Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video cách mạng tư sản pháp cuối thế kỷ 18

A. Kiến thức trọng tâm.

I. Nước Pháp trước cách mạng.

1. Tình hình kinh tế

  • Nông nghiệp rất lạc hậu do sự bóc lột của phong kiến địa chủ.
  • Công thương nghiệp phát triển nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm.

2. Tình hình chính trị – xã hội.

  • Là nước quân chủ chuyên chế. Vua nắm mọi quyền hành
  • Xã hội phong kiến được phân chia thành 3 đẳng cấp: Tăng lữ, quý tốc, đẳng cấp 3. Trong đó: giai cấp thppngs trị gồm tăng lữ, quý tộc. Đẳng cấp 3 gồm nhiều giai cấp.

3. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng

  • Trào lưu triết học ánh sáng ra đời, chống lại tư tưởng của chế độ phong kiến.
  • Tiêu biểu là: Môngtexkio, Vônte, Rútxô…

II. Cách mạng bùng nổ

1. Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế

  • Năm 1774, vua Lu – I XVI lên ngôi, chế độ phong kiến ngày càng suy yếu.
  • Công thương nghiệp đình đốn, nhiều công nhân và thợ thủ công thất nghiệp

=>Năm 1788 nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi.

2. Mở đầu thắng lợi của cách mạng

  • Ngày 5/5/1789 hội nghị ba đẳng cấp khai mạc tại cung điện Véc – xai.
  • 17/6/1789 đẳng cấp 3 tuyên bố là quốc hội lập hiến.
  • Ngày 14/7/1789, quần chúng vũ trang phá ngục Ba – xti, mở đầu cho cách mạng Pháp.

III. Sự phát triển của cách mạng

1. Chế độ quân chủ lập hiến ( từ ngày 14/7/1789 đến ngày 10/8/1792).

  • Sau 14/7/1789 phái lập hiến nắm quyền.
  • 8/1789 quốc hội thông qua tuyên ngôn Dân quyền và Nhân quyền.
  • Tháng 9/1791 thông qua hiến pháp mới, xác lập nền quân chủ lập hiến.
  • Tháng 4/1792 liên minh phong kiến Áo – Phổ tấn công Pháp.
  • Ngày 11/7/1792 quốc hội tuyên bố tổ quốc lâm nguy.
  • Ngày 10/8/1792 lật đổ phái lập hiến, xóa bỏ chế độ phong kiến.

2. Bước đầu của nền cộng hòa (từ ngày 21/9/1792 đến ngày 2/6/1793)

  • 9/1792 quốc hội mới khai mạc -> Cộng hòa 1.
  • Chính quyền chuyển về tay tư sản công thương ( phái Gi – rông – đanh).
  • 20/9/1792 thắng quân Áo – Phổ trận Van – mi.
  • 21/1/1793 Louis bị kết án tử hình.

3. Chuyên chính dân chủ cách mạng Gia – cô – bạn ( từ ngày 2/6/1793 đến ngày 27/7/1794)

  • Đứng đầu là Rô – be – spie, thực hiện những biện pháp:
  • Kiên quyết trừng trị bọn phản cách mạng.
  • Tịch thu ruộng đất của quý tộc bán cho nông dâm, trưng thu lúa mì, quy định giá tối đa, lương tối đa.
  • Lệnh tổng động viên, liên minh chống Pháp bị đẩy lùi ngày 26/6/1794.

=> Đem lại quyền lợi cơ bản cho nhân dân, phát huy sức mạnh quần chúng trong việc chống ngoại xâm và tội phạm.

Kết quả:

  • Phái Gia – cô – banh dập tắt cuộc nổi loạn, thắng giặc ngoài.
  • Nội bộ phái Gia – cô – banh chia rẽ, suy yếu.
  • 27/7/1794, tư sản phản cách mạng đảo hính, chém đầu Rô – be – spie.

4. Ý nghĩa CMTS Pháp cuối thế kỉ XVIII

  • Mở đường cho CNTB phát triển.
  • Là cuộc CMTS triệt để nhất
  • Lực lượng quyết định của CM là nhân dân lao động.
  • Cổ vũ tinh thần đấu tranh của các nước phong kiến
  • Lật đổ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.
  • Hạn chế: Chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cơ bản của nhân dân, không hoàn toàn xóa bỏ chế độ bóc lột phong kiến.