Đặt gà cúng trên bàn thờ quay ra hay quay vào mới đúng? Đơn giản mà nhiều nhà làm sai

Video cách đặt gà cúng trên bàn thờ

Gà cúng là một lễ vật phổ biến trong các mâm cúng của các gia đình, đặc biệt những ngày lễ, tuần rằm quan trọng. Có những gia đình cứ mùng một, tuần rằm và bất kể ngày lễ nào cũng có gà trên ban thờ hoặc ban thần linh. Thế nên có những người chỉ làm nghề chuyên phục vụ gà cúng cho những ngày lễ tết và tuần rằm. Điều đó cho thấy gà cúng xuất hiện quen thuộc như thế nào trong đời sống tâm linh người Việt.

dat=ga-cung-quay-ra-hay-vao

Vì sao nên chọn gà trống choai để cúng

Trong văn hóa nông nghiệp, mặt trời là một yếu tố vô cùng quan trọng. Đó là biểu hiện cho một ngày mới bắt đầu, ánh sáng chan hòa, mưa nắng thuận hòa giúp cho cây cối phát triển, mùa màng bội thu.

Gà trống thường cất tiếng gáy bắt đầu ngày mới, khi những tia nắng mai vừa ló rạng. Trên đầu gà trống có mào lớn, đỏ tươi, được coi như biểu tượng của mặt trời rực rỡ.

ga-tren-ban-tho

Điều này khiến gà trống được coi trọng, trở thành con vật linh thiêng, tinh khiết, quý hơn hẳn những loài động vật khác và luôn được chọn để thực hiện các nghi lễ hiến tế hoặc nghi thức tôn giáo nào đó.

Với người Việt, gà trống như cầu nối giữa thế giới con người với thế giới thần linh, là con vật được chọn để dâng cúng thần linh, tổ tiên mỗi dịp lễ Tết. Con gà như biểu tượng văn hóa đi liền với tín ngưỡng tôn sùng mặt trời của nghề nông, dần thành phong tục của mọi gia đình Việt Nam khi Tết đến, xuân về.

Gà quay ra hay quay vào?

Theo một số quan niệm dân gian thì gà quay ra quay vào không quan trọng. Gà quay ra thì nhìn mâm cúng, ban thờ cúng lễ trông đẹp. Thời xa xưa chỉ thờ miếng gà cũng được nên việc quay ra quay vào không quan trọng. Đó là quan niệm của dân gian.

Nhưng theo quan niệm phong thủy thì gà nên đặt quay vào ban thờ, nghĩa là con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu, thể hiện sự tôn kính thần linh, gia tiên. Trong khi gà quay ra tức là gà không chịu chầu, thể hiện sự bất kính, ngang ngược. Việc quay ra nhìn thẩm mỹ sẽ đẹp hơn nhưng xét về tâm linh, chúng ta đặt gà lên thờ là dâng lễ, thì phải hướng về tổ tiên thần linh, chứ quay ra đẹp cho người còn sống thì đâu có ý nghĩa.

dat-ga-cung1

Trong quan niệm xa xưa của người Việt, gà trống như cầu nối giữa thế giới con người với thế giới thần linh. Bởi thế nếu gà đặt quay ra thì không còn đảm bảo ý nghĩa kết nối nữa. Do đó đặt gà cúng quay về phía bát hương, để thay gia chủ gửi lời khấn nguyện đến gia tiên, thần linh mới linh nghiệm.

Cách làm gà cúng đẹp cho đêm Giao thừa

Gà luộc cho mâm cơm Tất niên hơi khác với gà cúng Giao thừa. Gà cúng Giao thừa phải là gà trống non, dâng cúng là chính. Gà cho mâm cơm tất niên là để ăn, do đó cần chọn gà mái béo đã đẻ trứng một đợt ăn sẽ ngon hơn.

Muốn gà cúng ngon, đẹp làm gà xong cần rửa sạch tiết để nước không bị đục. Cho gà vào nồi, đổ nước lạnh ngập thân gà (không cho gà vào nước nóng vì da gà bị nóng đột ngột sẽ co lại, dễ bị rách), đun lửa tới sôi lăn tăn (không sôi sùng sục) thì hớt bỏ bọt và cứ để thế khoảng 7- 8 phút. Nướng 1 củ gừng, 1 củ hành, đập giập bỏ vào nồi nước luộc gà rồi luộc tiếp (5 phút nếu là gà non để cúng Giao thừa, 10 phút với gà luộc để ăn).

Tắt bếp, đậy vung, ngâm gà trong nước thêm 5 phút. Muốn da gà giòn khi vớt ra thả ngay vào nước thật lạnh. Sau đó tháo dây buộc gà, bày ra đĩa, mỏ gà cài bông hoa hồng đỏ rực (hoặc hoa tỉa từ củ hành lá xanh cũng đẹp mắt), tiết, lòng gà nhét lại vào bụng gà.

* Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo