Làm thế nào để chống muỗi hiệu quả? Các loại thảo mộc từ tự nhiên luôn mang lại nhiều điều kỳ diệu về công dụng cho sức khỏe và mẹo vặt gia đình. Chẳng hạn như để chống lại côn trùng quấy nhiễu, dân gian thường dùng cách đuổi muỗi bằng tỏi tự nhiên. Ngoài tỏi ra thì cây sả cũng thường được sử dụng phổ biến rộng rãi và vô cùng dễ làm. Tham khảo thêm 23 thuốc diệt muỗi, chống muỗi tận gốc cho gia đình bạn nhé.
- Thế nào là lỗi đi ngược chiều? Mức phạt lỗi đi ngược chiều
- Tặng quà gì ý nghĩa trong lễ mừng thọ 90, 100 tuổi của ông bà, cha mẹ?
- Điều khiển xe 50cc khi chưa đủ tuổi có bị xử phạt không?
- Có bầu ăn tiết canh được không? Quan niệm sai lầm về tiết canh
- Top 3 Loại Thuốc Bổ Não Của Pháp Được Bác Sĩ Khuyên Dùng
Tại sao cây sả có tác dụng đuổi muỗi trong nhà hiệu quả?
Sả, một nguyên liệu phổ biến được sử dụng trong ăn uống hoặc làm hương thơm xung quanh được sử dụng trong các hoạt động spa giải trí và lối sống, cũng thường được coi là một giải pháp thay thế kiểm soát côn trùng cho muỗi.
Bạn đang xem: 10 cách đuổi muỗi bằng sả ở phòng ngủ bếp ăn vĩnh viễn dễ làm
Do có vẻ ngoài giống nhau nên sả và cỏ sả thường bị nhầm là cùng một loại trong khi chúng thực sự khác nhau. Cỏ sả thường có giả phân sinh màu đỏ (phần gần mặt đất nhất) trong khi cây sả có màu xanh đồng đều.
Trong mọi trường hợp, Tại sao cây sả và cỏ sả có tác dụng đuổi muỗi và côn trùng hiệu quả được? Cả hai đều chứa hợp chất sả giúp che đi mùi hương mà muỗi dựa vào để nhắm vào vật chủ là carbon dioxide và axit lactic.
Qua quá trình chưng cất, từ thân và lá của cây sả sẽ cho ra được một loại tinh dầu. Tinh dầu sả đã được chứng minh chứng chứa một số hoạt chất có chức năng làm tê liệt, rối loạn chức năng của muỗi khiến chúng mất phương hướng.
Cùng khám phá cách đuổi muỗi tự nhiên từ các loại thảo mộc trong nhà này bạn nhé. Ngoài cây sả ra, bạn có thể đọc thêm 40 cây trồng đuổi muỗi côn trùng trong nhà hiệu quả không kém các loại tinh dầu xịt đâu.
1. Hướng dẫn cách đuổi muỗi bằng cách trồng sả trong phòng ngủ
Cách chống muỗi từ nguyên liệu thiên như thế nào? Mùi hương từ thân và lá cây sả chính là nguyên nhân chính khiến muỗi phải sợ hãi mà xa lánh tránh xa không còn dám bén mảng lại gần.
Vì vậy, chúng ta sẽ tận dụng và trồng cây sả trong các khuôn viên như trong vườn, sân nhà, trước cửa nhà, hoặc có thể là 1 vài chậu cây nhỏ trồng sả ở cửa sổ phòng ngủ. Đọc thêm 23 cách đuổi muỗi ra khỏi nhà vĩnh viễn an toàn cho gia đình.
Cách trồng sả đuổi muỗi tại nhà siêu đơn giản như sau:
Nguyên vật liệu cần chuẩn bị:
- ✦
Vài nhánh sả tươi còn gốc (số lượng tùy theo nhu cầu)
- ✦
Lọ nước sạch (lựa lọ nước có độ cao vừa phải để cắm vừa các nhánh sả)
Bước 1: Kỹ thuật trồng sả không cũng có gì khó khăn. Bạn chỉ cần rửa sơ qua toàn bộ phần thân và lá sả để loại bỏ bụi bẩn hoặc côn trùng bám trên thân lá (nếu có). Chăm sóc cây sả mới trồng khá đơn giản, bạn chỉ cần cắt bỏ phần ngọn của lá, chừa lại độ dài vừa phải khoảng 15cm
Bước 2: Ngâm sả vào lọ nước (sao cho phần nước thân cây từ đến 5-10 cm). Vài ngày chúng ta sẽ thay nước một lần, cho đến khi rễ và lá phát triển lên. Thông thường khoảng 2 ngày chúng ta sẽ thấy được phần rễ nhú ra ở gốc, lá sẽ bắt đầu đâm ra trong 1 tuần đầu. Lưu ý ở cách trồng sả trong nước là cần để lọ nước ở những nơi thoáng mát, có ánh nắng mặt trời, không đậy nắp lọ nước.
Bước 3: Sau khoảng 2 tuần, đem trồng cây sả trong thùng xốp đặt tại sân vườn, sân nhà hoặc vào chậu đất tùy ý. 2 đến 3 ngày đầu cây cần được tưới thường xuyên để dễ dàng làm quen với môi trường mới.
Đến tuần thứ 3 chúng sẽ phát triển bình thường trong thùng xốp, bạn có thể tưới nước 2 đến 3 lần một tuần và 1 tháng sau sẽ có một cây sả xum xuê lá. Các bụi sả thu hoạch sau đó sẽ vừa giúp bạn đuổi muỗi vừa làm xanh mát cho khu vườn.
2. Cách đuổi muỗi bằng sả gừng
Sự kết hợp hoàn hảo của hai nguyên liệu thảo mộc tự nhiên là gừng và sả có tác dụng mang lại tác dụng tốt cho sức khỏe con người trong việc giảm đau nhức cơ bắp, xua đuổi côn trùng đốt, làm thông thoáng không khí và giải tỏa căng thẳng, giúp tình thần thư thái nhẹ nhàng hơn. Tham khảo thêm 23 đèn bắt muỗi diệt côn trùng trong nhà giá tiết kiệm. Dân gian thường áp dụng mẹo đuổi muỗi bằng sả và gừng tự nhiên vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm lại dễ làm. Cách làm tinh dầu sả gừng như sau:
Nguyên liệu chuẩn bị:
- ✦
200gr gừng tươi
- ✦
100ml dầu ăn hoặc dầu dừa
- ✦
1 cái chảo
Hướng dẫn các bước thực hiện làm sả gừng tinh dầu
Bước 1: Chọn gừng củ tươi. Lưu ý gừng Việt Nam thường có đặc điểm nhiều đường vân, màu tối, nhiều nhánh, sần sùi, trọng lượng mỗi củ nặng 0.5 cho tới 1g rất khác với gừng Trung Quốc thường láng mịn không sần (do có thể được nuôi trồng trong điều kiện nhà kính công nghiệp và ức chế tăng trưởng lớn nhanh), dễ bóc tách vỏ ngoài, có ít đường gân vân gợn sóng. Không chọn gừng già, héo quắt, mọc mầm vì sẽ chiết xuất ra số lượng tinh dầu rất ít và chất lượng cũng không được cao.
Bước 2: Bạn rửa sạch bằng nước rửa rau củ hoặc nước thường, đem cạo vỏ sau đó giã nhuyễn hỗn hợp gừng và sả (đã được băm nhỏ) và cố gắng vắt hết lấy nước cốt.
Bước 3: Lấy một chiếc chảo làm nóng trước, sau đó thêm một ít dầu (với liều lượng là gấp 3 lần nước cốt mới lấy được trước đó) đợi tới khi sôi, thì cho nước cốt và để lửa nhỏ liu riu khoảng 10ph.
Bước 4: Tắt bếp và để nguội là bạn đã có một lọ tinh dầu thần kỳ có thể xua đuổi côn trùng tránh xa gia đình mình rồi đó. Thật đơn giản phải không nào và giờ thì bạn chẳng sợ sốt xuất huyết lan truyền từ muỗi nữa rồi.
3. Cách đuổi muỗi bằng sả và dầu gió
Dầu tràm sả ngoài tác dụng tác dụng xoa bóp xương khớp khỏi nhức mỏi, thư giãn tinh thần còn được dùng để xua đuổi ruồi muỗi kiến gián côn trùng vô cùng hữu hiệu. Tuy nhiên thì, giá thành của các hương liệu hiện đang bán trên thị trường không hề rẻ chút nào nên bạn có thể học cách đuổi muỗi đơn giản từ công thức chế biến sau đây vừa tiết kiệm chi phí đáng kể lại có thể có được thành phẩm chất lượng cao nữa đó. Thường thì cứ 150kg lá tràm sẽ điều chế ra được 500ml tinh dầu nguyên chất.
Bước 1: Chọn lá tràm gió (không phải lá tràm keo nhé) rửa sạch phơi khô ráo sau đó đun kỹ khoảng 5-6 tiếng theo tỷ lệ 1 phần nước 2 phần lá. Để lửa nhỏ liu riu nhỏ nhỏ không quá to đủ để sôi nước.
Bước 2: Tạo 1 lỗ nhỏ nối ống dần ngoài trong lúc đậy chặt nồi. Phía đầu còn lại sẽ nối với chai thủy tinh và được đặt ở chậu nước lạnh theo nguyên tắc cô đặc, khí sẽ hóa lỏng và ngưng tụ lại thành những giọt tinh dầu.
Bước 3: Tạo hỗn hợp tinh dầu sả và tràm gió.
Cách đuổi muỗi bằng tinh dầu sả và dầu gió khá đơn giản. Bạn có thể nhỏ vài giọt tại những góc tường mà lũ ruồi muỗi côn trùng vẫn hay tụ tập. Mùi hương nồng từ tinh dầu sẽ khiến chúng choáng và không dám bén mảng tới gần nữa. Hoặc bạn có thể tận dụng chiếc quạt trần trong gia đình, rải đều lên đầu mỗi cánh. Mùi hương tinh dầu sẽ lan tỏa khắp phòng khiến lũ côn trùng đành phải bỏ xứ mà chạy.
Ngoài ra, bạn có thể nhỏ tinh dầu sả và dầu tràm vào nước tắm hoặc màn ngủ/quần áo cũng là một cách khá hay để chống muỗi và côn trùng đốt. Lưu ý nhỏ là cần thoa thử một ít lên da để biết được là bạn có bị kích ứng với dung dịch này không nhé.
4. Cách đuổi muỗi bằng sả chanh
Thời tiết chuyển mùa tạo điều kiện cho muỗi phát triển truyền nhiễm các căn bệnh virus zika, sốt xuất huyết. Sau đây là quy trình hướng dẫn cách đuổi muỗi bằng sả chanh siêu đơn giản:
Bước 1: Gọt lấy vỏ chanh
Bước 2: Thái sợi nhỏ vỏ chanh
Bước 3: Xếp vỏ chanh vào nồi một bát sứ ở giữa để có thể hứng tinh dầu. Thêm nước ngập ⅓ vỏ chanh và đun nhỏ lửa.
Bước 4: Úp ngược vung nồi và đặt lên một túi đá lạnh giúp ngưng tụ tinh dầu chanh nhanh hơn, đun tiếp trong 30ph. Đổ tinh dầu chanh thu được vào 1 hũ và sử dụng.
Tiếp theo là hướng dẫn cách làm tinh dầu sả xua đuổi muỗi dễ dàng như sau:
Bước 1: Cắt sả thành từng khúc nhỏ dài khoảng 5cm và dùng dao đập dập (không đập nát)
Bước 2: Xếp sả vào 1 bình thủy tinh và cho thêm giấm và nước theo tỉ lệ 100ml nước : 100ml giấm.
Bước 3: Để nơi khô thoáng khoảng 5 ngày. Sau đó, cho hỗn hợp vào máy xay nhuyễn. Lọc lấy nước ủ khoảng 3 tuần.
Trộn 2 hỗn hợp tinh dầu lại là bạn đã sáng chế ra một cách đuổi muỗi bằng sả chanh vô cùng lợi hại để xịt vào những góc tối, quần áo lũ côn trùng từ trước tới giờ thích trú ẩn thì giờ không dám bén mảng tới nữa mà phải cao chạy xa bay thoát thân cho kịp. Tinh dầu xịt muỗi đốt cũng có tác dụng giải ngứa ngáy cực nhanh nữa đó.
5. Bình xịt muỗi sả homemade
Nếu bạn lo ngại các bình thuốc xịt muỗi, côn trùng trên thị trường có các hóa chất không tốt cho sức khỏe vậy thì hãy cùng bắt tay vào tự làm ngay cho mình một bình xịt đuổi muỗi an toàn nhưng vẫn hiệu quả nhé. Cách làm tinh dầu sả như sau:
Nguyên liệu chuẩn bị cực kì đơn giản gồm có
- ✦
5 – 8 nhánh sả
- ✦
Hỗn hợp 20ml nước sạch và giấm ăn với tỉ lệ 1:1
- ✦
Lọ thủy tinh có nắp đậy
- ✦
Bình xịt tùy ý thích (nên lựa bình xịt có hạt sương nhỏ, mịn)
Bắt tay vào làm chỉ với vài bước đơn giản
Bước 1: Sả rửa sạch, đập dập, xắt nhỏ
Bước 2: Cho sả vừa cắt vào lọ thủy tinh, đổ hỗn hợp nước giấm vào, ủ trong 3 đến 5 ngày
Bước 3: Sau 3 đến 5 ngày, đem xay nhuyễn hỗn hợp vừa ủ bằng máy xay sinh tố. Tiếp tục đem phần đã xay nhuyễn đi ủ thêm trong 3 tuần. (Lưu ý mỗi lần ủ đều phải đậy nắp để ở nhiệt độ phòng, ở nơi thoáng khí)
Bước 4: Bước cuối cùng, lọc lấy xác của thân và lá sả, đem phần dung dịch sau khi lọc cho vào bình xịt.
Hướng dẫn cách sử dụng tinh dầu sả đuổi muỗi như sau:
Chúng ta có thể sử dụng bình xịt đuổi muỗi homemade này như một bình xịt toàn thân, xịt được lên người, quần áo, chăn gối để đuổi muỗi. Ngoài ra bạn có thể xịt vào những nơi muỗi hay lại gần như góc nhà, dưới dân bàn ghế để không bị muỗi cắn.
Lưu ý khi xịt lên người hay quần áo vải vóc chỉ cần xịt nhẹ một lượng vừa phải, không làm ướt quần áo, mùi hương từ tinh dầu sả trong dung dịch sẽ giúp muỗi không còn lại gần bạn. Đây là cách đuổi muỗi tự nhiên vô cùng hiệu quả, mùi hương của sả cũng sẽ giúp cơ thể bạn có hương thơm dịu nhẹ.
6. Cách đuổi muỗi bằng sả và giấm
Tận dụng mọi nguồn nguyên liệu sẵn có trong nhà, là bạn đã có thể trở thành chuyên gia chăm sóc gia đình chu đáo và thông thái nhất rồi đó. Cách tinh chế cũng rất đơn giản. Nguyên liệu cần chuẩn bị cần:
- ✦
5-8 cây sả
- ✦
Giấm trắng
- ✦
Xem thêm : Năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của cá nhân
Nước lọc tinh khiết
- ✦
Bình xịt rỗng
- ✦
Lọ thủy tinh rỗng và tráng nước sạch
Hướng dẫn cách điều chế tinh dầu đuổi muỗi bằng sả và giấm đơn giản
Bước 1: Rửa sả sạch sẽ, sau đó cần cắt khúc rồi đập dập
Bước 2: Lấy lọ thủy tinh để đựng sả cùng với nước và giấm. Đậy kín trong 3-5 ngày liên tiếp đợi sả tiết ra tinh dầu.
Bước 3: Sau 5 ngày, bạn dùng máy xay sinh tố để xay nhuyễn hỗn hợp này và lọc lấy phần nước cho vào bình xịt ủ trong 3 ngày liên tiếp.
Cách đuổi muỗi bằng sả và giấm ra khỏi nhà có hiệu quả giống như tỏi. Tuy nhiên, mùi hương của hỗn hợp này sẽ dễ chịu hơn rất nhiều.
7. Túi thơm bằng sả xua đuổi muỗi và côn trùng
Nếu bạn sống trong không gian nhỏ hoặc nhà bạn không có vườn hay đơn giản là bạn không có thời gian để trồng sả và làm tinh dầu xịt muỗi như trên thì có thể tận dụng loại cây trồng này xem chúng như những chiếc “túi thơm” tự nhiên đặt trong phòng.
Bước 1: Bằng cách đơn giản là mua sả về rửa thật sạch để ráo sao đó cắt khúc, đập dập rồi đem bỏ vào một túi lưới, hay túi vải mỏng (có thể là vải voan, hay các loại vải thô sơ, càng mỏng càng tốt).
Bước 2: Như vậy là bạn đã có một chiếc túi thơm bằng sả khử mùi ẩm mốc trong phòng cũng như dùng để đuổi muỗi hiệu quả vô cùng. Treo các túi thơm này ở trong phòng, ở vách tường cửa sổ hoặc trong nhà tắm để hương tinh dầu từ sả có thể đuổi ruồi muỗi côn trùng giúp bạn.
Nhược điểm của túi thơm này là nếu sử dụng trong môi trường ẩm thấp, không gian không sạch sẽ sẽ dễ làm mốc túi. Vì vậy, bạn cần thay túi thơm thường xuyên khoảng 1 tuần 1 lần hoặc sử dụng túi thơm đó đến khi sả đã khô và không còn mùi.
8. Cách trồng sả trong lọ nước xua đuổi muỗi
Nghe đến trồng cây nhiều bạn sẽ nghĩ rằng chắc hẳn sẽ phức tạp vì phải chăm bón tưới nước, nhưng với cách trồng cây sả trong lọ nước (hoặc ly nước) như này bạn sẽ không phải bận tâm về việc chăm sóc cây.
Thay vì tìm kiếm các loại cây trồng trong nhà tốt nhất, thì bạn hãy chọn luôn cây sả vừa tạo mảng xanh không gian mà còn đuổi muỗi hiệu quả.
Bước 1: Cách đơn giản này là bạn chỉ cần ra chợ mua 3 đến 5 nhánh sả về rửa thật sạch để loại bỏ đất cát còn bám trên phần thân và lá. Sau đó cắt tỉa lá gọn gàng khoảng 12 đến 15cm sao cho để vừa cách nhánh sả vào một cái lọ.
Bước 2: Đổ nước vào lọ ngập khoảng 5 đến 7cm và đặt lọ này trên bàn làm việc, trong phòng khách hoặc trong bếp.
Bước 3: Khi rễ và lá cây phát triển chúng sẽ tỏa mùi hương thoang thoảng rất nhẹ nhưng đủ để giúp bạn đuổi muỗi.
9. Cách đuổi muỗi bằng sả tươi cho phòng bếp
Ngoài cách trồng sả, đối với phòng bếp là nơi muỗi cực kỳ ưa thích, bạn có thể áp dụng cách đập dập sả (cần là loại tươi nhé) tự tiết ra mùi hương khuếch tán được xa và lâu. Treo tại phòng bếp đến khi sả khô là có thể thay thế bằng đợt mới khác. Chỉ với 5 tép, là bạn đã có một cách xua đuổi muỗi dùng cho phòng rộng cỡ 20m2 rồi đó.
10. Cách làm tinh dầu sả đuổi muỗi
Bạn thấy dễ chịu với mùi sả thì có thể chế biến chúng thành một loại tinh dầu. Tuy giá thành có mắc hơn so với các loại đang bán trên thị trường, những hàm lượng dưỡng chất chứa trong thành phẩm sẽ có chất lượng cao hơn, hiệu quả hơn, thời gian sử dụng cũng dài hơn nữa. Chắc chắn rằng kết quả này sẽ vượt mọi mong đợi của bạn đó. Tinh dầu sả xua đuổi ruồi muỗi có 2 cách sử dụng như sau:
Cách 1: Bạn nhỏ 3-4 giọt tinh vào đèn xông tinh dầu để khuếch tán tốt hơn cho phòng ngủ, phòng đọc sách.
Cách 2: Có thể xịt tinh dầu sả lên vật liệu mà muỗi thích đậu như quần áo, chăn màn hay chỗ cây xanh ẩm thấp.
Trên đây là 9 cách đuổi muỗi bằng sả đơn giản và đem lại hiệu quả, giúp bạn và gia đình không còn nỗi lo bị muỗi “quấy rầy”. Chúc các bạn thành công với những cách đuổi muỗi tự nhiên mà Cleanipedia đã giới thiệu trong bài viết này. Hãy ưu tiên áp dụng các phương pháp đuổi muỗi tự nhiên an toàn cho sức khỏe gia đình bạn nhé.
>> Xem thêm:
- ✦
Cách đuổi muỗi bằng quả quýt an toàn
- ✦
Phương pháp đuổi muỗi bằng chanh và hoa đinh hương an toàn
- ✦
Cách đuổi muỗi bằng tinh dầu quế an toàn
- ✦
Cách đuổi muỗi hiệu quả giúp không gian ngát hương và an toàn
Tác giả: Team Cleanipedia
Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp