Tìm kiếm sự hài hước trong sự việc gây ra cơn nóng giận sẽ giúp bạn cân bằng cảm xúc. Điều này không có nghĩa là bạn “cười trừ” hoặc giải quyết hời hợt cho những vấn đề của mình; mà là nhìn nhận chúng theo cách nhẹ nhàng hơn.
- Loại Sữa Rửa Mặt Innisfree Nào Phù Hợp Với Da Của Bạn?
- Chi tiết bài cúng và cách cúng cô hồn hàng tháng (cúng mùng 2 và 16 Âm lịch) và Rằm tháng 7
- TÁCH THỬA ĐẤT THỔ CƯ ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
- Tuổi Kim Lâu Là Gì? Tính Tuổi Kim Lâu Như Thế Nào?
- Ngày 26/12 là ngày gì? Các sự kiện diễn ra vào ngày 26/12
5. Hỏi chắc chắn để không bị hiểu nhầm
Cảm xúc tức giận đôi khi khởi phát từ việc hiểu nhầm ý của người bạn đang nói chuyện. Việc đặt lại câu hỏi sẽ giúp bạn hiểu rõ ý của mọi người và kiềm chế cảm xúc nóng giận của mình đúng cách.
Bạn đang xem: 15+ cách kiềm chế cảm xúc nóng giận để đảm bảo sức khỏe bản thân
Ví dụ, bạn có thể hỏi “mình đang hiểu của bạn là XXX, không biết có chính xác không?’; hoặc “cho mình hỏi rõ hơn ý của bạn là gì khi bạn nói XXX’.
6. Hạ “cái tôi’ của bản thân để kiềm chế nóng giận
Tức giận đã khó kiểm soát, nhưng tự cho mình là nhất và mọi người phải nghe theo mình đôi khi sẽ khiến cảm xúc nóng giận của bạn khó quản lý hơn.
Do đó, bạn cần đặt cái tôi của mình qua một bên khi tìm cách kiềm chế cảm xúc nóng giận hiệu quả.
7. Rèn luyện thói quen đọc sách và thiền định
Một cuốn sách hay và hữu ích có thể giúp chúng ta thoát khỏi những cảm xúc bi quan, cũng nhờ vậy trở nên trầm tĩnh và lạc quan hơn.
Xem thêm : Mắt Phải Giật lúc 12h trưa là điềm báo gì? Tốt hay xấu?
Thiền là thực hành giúp đưa tâm trí của bạn về cuộc sống hiện tại; từ đó, bạn sẽ hiểu rõ hơn về cảm xúc nóng giận của bản thân. Thực hành ngay 4 bài tập thiền này để bạn biết cách kiềm chế cảm xúc nóng giận của mình.
8. Đọc một câu thần chú bình tĩnh
Ngay bây giờ, bạn hãy chọn một cụm từ hoặc một câu nói giúp bạn kiểm soát cơn giận hiệu quả. Đó có thể là cụm từ “bình tĩnh”, “mọi việc sẽ ổn”, “nóng giận mất khôn”; hoặc một câu nói nào đó đại loại như vậy để nhắc nhở bản thân dừng lại một vài giây suy nghĩ trước khi hành động.
Sẽ không mấy dễ dàng để nhớ đến câu “thần chú” giúp bạn lấy lại bình tĩnh trong lúc tức giận. Song, điều gì cũng có thể luyện tập và thực hiện thuần thục; cách kiềm chế cảm xúc nóng giận này cũng vậy.
Bạn hãy lặp đi lặp lại cụm từ này thành tiếng hoặc nói thì thầm nhiều lần cho đến khi bạn cảm thấy nguôi ngoai để tránh những hậu quả đáng tiếc do cơn nóng giận gây ra.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp