Bệnh hắc lào và cách chữa như sau:
2.1. Phương pháp tây y
Tổn thương da do hắc lào gây ra có đặc điểm khá lành tính, điều trị không quá phức tạp và nhanh khỏi. Tuy nhiên cần điều trị tích cực đến khi bệnh khỏi hẳn để tránh tái phát và lan rộng.
Bạn đang xem: Bị bệnh hắc lào và cách chữa hiệu quả
Điều trị tại chỗ bằng thuốc bôi
Xem thêm : 1 muỗng dầu ăn bao nhiêu calo? Ăn dầu ăn có béo không?
Hắc lào là bệnh có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác và chủng nấm dermatophytes có khả năng tái phát cao nên cần sử dụng đúng loại thuốc và đúng thời gian quy định bằng các thuốc bôi. Loại thuốc này được sử dụng trong điều trị hắc lào ở giai đoạn nhẹ khi các triệu chứng mới chỉ bắt đầu. Phương pháp này áp dụng một số loại thuốc bôi có tính bạt sừng, kháng viêm, kháng nấm để làm giảm các triệu chứng của bệnh, đồng thời ngăn chặn sự lây lan sang các vùng da khác. Các loại thuốc này bao gồm:
- Dung dịch BSI 1-3% có chứa công thức kết hợp giữa 3 hoạt chất Iod, Acid benzoic và Acid salicylic. Thuốc có hiệu quả tối ưu trong điều trị các bệnh về da như hắc lào, lang ben,…
- Dung dịch ASA 1-2% có chứa thành phần chính là Acetylsalicylic acid và Ethanol 96% với công dụng diệt nấm, khử trùng, làm bong lớp sừng. Đây là thuốc đặc hiệu sử dụng để ức chế sự phát triển của các loại nấm.
- Kem bôi kháng nấm: Một số loại kem bôi kháng nấm thường được sử dụng như Ketoconazole, Itraconazole, Clotrimazole,… Đây là những thuốc được chỉ định khi bệnh nhân không có đáp ứng với các loại dung dịch bôi đã kể trên.
- Kháng sinh dạng bôi: Được sử dụng khi bệnh nhân xuất hiện các tổn thương thứ phát trên da và có nguy cơ nhiễm khuẩn. Tình trạng bệnh có thể được kiểm soát sau vài tuần sử dụng.
Điều trị toàn thân
Phương pháp sử dụng thuốc có tác dụng điều trị toàn thân được sử dụng trong trường hợp bệnh diễn biến nghiêm trọng và lây lan trên diện rộng. Một số loại thuốc có thể được bác sĩ chỉ định:
- Thuốc kháng nấm: Các thuốc Itraconazole, Griseofulvin, Ketoconazole,… dùng trong trường hợp bệnh hắc lào lan tỏa trên diện rộng và không đáp ứng với các thuốc điều trị tại chỗ. Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng cho các bệnh nhân mắc bệnh về gan thận.
- Thuốc kháng histamin H1: Các thuốc Clorpheniramin, Cetirizin, Loratadin, Fexofenadin,… dùng để làm giảm đi tình trạng ngứa ngáy khó chịu trên da. Thuốc có tác dụng tương đối an toàn nhưng tránh lạm dụng ở đối tượng trẻ em và người cao tuổi.
- Vitamin tổng hợp: Thành phần này được chỉ định nhằm hỗ trợ cải thiện sức đề kháng ở bệnh nhân có tình trạng suy giảm hệ miễn dịch trong quá trình điều trị.
Xem thêm : Xóa cuộc trò chuyện trên Messenger bên kia có biết không?
Khi sử dụng thuốc trong điều trị hắc lào, bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề sau:
- Tuân thủ thời gian, liều lượng thuốc để đảm bảo hiệu quả điều trị, tránh tái phát.
- Không sử dụng chung quần áo, vật dụng cá nhân với người khác để tránh nhiễm bệnh.
- Không được tự ý sử dụng các loại thuốc kháng nấm khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Bệnh nhân mắc các bệnh về gan thận cần báo trước với bác sĩ.
- Mặc đồ có chất liệu cotton để giúp thấm hút mồ hôi nhanh chóng.
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng da bệnh, tránh để đọng lại mồ hôi.
2.2. Phương pháp dân gian
Một số phương pháp dân gian có thể được sử dụng trong quá trình điều trị như hắc lào như:
- Tỏi: Sử dụng 1-2 tép tỏi đem đi giã nát rồi trộn chung với dầu oliu hoặc dầu dừa và bôi lên vùng da bị hắc lào. Có thể sử dụng băng gạc cố định để da hấp thụ được các tinh chất có trong tỏi và dầu oliu trong 2 giờ. Cần lưu ý chỉ nên bôi một lớp mỏng lên da để tránh bị bỏng.
- Giấm táo: Đây là nguyên liệu có tác dụng tốt trong việc điều trị nấm da. Pha loãng giấm táo với nước ấm rồi bôi lên vùng da bị bệnh với 2-3 lần/ngày đến khi khỏi hẳn.
- Nha đam: Nha đam là loại thực vật có tính mát với tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, chống virus rất tốt. Chế biến nha đam bằng cách gọt sạch vỏ, lấy phần thịt rồi xay nhuyễn, sau đó đắp lên vùng da bị tổn thương khoảng 2-3 lần/ ngày.
- Dầu dừa: Dầu dừa có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và nấm bằng cách tác dụng phá vỡ màng bảo vệ của chúng. Do đó, bệnh nhân chỉ cần thoa trực tiếp dầu dừa lên vùng da bị bệnh rồi massage nhẹ nhàng. Thực hiện mỗi ngày 1-2 lần.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp