Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị sốt có thể do nhiều nguyên nhân. Sốt nhẹ hay sốt cao và kèm những triệu chứng nào sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây sốt. Tìm hiểu cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh tại nhà là vấn đề được nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Cùng tìm hiểu những dấu hiệu trẻ em bị sốt, ảnh hưởng của sốt đến sức khỏe của trẻ và cách hạ sốt tốt nhất cho trẻ trong bài viết dưới đây bạn nhé.
Dấu hiệu, biểu hiện trẻ em bị sốt
Sốt là một triệu chứng khá thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sốt có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan đến virus, vi khuẩn. Một số bệnh lý do virus gây sốt ở trẻ phổ biến nhất là cúm, sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng, thuỷ đậu… Sốt do vi khuẩn thường sẽ nguy hiểm hơn và gây sốt cao trong nhiều ngày. Một số bệnh lý do vi khuẩn gây sốt cao ở trẻ phổ biến như viêm phổi, viêm phế quản, viêm cầu thận, viêm bàng quang…
Bạn đang xem: Dấu hiệu, biểu hiện và cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh tại nhà
Trước khi tìm hiểu cách hạ sốt nhanh nhất cho trẻ cha mẹ cần nắm rõ dấu hiệu và nguyên nhân khiến trẻ thay đổi thân nhiệt. Trẻ sốt là khi nhiệt độ cơ thể của trẻ cao hơn bình thường, khoảng trên 37.5 độ C khi đo ở nách. Ngoài triệu chứng sốt, tuỳ theo nguyên nhân gây sốt mà trẻ sẽ kèm theo một số dấu hiệu khác như môi khô, mắt mỏi, biếng ăn, đau nhức đầu, đau cơ, co giật…
Ảnh hưởng việc trẻ con bị sốt
Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh. Sốt sẽ giúp cơ thể tăng khả năng miễn dịch với virus, vi khuẩn và nâng cao sức khỏe cho trẻ. Tuy nhiên, nếu để trẻ sốt quá cao hay sốt liên tục trong nhiều ngày sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Đặc biệt với trẻ sơ sinh, cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh là đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Những biến chứng có thể xảy ra khi trẻ sốt phải kể đến như sau:
- Tình trạng cơ thể trẻ mất nước và mất điện giải do thân nhiệt tăng, đổ mồ hôi nhiều.
- Trẻ biếng ăn, giảm khả năng ăn uống và tiêu hóa thức ăn do hoạt động của các men tiêu hóa bị ảnh hưởng.
- Giảm khả năng tập trung và khả năng học tập do chức năng não suy giảm.
- Trẻ có thể bị co giật do sốt cao, đặc biệt là trẻ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi.
- Tình trạng co giật có thể gây viêm màng não, viêm não nếu không chữa trị kịp thời.
- Sốt cao lâu ngày gây tổn thương những cơ quan khác do tình trạng sốt làm quá trình chuyển hóa tăng nhanh tạo ra nhiều chất độc.
Xem thêm : Trễ Kinh Hay Có Kinh Uống Nước Dừa Được Không? Lưu Ý Quan Trọng
Vì vậy, ngoài tìm hiểu hạ sốt cho trẻ nhanh tại nhà bạn cần chú ý theo dõi thường xuyên thân nhiệt của trẻ. Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như mệt mỏi, biếng ăn, sốt cao không hạ cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện nhi khoa để thăm khám và điều trị.
Nhiệt kế hồng ngoại Moaz BeBe MB – 024 đo nhiệt độ cho trẻ
Nhiệt kế hồng ngoại Moaz BeBe MB – 024 là thiết bị dùng để theo dõi thân nhiệt nhanh chóng và tiện lợi đặc biệt cần thiết cho những gia đình có trẻ nhỏ. Sản phẩm được thiết kế để đo nhiệt độ từ da vùng trán có thể sử dụng cho mọi đối tượng. Ưu điểm của nhiệt kế hồng ngoại đa năng này là thiết kế nhỏ gọn, dễ thao tác và đặc biệt đo nhiệt độ nhanh, chính xác được sử dụng rất nhiều tại các tổ chức y tế và gia đình.
Nhiệt kế hồng ngoại Moaz ngoài đo thân nhiệt cơ thể còn dùng để đo nhiệt độ môi trường. Thiết bị có ba kiểu đo nhiệt độ là trán, tai và đo vật thể. Nếu nhiệt độ của trẻ trên mức bình thường, thiết bị sẽ cảnh báo sốt trên màn hình thiết bị. Ngoài ra, thiết bị còn có đèn nền LED màu kép với độ sáng cao nhưng vẫn đảm bảo sự dịu nhẹ giúp mẹ dễ dàng thực hiện đo nhiệt độ cho trẻ vào ban đêm không gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh
Cách hạ sốt cho trẻ 40 độ tại nhà như thế nào tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng bệnh của trẻ. Một số cách hạ sốt an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cha mẹ có thể tham khảo như sau:
Cách hạ sốt cho trẻ bằng gừng
Gừng có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giúp trẻ hết sốt nhanh chóng. Cách hạ sốt cho trẻ bằng gừng rất đơn giản. Bạn chỉ cần chọn củ gừng tươi, rửa sạch gừng để cả vỏ đem nấu với nước. Sau khi đun khoảng 5 phút, bạn tắt bếp để nguội bớt và cho trẻ uống khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày.
Xem thêm : Các loại hợp chất vô cơ lớp 9
Với trẻ nhỏ, bạn có thể cho thêm đường phèn để tạo độ ngọt giúp trẻ dễ uống hơn. Chú ý không nên cho trẻ uống quá nhiều nước gừng vì đôi khi có thể gây phản tác dụng khiến trẻ khó chịu.
Cách hạ sốt cho trẻ bằng lá tía tô
Lá tía tô giúp cơ thể trẻ tăng tiết mồ hôi và giãn mạch ngoài da giúp đào thải độc tố hỗ trợ trẻ hạ sốt nhanh hơn. Loại lá này an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên cha mẹ có thể hoàn toàn an tâm cho trẻ sử dụng. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần đun khoảng 10 – 15 lá tía tô với nước và đun sôi lên cho trẻ uống. Nếu trẻ sơ sinh bị sốt, mẹ có thể đun lá và cành của tía tô và uống khoảng 3 lần mỗi ngày sau đó tích cực cho trẻ bú giúp trẻ nhanh hạ sốt.
Cách hạ sốt cho trẻ bằng thói quen tốt
Một số cách giúp trẻ hạ sốt và cảm thấy dễ chịu hơn cha mẹ có thể thử như sau:
- Tắm nước ấm: Tắm nước có độ ẩm thấp hơn nhiệt độ cơ thể hiện tại của trẻ 3 độ sẽ giúp làm mát cơ thể và giảm sốt cho trẻ hiệu quả. Tuy nhiên, sau khi tắm cần lau khô người ngay và sấy tóc kỹ tránh trẻ bị nhiễm lạnh.
- Chườm khăn ấm: Nhúng khăn và nước ấm và kẹp vào nách, bẹn, trán đồng thời lau nhanh khắp người trẻ. Bạn có thể làm điều này sau khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt để hạ nhiệt độ tạm thời cho trẻ trước khi thuốc phát huy tác dụng.
- Uống nhiều nước: Trẻ sốt cần được bổ sung nhiều nước và chất điện giải để thanh lọc cơ thể đồng thời loại bỏ những chất độc do virus, vi khuẩn gây ra. Ngoài nước lọc ấm, bạn nên cho trẻ uống thêm nước ép hoa quả, canh rau để cung cấp thêm dưỡng chất.
Lưu ý khi thực hiện hạ sốt cho trẻ tại nhà
Khi hạ sốt cho trẻ tại nhà, cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
- Đo thường xuyên nhiệt độ cơ thể của trẻ bằng nhiệt kế và theo dõi các triệu chứng khác của trẻ, như ho, sổ mũi, phát ban, co giật…
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, như paracetamol hoặc ibuprofen. Không nên cho trẻ uống aspirin vì có thể gây ra hội chứng Reye.
- Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, cởi bớt quần áo, lau người bằng khăn ẩm mát hoặc tắm nước ấm.
- Cho trẻ uống nhiều nước để bù đắp lượng nước và điện giải mất đi do sốt.
- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, không nên ép trẻ ăn.
- Bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu sốt cao (>38.5°C), kéo dài (>3 ngày) hoặc có các triệu chứng khác như co giật, đau đầu, buồn nôn, sưng họng…
Bài viết trên là những chia sẻ về cách hạ sốt cho trẻ nhanh tại nhà và những lưu ý khi thực hiện. Hy vọng đây sẽ là những thông tin đáng quan tâm giúp cha mẹ chủ động hơn khi chăm sóc trẻ nhỏ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp