Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối nguy hiểm không? Cách điều trị

Nguyên nhân mẹ đi ngoài nhiều khi mang thai tháng cuối và các mẹo chữa tiêu chảy cho bà bầu.

Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối là bình thường hay bất thường?

Mẹ bị tiêu chảy khi mang thai tuần 38 (thai kì 3 tháng cuối) tuy không phổ biến như chứng táo bón nhưng cũng không hiếm gặp ở phụ nữ mang thai. Đây là một hiện tượng bình thường chứ không phải hiện tượng bất thường.

Bà bầu đi ngoài nhiều khi mang thai tháng cuối là bình thường

Do vậy nếu thấy mình có biểu hiện tiêu chảy mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng mà cần bình tĩnh để tìm ra nguyên nhân, từ đó có các mẹo chữa tiêu chảy cho bà bầu.

Nguyên nhân gây nên tình trạng bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối

Ba tháng cuối cơ thể sản sinh ra nhiều hoocmon prostaglandin chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ, sinh nở. Hoocmon này có tác dụng thúc đẩy ruột mở ra, nhu động ruột tăng lên giúp đào thải hết các chất thải có trong ruột ra ngoài, giúp ruột trở lên rỗng, phục vụ quá trình sinh đẻ của mẹ. Chính vì có sự thay đổi này mà ba tháng cuối mẹ bầu có thể bị tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần trong ngày.

Do bà bầu bị ngộ độc thực phẩm, ăn phải thức ăn lạ, thức ăn nhiễm khuẩn, thức ăn chứa nhiều thuốc bảo vệ thực phẩm… dẫn đến rối loạn hệ tiêu hóa, tiêu chảy. Trong suốt quá trình mang thai sức đề kháng của mẹ bầu giảm sút nên rất dễ bị ngộ độc thực phẩm. Do vậy mẹ bầu cần chú ý thực đơn cho bà bầu bị tiêu chảy cần tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi, tránh ăn thức ăn tái, sống hoặc những thực phẩm dễ gây ngộ độc như: sứa, dưa chuột, đỗ xanh, măng…

Ăn uống hợp lý, ăn chín uống sôi giúp giảm nguy cơ tiêu chảy cho bà bầu

Ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều một món ăn hoặc một nhóm thực phẩm. Ăn quá nhiều chất béo hoặc uống quá nhiều sữa cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy.

Do mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Nếu mẹ bị mắc tiểu đường thai kỳ cũng có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy.

Bà bầu 34 tuần bị tiêu chảy ảnh hưởng tới mẹ và bé như thế nào?

Tuy là một hiện tượng bình thường, có thể xảy đến với bất cứ bà bầu nào nhưng tiêu chảy ba tháng cuối lại đem đến rất nhiều phiền phức cho cả mẹ và bé.

Phiền phức đầu tiên là làm mẹ bầu mệt mỏi do mất nước. Khi bị tiêu chảy cơ thể sẽ rất nhanh bị mất nước. Tình trạng này làm sức khỏe người mẹ nhanh chóng giảm sút. Tiêu chảy cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ nhỏ tử vong nhanh nhất nếu không kịp thời chữa trị.

Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối có thể dẫn đến tình trạng sinh non cho bé. Sở dĩ như vậy là do khi tiêu chảy hệ thống ruột liên tục phải hoạt động, làm bụng co bóp thường xuyên. Việc này có thể làm bà bầu sinh non.

Do vậy khi bị tiêu chảy trong ba tháng cuối mẹ bầu không được chủ quan. Nếu mức độ tiêu chảy ở mức độ nhẹ, một ngày đi đại tiện 2-3 lần thì có thể yên tâm. Nhưng nếu tình trạng tiêu chảy nặng, đi kèm với đó là buồn nôn, háo nước, mệt mỏi, khô miệng… thì cần đến bệnh viện hoặc các cơ sở uy tín để được tư vấn và chữa trị.

Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối kéo dài sẽ mệt mỏi

Các mẹo chữa tiêu chảy cho bà bầu

Khi bị tiêu chảy mẹ bầu sẽ bị mất nước nhiều nên cần bổ sung lượng nước đầy đủ cho cơ thể. Mẹ bầu có thể uống nhiều nước lọc hơn. Hoặc uống các dịch bù nước như: Oresol, nước muối đường, nước gạo rang muối đường, nước cháo loãng muối trắng….

Cách làm một số dung dịch bù nước cho bà bầu tiêu chảy ba tháng cuối:

Oresol: Đây là dung dịch bù nước được sử dụng phổ biến cho người bị tiêu chảy và sốt cao. Dung dịch Oresol có hai dạng là dạng bột và dạng dung dịch uống sẵn. Mẹ bầu có thể tìm mua tại tất cả các hiệu thuốc

Nước gạo rang muối đường: Rang đều gạo tẻ cho đến khi gạo có màu vàng sậm cho thêm nước đun một nhừ, khi gạo nhừ cho một chút muối, một chút đường là có thể uống được. Nước gạo rang muối đường tuy hơi khó uống như lại rất tốt cho bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối, sốt, nôn chớ.

Nước cháo loãng muối trắng: Ninh gạo nhừ sau đó nấu loãng rồi cho thêm một chút muối trắng là có thể sử dụng ngay.

Oresol là dung dịch bù nước rất cần thiết cho bà bầu bị tiêu chảy ba tháng cuối

Ngay khi bị tiêu chảy cần dừng ngay các thực phẩm nhuận tràng như: chuối, cam, rau mồng tơi, sữa, đồ tanh( tôm, cá, hải sản)…thay vào đó là các thực phẩm tốt cho bệnh tiêu chảy như: cà rốt, cháo thịt gà cà rốt, hồng xiêm…

Ngoài mẹ bầu có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian dưới đây để giảm hiện tượng tiêu chảy:

Nước lá búp ổi: Lấy vài búp ổi tươi, đun sôi với nước, cho thêm một vài hạt muối, để ấm rồi uống. Nước búp ổi giúp làm se thành ruột, giảm nhu động ruột, giúp giảm hiện tượng tiêu chảy. Nước búp ổi cũng rất an toàn cho mẹ và bé, không đem đến tác dụng phụ.

Lá mơ lông: Theo kinh nghiệm dân gian, lá mơ lông được coi là vị thuốc hữu hiệu để chữa bệnh tiêu chảy và kiết lỵ. Lá mơ lông có vị đắng chát, tính mát, tiêu thực sát khuẩn. Mẹ có thể ăn trực tiếp lá mơ lông hoặc xào lá mơ lông với tỏi.

Một điều quan trọng khi bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối cần nhớ là cần đến khám bác sĩ, siêu âm để kiểm tra sức khỏe thai nhi và có sự tư vấn kịp thời của bác sĩ.

Trên đây là một số thông tin liên quan tới hiện tượng mẹ bầu bị tiêu chảy ba tháng cuối (mang thai 37 tuần bị tiêu chảy). Hy vọng những thông tin trên giúp các mẹ yên tâm hơn trong khoảng thời gian cuối thai kì.

Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh.

Xem thêm bài viết

Mẹ bầu ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối

Thai nhi như thế nào trong 3 tháng cuối thai kì? Mẹ cần biết

Các dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu cần chú ý