panadol (hay Panadol xanh) và Panadol Extra (Panadol đỏ). Hẳn là hai loại thuốc này luôn có sẵn trong tủ thuốc của mỗi gia đình. Tuy nhiên, công dụng của 2 loại có giống nhau không? Thành phần thế nào? Hãy cùng Góc của mẹ tìm hiểu nhé!
1.1. Panadol
1.1.1. Thành phần hoạt chất của Panadol
Thành phần trong 1 viên Panadol gồm:
Hoạt chất Liều lượng 500 mg Paracetamol
- Người lớn (kể cả người cao tuổi) và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: 500 mg đến 1g paracetamol (1-2 viên/lần)
- Trẻ em từ 6 đến 11 tuổi: 250-500 mg sau mỗi 4 đến 6 giờ nếu cần.
- Trẻ em dưới 6 tuổi: Không khuyến cáo dùng thuốc này.
1.1.2. Công dụng của Panadol
Công dụng chính của Panadol là giảm đau và hạ sốt. Panadol có hiệu quả trong:
- a) Điều trị đau nhẹ đến vừa trong các trường hợp:
- Đau đầu
- Đau nửa đầu
- Đau cơ
- Đau bụng kinh
- Đau họng
- Đau cơ xương
- Sốt và đau sau khi tiêm vacxin
- Đau sau khi nhổ răng hoặc sau các thủ thuật nha khoa
- Đau răng
- Đau do viêm xương khớp
- b) Hạ sốt
Một lưu ý nhỏ cho mẹ là không sử dụng paracetamol nếu có tiền sử quá mẫn với paracetamol hoặc với bất kỳ tá dược nào của thuốc.
1.1.3. Tác dụng phụ của Panadol
Bên cạnh công dụng giảm đau và hạ sốt, Panadol vẫn sẽ xuất hiện tác dụng phụ. Tuy nhiên, tần suất xuất hiện rất hiếm. Các tác dụng phụ của thuốc được tổng hợp từ dữ liệu thử nghiệm lâm sàng, trong quá trình lưu hành sản phẩm ở liều điều trị theo phân loại hệ thống cơ quan của cơ thể và tần suất xuất hiện.
Góc của mẹ xin cung cấp cho mẹ thông tin về quy ước để phân loại mức độ thường gặp của tác dụng phụ mẹ dưới đây:
Rất phổ biến (≥1/10), phổ biến (≥1/100,
Tác dụng không mong muốn của Panadol bao gồm:
- Giảm tiểu cầu
- Phản ứng quá mẫn
- Phản ứng mẫn cảm trên da như: ban đỏ, phù mạch, hội chứng Stevens Johnson
- Co thắt phế quản ở các bệnh nhân mẫn cảm với aspirin và các NSAID khác
- Bất thường gan
Tất cả những tác dụng phụ trên đều rất hiếm xuất hiện nhưng mẹ cũng nên lưu ý nếu có thì phải thông báo ngay cho bác sĩ mẹ nha!
Mẹ có thể tham khảo link sau để biết thêm thông tin chi tiết nè.
1.2. Panadol Extra
Panadol Extra với công dụng giống Panadol. Tuy nhiên có thêm caffeine là một chất tăng cường tác dụng giảm đau của Paracetamol nên sẽ có tác dụng giảm đau mạnh hơn Panadol.
1.2.1. Thành phần hoạt chất của Panadol Extra
Hoạt chất Liều lượng 500mg Paracetamol
- Người lớn (kể cả người cao tuổi) và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Nên dùng 1 hoặc 2 viên mỗi 4 đến 6 giờ nếu cần. Liều tối đa hàng ngày: 8 viên.
- Trẻ em dưới 12 tuổi: Không khuyến nghị dùng thuốc này cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Xem thêm : Bị dính bùa ngải sẽ như thế nào? Giải pháp (Cập nhật 2024)
65mg Caffeine
1.2.2. Công dụng của Panadol Extra
Panadol Extra được khuyến cáo để điều trị hầu hết các triệu chứng đau từ nhẹ đến vừa và hạ sốt, ví dụ như:
- Đau đầu
- Đau nửa đầu
- Đau lưng
- Đau răng
- Đau khớp
- Đau bụng kinh
- Giảm các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm và đau họng.
Mẹ lưu ý không dùng Panadol Extra nếu có tiền sử quá mẫn với paracetamol, caffeine hoặc bất kỳ tá dược nào của thuốc.
1.2.3. Tác dụng phụ của Panadol Extra
Thuốc Panadol Extra có thể mang lại những tác dụng phụ không mong muốn cho người dùng như sau:
Thành phần Paracetamol của thuốc dù rất hiếm gặp nhưng có thể gây ra những triệu chứng sau:
- Giảm tiểu cầu
- Các phản ứng dị ứng da như: ban da, phù mạch, hội chứng Stevens-Johnson, với những bệnh nhân nhạy cảm với aspirin và
- Co thắt phế quản.
Caffeine có trong thuốc có thể gặp những hiện tượng như:
- Bồn chồn, chóng mặt.
- Khi dùng liều khuyến nghị paracetamol – caffeine kết hợp cùng với chế độ ăn uống nhiều caffeine có thể gây ra một số tác dụng phụ do quá liều caffeine như mất ngủ, lo lắng, bồn chồn, hồi hộp, đau đầu, rối loạn tiêu hóa.
Khi xảy ra một trong những triệu chứng trên, mẹ cần thông báo ngay cho bác sĩ để có hướng giải quyết mẹ nhé!
Mẹ có thể tham khảo bài viết sau để biết thêm thông tin chi tiết nè.
2. Mẹ sau sinh uống Panadol được không?
Để giải quyết băn khoăn của mẹ về sau sinh uống Panadol được không, một số nghiên cứu đã được thực hiện đối với những phụ nữ đang trong quá trình cho con bú. Kết luận đưa ra rằng không xảy ra vấn đề gì đối với mẹ cho con bú hoặc bé bú mẹ khi uống các loại panadol (chỉ chứa paracetamol) ở liều dùng khuyến định.
Thành phần Paracetamol có trong thuốc có thể được hấp thu qua hàng rào nhau thai và được bài tiết vào máu và sữa mẹ. Tuy nhiên nếu mẹ sử dụng ở liều lượng nhỏ hơn 100mg thì nồng độ thuốc trong sữa mẹ là không đáng kể.
Dù vậy, mẹ cần lưu ý rằng các loại thuốc Panadol chứa hoạt chất khác như caffeine (ví dụ như Panadol Extra) được khuyến cáo có hại cho bé bởi caffeine có thể tác dụng kích thích tim đập nhanh đối với bé bú sữa mẹ và có hại cho thần kinh của bé. Nhưng với một liều lượng nhỏ thì cũng sẽ không gây ra ảnh hưởng gì đáng kể nên mẹ có thể yên tâm nhé!
Vậy câu trả lời là có đối với thắc mắc sau sinh uống Panadol được không nếu mẹ bị cảm cúm hoặc đau đầu nhưng mẹ cần tuân theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Tóm lại, với liều lượng cho phép thì sau sinh uống panadol không gây ảnh hưởng xấu, nhưng mẹ cần cẩn thận với các hoạt chất khác paracetamol có trong thuốc nhé.
3. Nguyên tắc cho mẹ khi uống panadol sau sinh
Sau sinh là thời điểm quan trọng, sức khoẻ mẹ còn yếu nên mẹ cần cẩn thận trong việc sử dụng thuốc. Ngoài ra việc mẹ uống thuốc trong thời kỳ cho con bú cũng sẽ ảnh hưởng tới con thông qua đường sữa mẹ. Chính vì vậy, mỗi khi bị đau đầu, cảm cúm, mẹ vẫn sẽ băn khoăn sau sinh uống Panadol được không dù muốn dùng paracetamol để làm dịu cảm giác khó chịu.
1 – Mẹ nên đọc kĩ thông tin về thuốc hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống
Để tránh mua phải những loại thuốc có thành phần codeine thì mẹ cần đọc kĩ thông tin thuốc và tham vấn ý kiến bác sĩ mẹ nhé! Bởi codeine được khuyến cáo không phù hợp dùng trong thời gian đang cho con bú.
Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng, mẹ lưu ý chỉ dùng ở liều thấp và trong thời gian ngắn thôi mẹ nhé! Ngoài ra, mẹ cũng cần hỏi kỹ bác sĩ khi uống Paracetamol trong thời gian ở cữ nếu bé ở trong các trường hợp sau:
- Bé là trẻ sinh non
- Bé sinh ra nhẹ cân
- Bé trong quá trình điều trị vấn đề sức khỏe.
Xem thêm : [Giải đáp] 15 tuổi có được chạy xe 50cc không?
2 – Mẹ phải uống đúng liều lượng được khuyên dùng
Về việc sau sinh uống Panadol được không, mẹ cần đảm bảo nguyên tắc dùng đúng liều lượng được khuyên dùng. Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu uống Panadol không quá mức cho phép thì Paracetamol có trong thành phần thuốc sẽ không ảnh hưởng xấu đến bé thông qua đường sữa mẹ.
Cụ thể, liều lượng Paracetamol được khuyến cáo đối với mẹ đang cho con bú là 2 viên 500mg mỗi lần và không dùng quá 4 lần trong 24h.
3 – Nên uống thuốc sau khi cho con bú
Một giải pháp nếu mẹ an toàn hơn dành cho mẹ đang băn khoăn sau sinh uống Panadol được không chính là uống thuốc sau khi cho bé bú. Do sau khi đi vào cơ thể, thuốc sẽ bắt đầu phân hủy, đi vào máu và sữa mẹ. Nghiên cứu chứng minh rằng, nồng độ Paracetamol trong máu thường đạt mức cao nhất vào khoảng một đến hai giờ sau khi uống.
Việc cho bé bú trước khi uống thuốc sẽ hạn chế tối đa lượng thuốc có trong sữa. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng thuốc, mẹ hãy cân nhắc đến việc cho bé uống sữa ngoài để đảm bảo an toàn mẹ nhé!
4 – Chú ý theo dõi biểu hiện của bé
Trong thời gian sử dụng thuốc, mẹ cần quan sát cẩn thận các biểu hiện của bé. Nếu bé xuất hiện các triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn, bỏ bú… thì mẹ nên ngay lập tức dừng thuốc và xin ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa.
5 – Theo dõi màu sữa mẹ
Nếu mẹ lo lắng sau sinh uống Panadol được không thì hãy quan sát màu sữa mẹ nhé! Nếu sữa chuyển sang màu lạ, mẹ phải dừng thuốc ngay và thông báo cho bác sĩ để tìm cách phương pháp giải quyết.
6 – Không dùng panadol chung với các loại thuốc khác
Mẹ cần lưu ý rằng không nên dùng chung Panadol với các loại thuốc khác, đặc biệt là các thuốc có chứa Paracetamol như thuốc trị ho và cảm lạnh. Việc này vô tình dẫn đến việc dùng quá liều Paracetamol cho phép.
Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn tối ưu cho bé, mẹ hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ nếu muốn dùng các loại thuốc khác vì khi kết hợp với Paracetamol có thể tạo ra hợp chất có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bé yêu mẹ nha!
4. Để hạn chế thuốc, mẹ cần làm gì?
Nghiên cứu chỉ ra rằng mẹ hoàn toàn có thể sử dụng Panadol trong thời kỳ cho con bú vậy nên mẹ có thể đặt nỗi lo sau sinh uống Panadol được không xuống mẹ nha! Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nhất cho bé, mẹ hãy hạn chế uống thuốc bằng một số cách sau nhé:
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Một thực đơn khoa học và hợp lý sẽ cung cấp đầy đủ năng lượng và dưỡng chất giúp cơ thể mẹ hồi phục nhanh chóng. Đồng thời sẽ giảm thiểu tối đa tình trạng mệt mỏi hay đau nhức sau sinh đấy ạ.
- Nghỉ ngơi đầy đủ. Điều này sẽ giữ cho tinh thần mẹ luôn thoải mái, vui vẻ, giúp giấc ngủ ngon hơn nhằm tránh bị đau đầu, căng thẳng nếu chăm bé trong thời gian dài.
- Không ăn kiêng để giảm cân. Cơ thể mẹ sau sinh thường khá yếu vậy nên giảm cân trong thời gian ở cữ sẽ không đáp ứng đủ các nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mẹ và dễ khiến mẹ đổ bệnh mẹ nha!
Hy vọng rằng bài viết trên đã phần nào đã giúp mẹ giải quyết được nỗi lo âu sau sinh uống Panadol được không. Mẹ hãy liên tục cập nhật trên Góc của mẹ để đón đọc những bài viết mới nhất mẹ nha!
Mẹ có thể tham khảo thêm: Sau sinh nên uống nước gì? 13 công thức uống giúp kích sữa cho mẹ
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp