Nhiều người bị các chấn thương như dập tím phần mềm đã cho rằng, đây là vấn đề nhỏ nhặt nên chủ quan. Điều này dẫn đến tình trạng sưng tím càng nặng, gây đau dai dẳng kéo dài. Thậm chí, một số trường hợp không xử lý đúng cách đã gây ảnh hưởng tới khả năng vận động, làm tăng nguy cơ viêm cứng khớp, biến dạng hoặc teo khớp, đẩy nhanh quá trình thoái hóa,…
Sau đây là cách giảm vết bầm tím và vết sưng nề khi bị va đập phần mềm:
Bạn đang xem: Cách giảm sưng khi bị va đập phần mềm cơ thể
2.1 Nghỉ ngơi
Sau khi bị va đập, người bệnh cần nghỉ ngơi, hạn chế tối đa việc di chuyển hoặc vận động để làm giảm lượng máu chảy và giảm nhẹ triệu chứng đau. Đồng thời, người bệnh nên hạn chế tác động lực đến vị trí bị chấn thương. Nếu bị va đập ở chân thì nên hạn chế đi lại, nếu bị ở tay thì nên treo hoặc nâng đỡ tay,… để ngăn ngừa tổn thương lan rộng.
2.2 Chườm đá
Chườm đá nhanh sau khi bị va đập sẽ làm co rút lại các mạch máu và mô bị dập do chấn thương, làm giảm tình trạng xuất huyết dưới da. Từ đó, việc này giúp làm giảm các cơn co thắt gây đau, sưng tấy và chảy máu. Cứ sau khoảng 2 – 3 giờ thì bạn nên chườm đá 1 lần khoảng 20 phút. Đá nên bọc trong 1 chiếc khăn mềm, massage nhẹ nhàng lên vị trí bị sưng bầm và vùng da xung quanh. Chườm đá chỉ có tác dụng trong vòng 72 giờ kể từ khi bị chấn thương.
2.3 Băng ép
Xem thêm : BIỆN PHÁP TẠM GIỮ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Nên sử dụng các loại băng thun quấn quanh vị trí bị va đập để làm giảm tình trạng sưng nề và chảy máu (nếu có). Lưu ý không nên băng quá chật vì có thể gây căng tức. Có thể băng rộng ra xung quanh ở phía trên – dưới vùng bị chấn thương.
2.4 Kê cao
Với những vết thương phần mềm thì việc gác cao hơn so với tim sẽ giúp máu chảy về tim. Từ đó, việc này giúp giảm đau và giảm sưng nề hiệu quả. Với trường hợp bị va đập phần mềm ở chi dưới thì người bệnh nên kê chân lên cao. Còn nếu bị va đập ở tay thì nên treo tay bằng đai.
Trong vòng 48 giờ, các chấn thương sau khi được xử lý bằng những nguyên tắc trên sẽ có hiệu quả rõ rệt, giúp hồi phục nhanh hơn.
Nếu sau 48 giờ chỗ bầm vẫn còn đau thì áp dụng phương pháp chữa trị bằng nhiệt, chườm ấm bằng khăn ấm, một chai nước nóng hoặc túi nóng nhưng đủ để ấm tránh trường hợp bị bỏng.
2.5 Chườm ấm
Xem thêm : Cơ quan hành chính Nhà nước bao gồm những cơ quan nào?
Cách này được áp dụng sau khi tình trạng sưng nề do va đập đã thuyên giảm dần. Nhiệt độ cao sẽ giúp đánh tan vết bầm tím ở vết thương phần mềm, xoa dịu cơn đau nhức bằng cách làm tăng lưu lượng máu tới khu vực quanh vị trí bị thương.
Cách giảm sưng khi bị va đập bằng chườm ấm: Lấy 1 chiếc khăn mềm, sạch và 1 chậu nước sạch. Sau đó, để khăn vào chậu, đổ nước nóng vào ngâm trong vài phút. Sau đó, lấy khăn ra vắt thật khô, để nguội bớt thì đắp lên vùng bị sưng trong khoảng 20 phút. Nên sử dụng nước ấm có nhiệt độ vừa phải. Đồng thời, phải đảm bảo các dụng cụ đều sạch sẽ để tránh gây nhiễm trùng.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể chườm ấm bằng cách lăn trứng gà giảm sưng đối với những thương kín. Cách này giúp làm giảm nhanh tình trạng khó chịu ở vị trí bị sưng phù.
2.6 Tăng cường vitamin C trong thực đơn
Thiếu hụt vitamin C có thể gây bầm tím da. Do vậy, khi bị va đập dẫn tới sưng phù và bầm tím, bệnh nhân có thể tăng cường sử dụng những thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi, ổi, táo, lê, chuối, ớt chuông,… Việc này giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe tốt hơn, tan vết bầm nhanh hơn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp