2 cách chuyển phân số thành hỗn số và ngược lại

Video cách chuyển phân số sang hỗn số

Số thập phân hữu hạn ngoài dạng phân số là $frac{a}{b}$ thì còn có một dạng khác nữa, đó là $pfrac{q}{r}$

Số $pfrac{q}{r}$ với p là một số nguyên khác 0. Trong đó q và r là những số nguyên dương, q nhỏ hơn r được gọi là hỗn số

Vậy hỗn số là số như thế nào? Làm sao để chuyển một phân số thành một hỗn số và ngược lại? Câu trả lời đã được trình bày chi tiết bên dưới đây …

I. Hỗn số là gì?

Hỗn số là số gồm phần nguyên và phần phân số, phần phân số thường nhỏ hơn 1.

Hay nói cách khác: Hỗn số là một số được tạo ra bằng cách kết hợp hai loại số khác nhau với nhau.

Thông thường, hỗn số bao gồm một phần nguyên và một phần thập phân. Ví dụ, 3 ½, 2 2/3, 7 1/4 là các ví dụ về hỗn số.

Trong toán học, hỗn số thường được biểu diễn dưới dạng phân số với tử số lớn hơn mẫu số.

Ví dụ. $2frac{3}{5}, -7frac{11}{13}$ là những hỗn số.

II. Phân số là gì?

Phân số là một số được biểu diễn dưới dạng tỉ lệ giữa hai số nguyên, gọi là tử số và mẫu số, nó được phân cách bởi dấu phân số.

Phân số thường được viết dưới dạng a/b, trong đó a là tử số và b là mẫu số.

Phân số cũng có thể được diễn giải như một tỷ lệ. Ví dụ, phân số 3/4 có thể diễn giải như tỷ lệ 3 đơn vị trên 4 đơn vị, hoặc có thể được biểu diễn bằng 75% hoặc 0,75.

Phân số được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau, chẳng hạn như trong tính toán, đo lường và định vị trên bản đồ.

III. Cách chuyển phân số thành hỗn số

Chúng ta chỉ có thể chuyển các phân số lớn hơn 1 thành hỗn số và mỗi phân số lớn hơn 1 đều tồn tại duy nhất một hỗn số tương ứng.

Cách #1. Sử dụng kiến thức Toán học

Ví dụ 1. Chuyển $frac{3}{2}$ thành hỗn số.

Lời giải:

Suy ra $3=2.1+1$, hay nói cách khác là 3 chia 2 được thương hụt là 1 và số dư là 1.

Suy ra phần nguyên là 1 và phần phân số là $frac{1}{2}$

Vậy => $frac{3}{2}=1frac{1}{2}$

Ví dụ 2. Chuyển $-frac{7}{5}$ thành hỗn số

Lời giải:

Đầu tiên, chúng ta sẽ chuyển $frac{7}{5}$ thành hỗn số trước.

Suy ra $7=5.1+2$, hay nói cách khác là 7 chia 5 được thương hụt là 1 và số dư là 2

Suy ra phần nguyên là 1 và phần phân số là $frac{2}{5}$

Suy ra $frac{7}{5}=1frac{2}{5}$

Vậy => $-frac{7}{5}=-1frac{2}{5}$

Cách #2. Sử dụng máy tính cầm tay CASIO để chuyển

Giả sử mình cần chuyển phân số $frac{2022}{9}$ sang hỗn số trên máy tính CASIO fx-580VN X

Bước 1. Nhấn để nhập phân số $frac{2022}{9}$ vào máy tính.

Bước 2. Nhấn phím để máy tính lưu phân số và rút gọn phân số (nếu phân số chưa tối giản).

Bước 3. Nhấn để chuyển phân số $frac{2022}{9}$ hay $frac{674}{3}$ thành hỗn số.

Vậy phân số $frac{2022}{9}$ khi chuyển thành hỗn số sẽ là $224frac{2}{3}$

Xem video hướng dẫn các thao tác:

IV. Cách chuyển hỗn số thành phân số

Nếu như việc chuyển phân số thành hỗn số khá tốn thời gian thì việc chuyển ngược lại (tức chuyển hỗn số thành phân số) sẽ nhanh hơn rất nhiều.

Mỗi hỗn số sẽ tồn tại duy nhất một phân số tương ứng (nếu chỉ tính phân số tối giản).

Cách #1. Sử dụng kiến thức Toán học

Ví dụ 3. Chuyễn hỗn số $89frac{43}{84}$ sang phân số.

Lời giải:

$89frac{43}{84}=frac{89.84+43}{84}=frac{7519}{84}$

Vậy hỗn số $89frac{43}{84}$ có phân số tương ứng là $frac{7519}{84}$

Ví dụ 4. Chuyển hỗn số $-38frac{46}{89}$ sang phân số.

Lời giải:

Trước hết chúng ta sẽ chuyển hỗn số $38frac{46}{89}$ sang phân số

$38frac{46}{89}=frac{38.89+46}{89}=frac{3428}{89}$

Vậy hỗn số $-38frac{46}{89}$ có phân số tương ứng là $-frac{3428}{89}$

Cách #2. Sử dụng máy tính cầm tay CASIO

Giả sử mình cần chuyển hỗn số $46frac{16}{90}$ sang phân số trên máy tính CASIO fx-580VN X

Bước 1. Nhấn để nhập hỗn số $46frac{16}{90}$ vào máy tính.

Bước 2. Nhấn phím để chuyển

V. Lời kết

Vâng, như vậy là mình đã hướng dẫn xong cho các bạn cách chuyển phân số thành hỗn số và ngược lại một cách khá chi tiết rồi đó.

Trong quá trình thực hành, khi cần thực hiện các phép tính (cộng, trừ, nhân và chia) với các hỗn số chúng ta thường chuyển chúng thành phân số rồi thực hiện với các phân số vừa chuyển.

Riêng trường hợp cộng hoặc trừ thì bạn có thể cộng hoặc trừ trên các phần nguyên, các phần phân số rồi kết hợp các kết quả lại là được. Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo ?

Đọc thêm:

  • 3 cách cộng hai phân số bất kỳ (có cách sử dụng CASIO)
  • 4 cách trừ hai phân số bất kỳ (có cả cách sử dụng CASIO)
  • Cách so sánh hai phân số bất kỳ (khác mẫu hoặc cùng mẫu)

CTV: Nhựt Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com Edit by Kiên Nguyễn