Nguyệt quế ra hoa đúng tết

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video cách cho nguyệt quế ra hoa đúng tết

1. Các biện pháp giúp cây cảnh ra hoa vào dịp tết

Chọn thời điểm cắt tỉa siết nước phù hợp

Có hai yếu tố cần quan tâm là thời điểm bắt đầu cắt tỉa siết nước cho cây cảnh và theo từng loài cây cảnh. Để tính thời điểm cắt tỉa đúng tùy thuộc vào thời gian yêu cầu cây cảnh ra hoa đúng ý muốn. Đa số các loại cây cảnh hoa kiểng muốn ra hoa vào dịp Tết Nguyên thì có thể xử lý cắt tỉa thu nhánh từ 1-15 tháng 10 Âm Lịch, sau đó mới tiến hành siết nước từ 7-10 ngày, có thể giảm dần số lần tưới nước để cây cảnh bị khô hạn hay cắt nước tưới đột ngột ( cần có thời gian theo dõi quá trình này thường xuyên nhằm tránh làm cây bị sốc và chết).

Ví dụ : Xử lý ra hoa cây cảnh cho ngày Tết hay dịp lễ hội, thì từ ngày muốn cây ra hoa ta tính lùi lại thời gian ra hoa rồi mới bắt đầu cắt tỉa siết nước.

Nếu để cây Sứ Thái ra hoa đúng dịp Tết Nguyên Đán, thì lấy ngày Mùng 1 trừ lùi 70-75 ngày ( đối với Sứ Thái giống nguyên thủy) vậy vào khoảng giữa tháng 10 âm lịch là bắt đầu cắt tỉa xử lý. Riêng các giống sứ Thái ghép màu mới thì tùy giống hoa mà có thời gian bắt đầu xử lý ra hoa khoảng 80-90 ngày.

Cây hoa giấy thì xử lý ra hoa trước Tết 75-90 ngày tùy vào cây trồng trên đất hay trong chậu, cây nguyệt quế, mai chiếu thủy, khế thì xử lý siết nước trước 45-60 ngày…

Hạn chế nước tưới (siết nước) kết hợp phân thuốc kích thích ra hoa

Sau khi cắt tỉa cây cảnh thì phải hạn chế hoặc ngưng tưới nước hoàn toàn để cây cảnh chuyển sang giai đoạn sinh thực.

Thời gian ngưng tưới nước từ 7 – 10 ngày, nếu cây to nhiều lá có thể kéo dài ngưng tưới thêm vài ngày, sau đó tưới lại nhưng với lượng nước vừa đủ ẩm và kết hợp bón thêm phân hạt NPK có hàm lượng kali cao để hỗ trợ cho cây ra mầm hoa, như phân NPK tím 15.5.20 TE…

Để giúp cây cảnh ra hoa đồng loạt thì dùng thêm phân kích thích ra hoa phổ biến là KNO3 (Nitrat kali) vừa dễ tìm vừa dễ sử dụng. Liều dùng tùy vào kích thước cây to hay nhỏ, cây thân gỗ …

Nếu cây nhỏ trong chậu có kích thước 50-60cm: thường dùng liều KNO3 là 15-30 g/ 8lít nước

Nếu cây trung bình, tán lá quá nhiều thì dùng liều 50-80g/ 8lít nước

Nếu cây to tán nhiều thân gỗ thì dùng 100-120g/ 8lít nước.

Phun KNO3 làm 2-3 đợt cách nhau từ 7 – 10 ngày ( phun nhiều đợt nếu cây dày tán lá), phun lúc chiều mát, phun toàn thân lá cây.

Chăm sóc khi cây cảnh sau khi ra hoa

Khoảng 20 – 30 ngày sau khi phun phân kích thích ra hoa, cây hoa sẽ bắt đầu phun chồi lá và nụ hoa.

Lúc này cần thiết tưới nước đầy đủ, sáng sớm tưới đẫm, chiều thì tưới nhẹ làm mát cây ( nếu trời nắng gắt) và lưu ý để cây cảnh nơi có đầy đủ ánh nắng.

Muốn cho hoa lâu tàn nên phun thêm phân bón lá dưỡng hoa, thuốc BVTV phòng trừ sâu bệnh và cung cấp đủ nước cho cây.

Sau mỗi đợt xử lý ra hoa cây cảnh phải bón thêm phân hữu cơ để cây mau phục hồi sức, nếu không bón phân kịp thời sau khi cây vừa chơi Tết thì cây cảnh sẽ suy yếu dễ bị sâu bệnh tấn công và có thể bị khô chết nhánh dần, cây trở nên còi cọc suy yếu.

Lưu ý: Đối với mỗi loại cây cảnh, hoa cảnh khác nhau thì cách kích thích để hoa trổ vào dịp tết có những khác biệt nhất định. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra 1 dẫn chứng cụ thể về loài cây cảnh đặc trưng ở miền Bắc – cây đào.

Bạn cũng có thể tham khảo thêm Kinh nghiệm lựa chọn, bày và giữ hoa đào tươi lâu dịp Tết

2. Hướng dẫn giúp đào nở hoa vào dịp tết Nguyên Đán

Chăm sóc để đào nở hoa vào đúng dịp Tết, không phải chỉ tác động vào giai đoạn cuối mà phải tác động trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây.

Ngoài các biện pháp chăm sóc như tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, cắt tỉa tạo tán… muốn cho cây đào ra hoa đúng dịp Tết Nguyên đán chúng ta cần phải thực hiện thêm các biện pháp kỹ thuật như: khoanh vỏ hoặc đảo cây, vặt lá (tuốt lá)…

Vào tháng 10 -11 (tuỳ từng năm nhuận hay năm thường, phụ thuộc vào cây sinh trưởng tốt hay xấu để áp dụng) chúng có thể tiến hành các biện pháp sau:

Dừng bón phân, tưới nước cho đào

Không bón phân, tưới nước muộn (từ tháng 10 trở đi).

Phun tưới nước cũng là một công đoạn quan trọng vì đào phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Tùy điều kiện trời mưa rét hay nắng ấm, người trồng đào phải phun nước ấm (hoặc nước lạnh) để kích thích đào nở sớm (hay hãm cho đào nở đúng dịp).

Phun nước (ấm hoặc nước lạnh) để điều khiển cây đào ra hoa

Phun nước (ấm hoặc nước lạnh) để điều khiển cây đào ra hoa

Đảo cây đào

Thời gian đảo cây: Giống Đào Bích đảo cây khoảng 1/8 (âm lịch), đào Phai 20/7, đào Thất Thốn 1/7

Cách đảo cây: Đào 1 bầu cách gốc 20 – 25cm, sâu 20 – 25cm (tùy theo kích cỡ của cây), tránh làm vỡ bầu. Chọn ngày trời nắng để đảo và đảo vào buổi sáng. Khi đảo cây ta có thể bứng cây vào chậu luôn hoặc chuyển cây sang hố khác, lấp đất chặt gốc.

Tuốt lá đào

Giữa tháng 11 âm lịch, tuốt hết lá bằng tay hoặc phun thuốc hóa học. Thường dùng Ethreel (thuốc dấm hoa quả Trung Quốc) 4 – 5 lọ (20-25ml)/10 lít nước, phun ướt đều tán sau 7-10 ngày lá rụng hết.

Với đào thế, nên đánh cây và trồng cây vào chậu trước khi tuốt lá 1 – 2 tháng. Tác dụng của việc tuốt lá là để cây tập trung dinh dưỡng làm nụ, đảm bảo nụ hoa ra nhiều, đều, mập, hoa to, cánh dày, màu đẹp.