Trao đổi với phóng viên Dân trí, thạc sĩ, bác sĩ Doãn Uyên Vy, chuyên gia về bệnh nhiễm độc, nguyên phó Đơn vị Chống độc, Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) cho biết, hiện nay, việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu trong đời sống diễn ra khá phổ biến.
Bên cạnh lợi ích, con người cũng có thể gặp các vấn đề không mong muốn khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, mà điển hình là việc ngộ độc thuốc trừ sâu.
Bạn đang xem: Cảnh báo loại thuốc trừ sâu gây ngộ độc nặng khi hít phải, ngấm qua da
Dựa vào nguồn gốc điều chế, thuốc bảo vệ thực vật được chia làm hai nhóm: hóa học và sinh học. Với các thuốc bảo vệ thực vật hóa học, có 4 nhóm phổ biến nhất là Clo hữu cơ, Lân hữu cơ, Carbamat và Pyrethoid. Trong đó, nhóm Lân hữu cơ và Carbamat có khối lượng sử dụng khá cao.
Theo bác sĩ Uyên Vy, Carbamat là nhóm thuốc trừ sâu dẫn xuất của hóa chất là acid carbamic, được sử dụng khá phổ biến ở các nhà nông. Trên thị trường, người dân có thể bắt gặp loại thuốc trừ sâu này với nhiều tên gọi, như Furadan, Vifuran, Hopsan, Bascide, Temik…
Xem thêm : Ý nghĩa 12 con số trên thẻ Căn cước công dân gắn chip
Ngộ độc thuốc trừ sâu Carbamat có thể xảy ra khi hóa chất thấm qua da, như khi thuốc đổ vào quần áo mà không thay đồ, tắm rửa ngay, để vậy tiếp tục làm việc. Carbamat cũng có thể gây ngộ độc khi hít phải, khi phun xịt thuốc trừ sâu bị ngược hướng gió và không có mặt nạ phòng độc bảo vệ an toàn.
Một trường hợp ngộ độc khác là khi ăn, uống phải thuốc trừ sâu lượng nhiều (như tự tử). Bệnh nhân cũng có thể nhiễm độc mạn tính, nếu các thực phẩm, rau củ bị nhiễm độc và rửa không kỹ khi chế biến.
Về mức độ tổn hại, bác sĩ chia sẻ, bệnh nhân có triệu chứng ngộ độc nhiều hay ít, nặng hay nhẹ là do liều lượng tiếp xúc với Carbamat, trong tùy từng tình huống xảy ra và ở mỗi cá thể khác nhau. Khi tiếp xúc lượng lớn như uống thuốc tự tử, triệu chứng có thể xuất hiện nhanh sau 30 phút.
Chuyên gia phân tích, khi Carbamat vào cơ thể sẽ làm ức chế hoạt động của men acetylcholinesterase tại các khớp thần kinh và các mối nối thần kinh – cơ.
Xem thêm : Có nên bôi dầu dừa trên da qua đêm không?
Từ đó, gây ra các triệu chứng ngộ độc như tiêu chảy, bí tiểu, đồng tử co nhỏ, co thắt phế quản hoặc tăng tiết đàm nhớt phế quản, nôn ói, chảy nước mắt, tăng tiết nước bọt, tăng vã mồ hôi “nhiều như tắm”. Nếu ngộ độc nặng, bệnh nhân có thể dẫn đến co giật, yếu liệt, suy hô hấp, nguy hiểm tính mạng.
Trước các nguy cơ trên, chuyên gia về độc chất cảnh báo, nếu có tiếp xúc thuốc trừ sâu Carbamat và xảy ra các triệu chứng như tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi nhiều, khó thở tăng dần…, người dân cần đến bệnh viện ngay để được điều trị hỗ trợ sớm, tránh bị suy hô hấp, khó thở nặng.
Trong tình huống gặp tai nạn bị đổ vào người làm dính qua quần áo, cần phải đi tắm rửa và thay quần áo mới.
Với nông dân đi xịt thuốc cho vườn cây ăn trái, cần phải mặc đồ bảo hộ che kín tay chân, da, đeo mặt nạ phòng độc và chú ý xịt theo chiều gió, để tránh hạt phun sương thuốc trừ sâu rơi trực tiếp lên người, hoặc dính vào quần áo và ngấm dần qua da.
Ngoài ra, ngành chức năng cần có hướng dẫn về cách sử dụng, bảo quản thuốc trừ sâu, hóa chất bảo vệ thực vật để tránh xảy ra các sự việc đáng tiếc.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp