Tôi là người lao động, 60 tuổi. Vì hoàn cảnh khó khăn, tôi xin vào làm vệ sinh cho một doanh nghiệp nhỏ với mức lương 5 triệu đồng. Họ nói tôi tuổi cao nên chỉ nhận hồ sơ, chứ hai bên không làm hợp đồng lao động và tôi không được hưởng bất cứ quyền lợi nào như bảo hiểm…
Tôi mới làm được 2 tháng, đã nhận lương được 1 tháng. Bỗng tới ngày gần tết họ tăng thời gian làm việc thêm 1 giờ. Ngày tết, công việc rất nhiều mà lại phải về khuya, vì thế tôi không đủ sức khỏe để làm nên tôi xin nghỉ việc. Tuy nhiên, phía công ty ra điều kiện buộc tôi phải nộp đơn xin nghỉ việc báo trước 30 ngày mới được nghỉ. Nếu tôi xin nghỉ liền thì sẽ không trả lương.
Bạn đang xem: Khi nào người lao động nghỉ việc mà không cần báo trước 30 ngày?
Giờ tôi không biết phải làm sao, nếu nghỉ việc ngay thì họ không trả lương tháng trước cho tôi. Còn nếu đợi tới 30 ngày nữa thì tôi không đảm bảo sức khỏe để làm việc. Vậy người lao động như tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? Pháp luật quy định sao về trưởng hợp của tôi?
Bạn đọc Thùy Linh.
Luật sư tư vấn
Luật sư Bùi Quốc Tuấn (Đoàn luật sư TP.HCM) tư vấn, công ty nhận bà vào làm việc mà không ký hợp đồng lao động và không cho hưởng bất cứ quyền lợi nào là vi phạm pháp luật về lao động.
Xem thêm : Diễn biến và hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 đến 1933
Qua 2 tháng làm việc dù có thỏa thuận hợp đồng lao động bằng miệng và họ đã trả lương, thì giữa bà với công ty có quan hệ lao động. Công ty yêu cầu bà có đơn xin nghỉ việc trước 30 ngày mới cho nghỉ và không trả lương nếu bà nghỉ sớm là trái với quy định pháp luật.
Vì vậy bà nên làm việc lại với doanh nghiệp và nhờ cơ quan bảo vệ người lao động can thiệp giải quyết. Đồng thời, bà phải có các chứng cứ chứng minh mình có quan hệ lao động với công ty như nhận lương qua tài khoản, có đơn xin nghỉ việc… Từ đó bà nhờ cơ quan liên đoàn lao động quận, huyện nơi công ty đóng để giúp đỡ và thực hiện quyền khởi kiện sau này ở tòa án nếu hai bên không thỏa thuận được.
Bà đã 60 tuổi, thuộc tuổi nghỉ hưu. Còn nếu công ty nhận bà vào làm việc, thì theo chế độ lao động xác định thời hạn. Điều 149 bộ luật Lao động quy định: khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Theo hợp đồng xác định thời hạn, thì bà có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo các mốc sau: ít nhất 3 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng.
Theo đó, việc sử dụng người lao động cao tuổi được pháp luật cho phép. Tuy nhiên, khi sử dụng người lao động cao tuổi cần lưu ý các vấn đề sau:
Thứ nhất, người sử dụng lao động được phép ký hợp đồng lao động xác định thời hạn nhiều lần. Đối với người lao động thông thường, chỉ được phép giao kết tối đa 2 lần đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Xem thêm : Cách bảo quản bánh mì sandwich lâu ngày
Thứ hai, trong trường hợp không đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người đó.
Trong trường hợp vi phạm, người sử dụng lao động có thể bị phạt từ 10 – 15 triệu đồng (điều 30 Nghị định 28 năm 2020 của Chính phủ).
Thứ ba, có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.
Thứ tư, phải đóng bảo hiểm cho người lao động cao tuổi chưa hưởng lương hưu hằng tháng mà đang làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên.
Thứ năm, đối với người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (khoản 3 điều 168 bộ luật Lao động).
Thứ sáu, khi yêu cầu người lao động cao tuổi làm thêm giờ, cần đáp ứng được các điều kiện quy định tại khoản 2 điều 107 bộ luật Lao động.
Như vậy, quyền và nghĩa vụ của người lao động cao tuổi vẫn giống với người lao động bình thường. Tuy nhiên, người lao động cao tuổi sẽ có những chính sách, ưu đãi riêng để phù hợp với điều kiện độ tuổi và sức khỏe.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp