Các loại hợp chất vô cơ lớp 9

Các loại hợp chất vô cơ được biên soạn gửi tới bạn đọc là nội dung hệ thống các loại hợp chất vô cơ lớp 9, giúp bạn đọc biết hợp chất vô cơ có mấy loại, cũng như tính chất của các hợp chất vô cơ như thế nào?. Từ đó vận dụng giải các dạng câu hỏi bài tập liên quan

>> Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu liên quan

  • Tính chất hóa học của Bazơ
  • Tính chất hóa học Oxit Bazơ
  • Tính chất hóa học của Oxit axit
  • Axit là gì? Tính chất hóa học của axit
  • Muối là gì? Tính chất hóa học của muối
  • Oxit lưỡng tính là gì? Các oxit lưỡng tính
  • Oxit trung tính là gì? Tính chất hóa học của oxit trung tính

A. Khái niệm hợp chất vô cơ

Hợp chất vô cơ là hợp chất hóa học mà trong phân tử không có chứa nguyên tử cacbon. Một số trường hợp ngoại lệ mà hợp chất được gọi là hợp chất vô cơ trong phân tử vẫn chứa nguyên tử cacbon là khí CO, khí CO2, axit H2CO3 và các muối cacbonat, hidrocacbonat.

B. Hợp chất vô cơ có mấy loại?

Hợp chất vô cơ được phân loại thành từng nhóm dựa vào tính chất hóa học của những hợp chất đó tương tự nhau. Khi đó, người ta xếp chúng vào một nhóm để tiện nghiên cứu, học tập.

4 loại hợp chất vô cơ chính đó là: Oxit, Axit, Bazơ và Muối.

C. Các loại hợp chất vô cơ

I. Oxit là gì?

Oxit là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi

CTTQ: MxOy Gồm có kí hiệu oxi O kèm theo chỉ số y và kí hiệu nguyên tố M (có hóa trị n) chỉ số x, theo quy tắc hóa trị ta có: 2. y = n . x

Phân loại oxit

Chia thành 2 loại chính: Oxit axit và oxit bazơ

1. Oxit axit.

a) Thường là oxit của phi kim tương ứng với một axit.

Thí dụ: SO3 tương ứng với H2SO4

b) Cách gọi tên oxit axit

Để gọi tên oxit axit, người ta sẽ gọi theo công thức như sau:

Tên oxit axit: (tên tiền tố chỉ số nguyên tử của phi kim) + tên phi kim + (tên tiền tố của chỉ số nguyên tử oxi) + “Oxit

Chỉ sốTên tiền tốVí dụ1Mono (không cần đọc đối với những hợp chất thông thường)2ĐiCO2: cacbon đioxit3TriSO3: Lưu huỳnh trioxit4Tetra5PentaN2O5: Đinitơ pentaoxit6Hexa7HepaMn2O7: Đimangan heptaoxit

>> Theo chương trình SGK Hóa học MỚI

Đối với oxide của phi kim (hoặc acidic oxide – oxit axit của kim loại):

CÁCH 1: Tên phi kim + (Hóa trị) + Oxide

CÁCH 2: Số lượng nguyên tử + Tên nguyên tố + Số lượng nguyên tử Oxygen + Oxide

Lưu ý: Số lượng nguyên tử/ nhóm nguyên tử được quy ước là mono /mô-nầu/, di /đai/, tri /trai/, tetra /tét-trờ/, penta /pen-tờ/,…

Theo quy tắc giản lược nguyên âm: mono-oxide = monoxide, penta-oxide = pentoxide.

Ví dụ: SO2: sulfur (IV) oxide – /sâu-phờ (phor) óoc-xai-đ/ hay sulfur dioxide – /sâu-phờ đai-óoc-xai-đ/

CO: carbon (II) oxide – /ka-bần (tuu) óoc-xai-đ/ hay carbon monoxide – /ka-bần mô-nâu-xai-đ/

P2O5: phosphorus (V) oxide – /phoos-phờ-rợs (phai) óoc-xai-đ/ hay diphosphorus pentoxide – /đai-phoos-phờ-rợs pen-tờ-xai-đ/

CrO3: chromium (VI) oxide – /krâu-mi-um (sik) óoc-xai-đ/ hay chromium trioxide – /krâu-mi-um trai-óoc-xai-đ/

c) Tính chất hóa học của oxit axit

  • Tính tan

Hầu hết các oxit axit khi hòa tan vào nước sẽ cho ra dung dịch oxit (trừ SiO2)

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

  • Tác dụng với oxit bazơ tan

Khi cho oxit axit tác dụng với oxit bazơ tan sẽ tạo ra muối (thường là những oxit có thể tác dụng được với nước)

CO2 + CaO → CaCO3

  • Tác dụng với bazơ tan

Bazơ tan là bazơ của kim loại kiềm cùng kiềm thổ mới. Cụ thể, có 4 bazơ tan như: NaOH, KOH, Ca(OH)2 và Ba(OH)2

CO2 + NaOH → Na2CO3 + H2O

CO2 + NaOH → NaHCO3

Khi cho oxit axit tác dụng với dung dịch kiểm để xác định sản phẩm sau phản ứng tạo thành muối axit hay muối trung hòa tại: Chuyên đề: CO2 tác dụng với dung dịch kiềm

2. Oxit bazơ

a) Thường là oxit của kim loại tương ứng với một bazo

Ví dụ: Na2O tương ứng với bazo NaOH

b) Cách gọi tên Oxit bazơ

Tên oxit: Tên nguyên tố + oxit

Ví dụ: BaO: Bari oxit

  • Nếu kim loại có nhiều hóa trị: Fe( II, III)…

Tên oxit: Tên kim loại ( kèm hóa trị) + oxit

>> Theo chương trình Hóa học Mới

“oxide” – /ˈɒksaɪd/ hay /ˈɑːksaɪd/ – “óoc-xai-đ”

– Đối với oxide của kim loại (hướng đến basic oxide – oxit bazơ):

TÊN KIM LOẠI + (HÓA TRỊ) + OXIDE

Ví dụ: Na2O: sodium oxide – /ˈsəʊdiəm ˈɒksaɪd/ – /sâu-đì-ầm óoc-xai-đ/.

MgO: magnesium oxide – /mæɡˈniːziəm ˈɒksaɪd/ – /mẹg-ni-zi-ầm óoc-xai-đ/.

c. Tính chất hóa học của Oxit bazơ

  • Oxit bazo tác dụng với nước H2O

Một số Oxit bazo tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazo (kiềm)

Na2O + H2O (dd) → 2NaOH

Một số oxit bazo khác tác dụng với nước như: K2O, Li2O, Rb2O, Cs2O, SrO,…

  • Oxit bazo tác dụng với Axit

Oxit bazo tác dụng với axit tạo thành muối và nước

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

  • Oxit bazo tác dụng với Oxit axit

Một số oxit bazo (là những oxit bazo tan trong nước) tác dụng với oxit axit tạo thành muối

Ví dụ: CaO + CO2 → CaCO3

II. Axit

1. Phân loại

Dựa vào tính chất hóa học, phân loại thành:

  • Axit mạnh: HCl, HNO3, H2SO4,…
  • Axit trung bình: H3PO4
  • Axit yếu: H2CO3, H2SO3,…

2. Tính chất hóa học của axit

a. Tác dụng với chất chỉ thị màu

Dung dịch axit làm quỳ thành đỏ

b. Tác dụng với kim loại

  • Đối với các axit thường (HCl, H2SO4 loãng)

Axit + kim loại hoạt động → muối + H2 ↑

Ví dụ:

2HCl + Fe → FeCl2 + H2 ↑

  • Đối với các axit có tính oxi hóa mạnh như H2SO4 đặc, HNO3

Kim loại (Au, Pt) + → Muối HT cao + H2O + left{ begin{array}{l} S{O_2} N{O_2} NO end{array} right.

Ví dụ:

3Fe + 4HNO3 loãng → Fe(NO3)3 + 2H2O + NO ↑

c. Tác dụng với bazơ

Axit + bazơ → muối + nước

Ví dụ:

Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O

d. Tác dụng với oxit bazơ

Axit + oxit bazơ → muối + nước

Lưu ý: Các axit có tính oxi hóa mạnh (HNO3, H2SO4 đặc) khi tác dụng với các hợp chất oxit, ba zơ, hoặc muối của kim loại có hóa trị chưa cao thì sản phẩm như khi tác dụng với kim loại.

Ví dụ:

Fe2O3 + 2HNO3 → 2Fe(NO3)3 + H2O

e. Tác dụng với muối

Axit + muối → axit mới + muối mới

f. Tác dụng với phi kim rắn: C, P, S (xảy ra đối với axit có tính oxi hóa mạnh: H2SO4 đặc, HNO3)

Phi kim + → Axit của PK + nước + left{ begin{array}{l} S{O_2} N{O_2} NO end{array} right.

Ví dụ:

S + 2H2SO4 (đ,n) → 3SO2 + H2O

3. Phương pháp điều chế trực tiếp

a) Đối với axit có oxi

Oxi axit + nước → axit tương ứng

SO3 + H2O → H2SO4

Axit + muối → muối mới + axit mới

BaCl + H2SO4 → BaSO4 + HCl

Một số PK rắn → axit có tính oxi hóa mạnh

b) Đối với axit không có oxi

Phi kim + H2 → hợp chất khí (Hòa tan trong nước thành dung dịch axit)

Halogen (F2, Cl2, Br2,…) + nước

2F2 + 2H2O → 4HF + O2 ↑

Muối + Axit → muối mới + axit mới

Ví dụ: Na2S + H2SO4 → H2S ↑ + Na2SO4

III. Bazơ

1. Phân loại bazơ

Dựa vào tính tan của bazơ trong nước, người ta chia tính baz ơ thành 2 loại:

  • Bazơ tan được trong nước tạo thành dung dịch bazơ (gọi là kiềm):

NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, LiOH, RbOH, CsOH, Sr(OH)2.

  • Những bazơ không tan:

Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3…

2. Cách gọi tên bazơ

Tên bazo = Tên kim loại (thêm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hidroxit

Thí dụ:

NaOH – Natri hidroxit

Fe(OH)3 – Sắt (III) hidroxit

>> Theo chương trình SGK mới

– “base” – /beɪs/ – /bêi-s/

– “hydroxide” – /haɪˈdrɒksaɪd/ hay /haɪˈdrɑːksaɪd/ – /’hai-đrooc-xai-đ/

– Cách gọi tên:

TÊN KIM LOẠI + (HÓA TRỊ) + HYDROXIDE

Ví dụ:

Ba(OH)2: barium hydroxide – /be-rì-ầm hai-đrooc-xai-đ/

Fe(OH)3: iron (III) hydroxide – /ai-ần (thri) hai-đrooc-xai-đ/ hay ferric hydroxide – /phe-rik hai-đrooc-xai-đ/

Fe(OH)2: iron (II) hydroxide – /ai-ần (tuu) hai-đrooc-xai-đ/ hay ferrous hydroxide – /phe-rợs hai-đrooc-xai-đ/

3. Tính chất hóa học của bazơ

a) Tác dụng với chất chỉ thị màu.

  • Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh.
  • Dung dịch bazơ làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ.

b) Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.

Thí dụ:

2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

c) Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

Thí dụ:

KOH + HCl → KCl + H2O

Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

d) Dung dịch bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.

Thí dụ:

2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓

e) Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước

Tạo thành oxit tương ứng và nước.

2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O

IV. Muối

1. Định nghĩa

Muối là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiêu gốc axit

2. Tên gọi

Tên muối = Tên kim loại ( thêm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + tên gốc axit

Ví dụ:

KNO3 – Kali nitrat

CaCO3 – Canxi cacbonat

>> Theo chương trình SGK mới

[Tên nguyên tố đứng đầu Ammonium (NH4) /əˈməʊniəm/ + Tên gốc muối

Tên gốc muối gồm:

+ Gốc không chứa oxygen → Đuôi ide /aid/

+ Gốc chứa oxgen, hóa trị thấp → đuôi ite /aɪt/

+ Gốc chứa oxygen, hóa trị cao → Đuôi ate /eɪt/

Ví dụ:

GỐC MUỐI

TÊN GỐC

PHIÊN ÂM

VÍ DỤ

F

-fluoride

/ˈflɔːraɪd/

/ˈflʊəraɪd/

/ˈflʊraɪd/

NaF: sodium fluoride /sâu-đì-ầm flo-rai-đ/

SF6: sulfur hexafluoride /sâu-phờ hek-xờ flo-rai-đ/

3. Phân loại

Muối trung hòa là muối trong gốc không có hidro

Ví dụ: Na2CO3, KNO3

Muối axit là muối trong gốc có hidro

Ví dụ: NaHCO3

4. Tính chất hóa học của muối

a. Muối tác dụng với kim loại

Muối + kim loại → Muối mới + kim loại mới

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

b. Muối tác dụng với axit

Muối + axit → muối mới + axit mới

HCl + 2AgNO3 → AgCl + HNO3

c. Muối tác dụng với muối

Muối + muối → 2 muối mới

NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl

d. Muối tác dụng với bazơ

Muối + bazơ → muối mới + bazơ mới

2KOH + CuCl2 → 2KCl + Cu(OH)2

e. Phản ứng nhiệt phân

Một số muối bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao

CaCO3 CaO + CO2

D. Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ

Phản ứng hóa học minh họa

(1) ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2

(2) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

(3) Na2O + H2O → 2NaOH

(4) Fe(OH)2 FeO + H2O

(5) P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

(6) Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + H2O

(7) CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4

(8) AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3

(9) H2SO4 + ZnO → ZnSO4 + H2O

………………………………………..

Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn Các loại hợp chất vô cơ lớp 9. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Chuyên đề Hóa 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.