1. Tăng đường huyết và tầm quan trọng của việc hạ chỉ số đường huyết
Tăng đường huyết là tình trạng chỉ số glucose trong máu vượt ngưỡng trung bình, được thể hiện qua các chỉ số vào các thời điểm như sau:
- Tìm m để phương trình có hai nghiệm phân biệt thỏa mãn điều kiện Luyện thi vào lớp 10 môn Toán
- Chân lý là gì? Chân lý có những tính chất chung nào? Thế nào là chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối? Chân lý có vai trò gì đối với thực tiễn?
- Công thức tính nồng độ phần trăm (C%) và bài tập tính nồng độ dung dịch có lời giải
- CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ
- Suất điện động là gì? Công thức tính suất điện động cảm ứng hay nhất
– Đường huyết đo được khi đói > 7.7 mmol/L (>140 mg/dL).
Bạn đang xem: Tin tức
– Đường huyết đo được sau ăn 2 giờ > 10 mmol/L (> 180 mg/dL).
– Đường huyết đo được ở mức báo động > 13 mmol/L (250 – 300 mg/dL).
– Đường huyết rất cao > 600 mg/dL – HI (không thể đo được bằng máy test đường huyết).
Chỉ số đường huyết tăng khi vượt ngưỡng 180 – 200 mg/dL
Hầu như các trường hợp bị tăng đường huyết không xuất hiện triệu chứng cho đến thời điểm nồng độ glucose trong máu vượt ngưỡng 10 – 11.1 mmol/L (180 – 200 mg/dL). Triệu chứng của bệnh tăng đường huyết tiến triển rất chậm, đường huyết cao và không được kiểm soát thì triệu chứng càng tiến triển nghiêm trọng.
Tăng đường huyết được biểu hiện qua một số triệu chứng gợi ý như:
– Khát nước nhiều.
– Đau nhức đầu, tập trung kém.
– Nhìn mờ.
– Đi tiểu nhiều.
Xem thêm : Thủ tục xin nhận con nuôi ở đâu?
– Sụt cân.
– Người mệt mỏi và bị yếu cơ.
Cũng sẽ có trường hợp đường huyết tăng cao, khiến các triệu chứng xuất hiện đột ngột, rầm rộ và gây ra hiệu quả nghiêm trọng. Trong trường hợp này bác sĩ cần xử trí cấp cứu giúp giảm nồng độ đường trong máu và kiểm soát được, giúp người bệnh vượt qua nguy hiểm.
Việc điều trị, sớm và đúng khi đường huyết tăng cao trong máu là cần thiết vì không kiểm soát được chỉ số đường huyết trong ngưỡng an toàn thì bệnh dễ tiến triển nghiêm trọng và gây ra các biến chứng cho hệ thần kinh, tim mạch, mắt, thận,…
2. Một số cách hạ đường huyết tại nhà
Một số cách hạ đường huyết nhanh tại nhà dưới đây có thể tham khảo để kiểm soát đường huyết tại nhà:
2.1. Đi bộ sau bữa ăn 1 giờ
Sau bữa ăn 1 giờ là khoảng thời gian chỉ số đường huyết tăng cao nhất nên đây chính là thời điểm nên đi bộ để giúp cơ thể chuyển hóa đường tốt hơn, nhờ đó mà hạn chế được tình trạng tăng đường huyết.
2.2. Uống nhiều nước
Nước khi vào cơ thể sẽ thông qua thành ruột để hấp thu vào máu, nhờ đó giúp cho nồng độ đường trong máu giảm xuống, chỉ số đường huyết giảm. Mặt khác, nước còn khiến bài tiết gia tăng để đưa đường ra khỏi cơ thể. Vì thế uống nhiều nước được xem là cách hạ đường huyết nhanh tại nhà có thể áp dụng.
Uống nhiều nước là một trong các cách hạ đường huyết nhanh tại nhà
2.3. Kiểm soát tinh bột trong mỗi bữa ăn
Tinh bột là thành phần dinh dưỡng thiết yếu để cung cấp năng lượng cho cơ thể nên người bị tăng đường huyết không thể loại bỏ hoàn toàn tinh bột. Tuy nhiên, việc cắt bớt lượng tinh bột đưa vào cơ thể là điều cần thiết khi bị tăng đường huyết.
Cách hạ đường huyết nhanh tại nhà đơn giản là hãy cắt bỏ bớt lượng tinh bột trong mỗi bữa ăn. Ví dụ như: từ 3 bát cơm cắt giảm dần xuống còn 2.5 bát rồi đến 2 bát và 1.5 bát. Khi cắt giảm tinh bột cần kết hợp thêm nhóm thực phẩm khác vào mỗi bữa ăn.
2.4. Bổ sung thực phẩm giàu magie và crom
Tăng đường huyết cũng có liên quan tới vấn đề thiếu hụt vi chất dinh dưỡng trong đó có magie và crom.
Bổ sung thực phẩm giàu magie có thể giúp hạ đường huyết
Crom là chất tham gia vào quá trình trao đổi chất béo và bột đường nên nếu thiếu đi yếu tố này thì cơ thể không thể dung nạp bột đường. Vì thế, có thể áp dụng cách hạ đường huyết nhanh tại nhà là bổ sung crom hàng ngày qua các thực phẩm như: ngũ cốc nguyên hạt, lòng đỏ trứng, các loại hạt, thịt, bông cải xanh, đậu cove,…
Magie thiếu hụt có thể làm tăng đường huyết. Vì thế, có thể bổ sung các loại thực phẩm như: chocolate đen, rau xanh, đậu, quả bơ, chuối, cá,… để hạ đường huyết.
3. Một số lưu ý
Nếu bị tăng đường huyết do nguyên nhân bệnh lý (tiểu đường), ngoài cách hạ đường huyết tại nhà như trình bày ở trên thì cũng cần phải điều trị tại các cơ sở y tế.
Ngoài ra, khi bị tăng đường huyết và có bất cứ triệu chứng nào sau đây thì cũng cần đến cơ sở y tế ngay:
– Vẫn tỉnh táo và ăn uống bình thường nhưng lại bị nôn nhiều và tiêu chảy liên tục.
– Bị sốt, cảm cúm và thử đường huyết thấy chỉ số đường huyết tăng.
– Lượng đường huyết đo được vượt ngưỡng 13.8 mmol/l (250 mg/dL) dù đã sử dụng thuốc.
– Gặp khó khăn trong kiểm soát đường huyết về giới hạn cho phép.
– Không thể ăn uống như bình thường được.
– Thở nhanh, đau bụng, nôn nhiều.
– Lơ mơ, lú lẫn, không tỉnh táo.
– Đau tức ngực, khó thở, sốt cao nhưng khó hạ,…
Bài viết trên đây hy vọng sẽ giúp quý khách hàng biết cách hạ đường huyết nhanh tại nhà và xử trí trong tình huống cần sự trợ giúp y tế. Chuyên khoa Nội tiết – Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín trong tầm soát và điều trị bệnh lý đường huyết. Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám bệnh đường huyết có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được hướng dẫn thao tác đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp