Mì tôm dù được cho là món ăn gây hại cho sức khỏe, tuy nhiên, với cuộc sống hiện đại, bạn khó mà từ bỏ được món ăn này. Với một số lưu ý sau, bạn vẫn có thể đảm bảo an toàn khi ăn mì tôm.
- TOP 10 dầu gội Dove phục hồi tóc hư tổn được tin dùng nhất hiện nay
- Các loại bánh dinh dưỡng cho bà đẻ. Loại bánh nào thực sự tốt cho mẹ mới sinh
- Xe 7 chỗ tiết kiệm nhiên liệu được người Việt ưa chuộng: Bất ngờ đứng đầu không phải Mitsubishi Xpander
- Đau đầu ti cảnh báo điều gì? Có phải là dấu hiệu của ung thư?
- Nhóm Telegram, Group Telegram Hot nhất, Link cập nhật thường xuyên!
Mì tôm hại sức khỏe như thế nào?
Bạn đang xem: Bật mí cách ăn mì tôm đảm bảo an toàn sức khỏe
Nghiên cứu cho thấy, ăn một bát mì tôm tương đương với uống 65ml nước mắm, lượng natri trong một gói mì vượt xa tiêu chuẩn bình thường. Tuy nhiên, lượng muối cho phép cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày không ăn được quá 6gr/người/ngày.
Tuy nhiên, thực tế hàm lượng muối trong một gói mì tôm và gia vị đi kèm cao vượt quá 1,8 lần so với trọng lượng tiêu chuẩn.
Thông thường khi ăn mì tôm, chúng ta sẽ cho các gói gia vị có sẵn vào bát để hòa cùng với nước sôi. Tuy nhiên, gói nước sốt, gia vị đi kèm chứa tới hơn 90% chất béo. Không những thế, trong thành phần sợi mì còn chứa thêm 20% lượng mỡ tích tụ bởi quá trình chiên mì khi sản xuất.
Theo Trí thức trẻ, ăn mì thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, bệnh tim, ung thư dạ dày, và luôn là một gánh nặng cho thận. Đối với phụ nữ và trẻ em gái, ăn nhiều mì ăn liền không chỉ có hại cho da, mà còn làm tăng hội chứng tiền kinh nguyệt, trẻ em bị dậy thì sớm.
Mặc dù ai cũng biết rằng ăn mì ăn liền là không tốt cho sức khỏe, nhưng đây là món ăn tiện lợi như đã nói ở trên nên rất khó khuyên mọi người phải từ bỏ sở thích.
Một số tác hại của mì tôm với sức khỏe
Gây béo phì
Theo Zing, nhiều người thường chế biến món mì theo sở thích, những thực phẩm ăn theo sẽ khiến cơ thể nạp thêm quá nhiều carbohydrate và chất béo vào cơ thể dẫn tới hàm lượng chất béo, calo tăng cao từ đó gây béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao…
Gia tăng quá trình lão hóa
Chất mỡ trong mì tôm thông thường đều thêm chất chống ô xy hóa, nhưng nó chỉ làm chậm tốc độ ô xy hóa, kéo dài thời gian biến mùi của mì tôm. Thời gian dài dung nạp quá nhiều chất chống ô xy hóa sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết và thúc đẩy lão hóa.
Gánh nặng cho dạ dày, tiêu hóa
Mì ăn liền là một trong những món ăn được sấy khô sau khi chiên qua dầu. Trong mì chứa khá nhiều hương liệu và chất phụ gia, ăn thường xuyên sẽ không những khiến vị giác giảm sút mà còn có thể tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa chung. Nếu bạn ăn mì ăn liền xuyên có thể sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày… Đặc biệt, những đứa trẻ thích ăn mì tôm càng dễ mắc chứng biếng ăn.
Gây ung thư
Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá sự độc hại của mì ăn liền, với các thành phần phụ gia như màu thực phẩm, muối, chất béo bão hòa… ăn mì tôm trong thời gian dài dễ gây táo bón, phân lưu lại thời gian dài trong đại tràng, cũng là một yếu tố dẫn đến ung thư, nguy cơ nhất là ung thư trực tràng.
Gây bệnh tiểu đường, tim mạch
Xem thêm : Cách chỉnh sửa vai trò của bạn cho Trang Facebook thành Quản trị viên
Thường xuyên dùng mì ăn liền, bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn bình thường. Nguyên nhân nằm ở thành phần chất béo có trong hầu hết các loại mì ăn liền. Loại chất béo này là transfat và chất béo bão hòa, chúng vô cùng có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người cao tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch.
Cách ăn mì tôm ít độc hại
Không nên ăn uống nước mì tôm: Các chuyên gia cho rằng, nếu vẫn ăn mì, bạn nhất định phải lựa chọn, chỉ ăn sợi mì mà không ăn nước. Hoặc mỗi lần ăn mì chỉ nên ăn 1/3 lượng muối trong gói mì là đủ, không được ăn nhiều hơn.
Bỏ gia vị trong gói mì tôm: Bạn nên vứt bỏ gói gia vị, vì trong đó tích nhiều dầu mỡ, nếu ăn vào dễ gây béo, tim mạch…
Ăn kèm rau: Khi ăn mì tôm bạn nên cho thêm những món giàu vitamin như rau bina (cải bó xôi), ớt xanh, rau lá xanh…để pha loãng các chất phụ gia khác nhau trong gói mì gây hại cho cơ thể con người.
Ăn kèm đồ ăn giàu đạm: Nên bổ sung mỗi bát mì từ 25-30 gr chất đạm như thịt bò, thịt lợn hoặc tôm…
Kiểm tra chất lượng trước khi ăn: Bạn cần phải kiểm tra gói mì trước khi ăn như xem hạn sử dụng, an toàn đóng gói. Chất lượng gói mì còn liên quan đến an toàn sức khỏe. Chất lượng của gói mì liên quan đến an toàn sức khỏe, khi mì đã bị đổi màu, bạn không nên ăn nữa. Ngửi gói mì có mùi vị “ôi” thì phải khẩn trương bỏ ngay vì lúc này mì đã bị biến chất, có thể gây hại cho cơ thể.
Chần qua nước sôi: Có nhiều loại mì ăn liền có một lớp màng bám bên ngoài sợi mì như một lớp mỡ hoặc sáp. Để tránh gây hại sức khỏe, khi ăn bạn nên chần qua nước sôi, rồi vớt mì sang bát khác để ăn, giống như thêm một lần bạn “rửa” sạch mỡ bám trên sợi mì vậy.
Theo Nhã Nam (Người đưa tin)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp