Cách làm sạch đờm trong họng cho trẻ sơ sinh

Video cách làm tiêu đờm cho trẻ sơ sinh

Sức đề kháng của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện cho nên rất dễ bị các yếu từ bên ngoài ảnh hưởng tới cơ thể, nhất là đường hô hấp. Ngoài ra, khi bị bệnh thì khả năng loại bỏ đờm cũng kém do phản xạ ho còn yếu.

Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố có thể gây ra tình trạng đờm ở cổ họng của trẻ sơ sinh, bao gồm:

  • Viêm mũi họng: Trẻ bị viêm mũi họng có thể do dị ứng, tác nhân virus, vi khuẩn hay nấm đều khiến cho cơ thể tăng tiết dịch mũi họng để loại bỏ tác nhân gây bệnh. Dịch nhầy ở mũi khiến trẻ bị chảy mũi, ngạt mũi, nó có thể chảy xuống họng khiến trẻ bị khò khè, ho hoặc xuống đường hô hấp dưới gây viêm đường hô hấp dưới.
  • Viêm phế quản: Là tình trạng viêm và tăng tiết dịch ở cây phế quản. Khi trẻ bị viêm phế quản thường ho đờm nhiều, nặng thì thấy khó thở, thở nhanh, thở khò khè.
  • Cảm lạnh và cảm cúm: Cả hai loại này đều do virus gây ra. Nhưng các tác nhân virus khác nhau. Thường thì cảm lạnh biểu hiện nhẹ hơn và tiên lượng tốt hơn, trẻ thường xuất hiện các biện hiện như ho, sốt, chảy mũi, ngạt mũi sau khi gặp lạnh. Còn cảm cúm thì trẻ thường sốt cao, mệt mỏi, ho, đau họng, quấy khóc… nặng có thể biến chứng gây viêm đường hô dưới.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Do cơ thắt tâm vị của trẻ chưa hoàn thiện nên trẻ thường xuất hiện tình trạng trào ngược xuất hiện khi thức ăn không tiêu hóa được. Khi trẻ mắc bệnh lý này thường sẽ bị ho nhiều, nôn, dễ tổn thương niêm mạc họng và sinh đờm.
  • Một số yếu tố làm tăng nguy cơ khiến trẻ sơ sinh dễ bị đờm ở cổ họng như: Trẻ bị nhiễm lạnh, môi trường có nhiều khói thuốc lá, ô nhiễm, thời tiết quá khô hanh, thay đổi thời tiết…