Đeo huy hiệu Cựu chiến binh bên nào cho đúng theo quy định?
Việc đeo huy hiệu Cựu chiến binh bên nào, cũng như sử dụng trong trường hợp nào đều được quy định tại Hướng dẫn số 17/HD-CCB ngày 01/04/2013 của Ban Chấp hành Trung Ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam về thi hành Điều lệ Hội, đồng thời hướng dẫn thống nhất về việc sử dụng và đeo huy hiệu cựu chiến binh. Cụ thể như sau:
Vị trí đeo huy hiệu Cựu chiến binh chính xác: Đeo Huy hiệu Hội Cựu chiến binh đeo ở ngực trên bên trái, phía trên túi áo của Cựu chiến binh Việt Nam, trong trường hợp không đeo huân, huy chương (cuống hoặc dải). Nếu trong trường hợp Cựu chiến binh đeo huân, huy chương (cuống hoặc dải) thì huy hiệu Hội Cựu chiến binh được đeo trên ngực áo ngoài phía bên phải.
Bạn đang xem: Đeo huy hiệu Cựu chiến binh bên nào? Cách đeo đúng quy định?
Vị trí chính xác nhất là cách cầu vai khoảng 5-10cm và cách đường chỉ may của túi áo bên trái tầm 1 cm. (Tải huy hiệu Cựu chiến binh vector cuối trang nhé)
- Tham khảo thêm: Làm bảng tên nhân viên cài áo ở Hà Nội
Khi nào cần đeo huy hiệu Cựu chiến binh Việt Nam: Đeo huy hiệu Hội khi tham dự các kỳ đại hội, những ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn của Đảng, Nhà nước, dân tộc, quân đội và của Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Trong khi hội đàm và tiếp khách quốc tế; đi công tác nước ngoài; dự các hội nghị, họp mặt của Hội và của các cơ quan, đoàn thể, các đơn vị trong và ngoài quân đội; khi dự đám tang các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội, hội viên trong Hội.
- Xem thêm: Làm móc khóa theo yêu cầu
Vào các ngày lễ của Cựu chiến binh, lễ kết nạp Cựu chiến binh viên, đảng viên, những buổi sinh hoạt và hội họp của Cựu chiến binh thì tất cả các Cựu chiến binh viên phải đeo Huy hiệu. Tuy nhiên, trong giờ làm việc sinh hoạt hàng ngày không khuyến khích đeo Huy hiệu Cựu chiến binh.
- Tham khảo thêm: Làm huy chương theo yêu cầu Hà Nội
- Xem thêm: In huy hiệu, làm huy hiệu theo yêu cầu giá rẻ Hà Nội
Ý nghĩa huy hiệu Cựu chiến binh là gì?
Ngày 6/12/1989, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VI đã quyết định cho thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Mục đích của Hội là tập hợp, đoàn kết, tổ chức, động viên các thế hệ Cựu chiến binh giữ gìn và phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng và hợp pháp của Cựu chiến binh, chăm lo giúp đỡ nhau trong cuộc sống, gắn bó tình bạn chiến đấu.
- Xem thêm: in cốc sứ theo yêu cầu làm quà tặng ở Hà Nội
Hình thức Biểu tượng Huy hiệu Cựu chiến binh
Bông lúa là biểu tượng của nền nông nghiệp Việt Nam, hàm ý muốn nói đến xuất thân của những người cựu chiến binh. Họ sinh ra và lớn lên từ những vùng quê nông nghiệp, bởi vậy mà hình ảnh bông lúa sẽ mang nét đặc trưng nhất về họ.
Hình ảnh huy hiệu hội cựu chiến binh sử dụng biểu tượng Bác Hồ làm trung tâm và hình ảnh bông lúa ở hai bên logo tạo sự cân đối và hài hòa.
Từ trước đến nay, khi nói đến cựu chiến binh, người ta hay nhắc đến hình ảnh những anh bộ đội cụ Hồ với một tinh thần dũng cảm, gan dạ. Hội cựu chiến binh chính là tập hợp của những con người như thế, họ đã hy sinh tuổi thanh xuân cho một nền hòa bình, độc lập thống nhất nước nhà.
Khi sử dụng hình ảnh bác Hồ, hội cựu chiến binh muốn truyền tải thông điệp về tổ chức hội luôn lấy sự lãnh đạo của Bác, của Đảng và Nhà nước làm kim chỉ nam cho mỗi hoạt động. Hình ảnh Bác Hồ với gương mặt nghiêm túc, râu tóc bạc phơ sẽ là tấm gương sáng cho các cựu chiến binh noi theo.
Phía dưới cùng là một giá đỡ ghi rõ tên hội CCBVN viết tắt cho tên tổ chức
Màu sắc huy hiệu Cựu chiến binh mang ý nghĩa nhiệt huyết hi sinh cho sự ấm no nhân dân
Xem thêm : Nên bước chân trái hay chân phải trước khi ra khỏi nhà để gặp may mắn, tránh xui xẻo
Hai tông màu vàng, đỏ là chủ đạo của hình ảnh hội cựu chiến binh. Màu vàng – màu của hạt lúa mang đến sự ấm no cho mọi nhà. Màu đỏ là màu cờ, màu của máu, màu của những nhiệt huyết của tuổi trẻ.
Màu sắc hội cựu chiến binh không sử dụng những gam màu sáng chói, nổi bật. Thay vào đó là những gam màu đậm, trầm ấm thể hiện sự chín chắn, sâu sắc của tổ chức.
Hội Cựu chiến binh Việt Nam là gì?
Theo Điều 3 Pháp lệnh Cựu chiến binh 2005, Hội Cựu chiến binh Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đại diện ý chí, nguyện vọng của Cựu chiến binh, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
07 nhiệm vụ của Hội Cựu chiến binh Việt Nam
Bảy (07) nhiệm vụ chính của Hội Cựu chiến binh Việt Nam được quy định tại Điều 11 Pháp lệnh Cựu chiến binh 2005, cụ thể như sau:
- Xem thêm: in pha lê kỷ niệm chương làm quà tặng ở Hà Nội
(1) Tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa; đấu tranh chống mọi âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch; chống các quan điểm sai trái với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Ngoài ra còn thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật.
(2) Tham gia phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; kiến nghị với cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương về xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến Cựu chiến binh, Hội Cựu chiến binh.
(3) Tập hợp, đoàn kết, động viên Cựu chiến binh rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ hiểu biết đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kiến thức về kinh tế, văn hoá, khoa học – kỹ thuật, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.
Bên cạnh đó còn tập hợp quân nhân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự tiếp tục phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tham gia tổ chức câu lạc bộ, Ban liên lạc Cựu quân nhân, các phong trào cách mạng ở cơ sở.
(4) Tổ chức chăm lo, giúp đỡ Cựu chiến binh nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phát triển kinh tế gia đình, xoá đói, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp; tổ chức các hoạt động tình nghĩa để Cựu chiến binh tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
(5) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Cựu chiến binh; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho Cựu chiến binh.
Xem thêm : Tử vi tuổi Nhâm Thân 1992 nam mạng năm 2023
(6) Tiến hành các hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
(7) Phối hợp với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức thành viên khác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan quân sự giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí tự lực, tự cường cho thế hệ trẻ.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hội Cựu chiến binh Việt Nam
Hội Cựu chiến binh Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện và hoạt động theo đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Điều lệ Hội.
Cụ thể, Hội Cựu chiến binh Việt Nam được tổ chức từ trung ương đến cơ sở, bao gồm:
- Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam;
- Hội Cựu chiến binh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Hội Cựu chiến binh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
- Hội Cựu chiến binh xã, phường, thị trấn.
Ngoài ra, trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tổ chức thích hợp của Cựu chiến binh hoạt động theo quy định của Pháp lệnh Cựu chiến binh 2005 và Điều lệ Hội.
(Điều 9 và Điều 10 Pháp lệnh Cựu chiến binh 2005)
Kinh phí, tài sản của Hội Cựu chiến binh Việt Nam
Cụ thể tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 157/2016/NĐ-CP, kinh phí, tài sản của Hội Cựu chiến binh Việt Nam được quy định như sau:
- Nguồn kinh phí hoạt động của Hội Cựu chiến binh bao gồm:
- Nguồn thu hội phí;
- Nguồn viện trợ, tài trợ;
- Nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, gồm:
- Kinh phí của Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam và của Hội Cựu chiến binh các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương do ngân sách Trung ương bảo đảm.
- Kinh phí của Hội Cựu chiến binh cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và của Hội Cựu chiến binh các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương do ngân sách địa phương bảo đảm.
- Nguồn hỗ trợ từ các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và tổ chức khác;
- Các nguồn thu khác (nếu có).
Tài sản của Hội Cựu chiến binh bao gồm:
Tài sản Nhà nước giao; Tài sản do cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài tài trợ, cho, tặng theo quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm :
Cách đeo Huy hiệu Đảng trên áo
Đeo huy hiệu Đoàn bên nào, cách đeo huy hiệu Đoàn đúng quy định
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp