Xông vùng kín bằng lá trầu không từ xa xưa đã được các bà, các mẹ sử dụng. Lá trầu không được dùng thay cho dung dịch vệ sinh như hiện nay. Chúng giúp cho vùng kín sạch sẽ hơn, giảm tiết dịch âm đạo, trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa… Vậy thực hư của phương pháp vệ sinh này như thế nào? Có hiệu quả và an toàn thật hay không, mời chị em cùng theo Dạ Hương tìm hiểu bài viết này nhé!
Lá trầu không có tác dụng gì?
Thành phần của lá trầu không
Lá trầu không là loại cây thân gỗ sống lâu năm. Chúng thường được dùng trong một số bài thuốc dân gian để chữa nấm, ngứa, sưng tấy do có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và khử trùng …
Bạn đang xem: Xông hơi vùng kín bằng lá trầu không thế nào cho đúng?
Trong 100g lá trầu không có thành phần như sau:
- Năng lượng: 44 kcal.
- Nước: 85.6g.
- Protein: 3.1g.
- Lipid:0.8g.
- Muối khoáng: 2.3g.
- Chất xơ: 2.3g.
- Cacbohidrat:6.1g.
- Canxi: 0.5g.
- Sắt: 0.007g
- Vitamin A: 2.5mg
Ngoài ra, lá trầu còn chứa một số dưỡng chất như vitamin nhóm B, axit ascorbic, caroten, tinh dầu,…
Công dụng của lá trầu không trong y học
Lá trầu không có tên khoa học Piper betle L, là một loại thuộc họ Hồ tiêu Piperaceae, được người dân trồng rộng rãi để lấy lá ăn trầu hay rửa vết thương,… Theo Đông y, lá trầu không có mùi thơm hắc, tính ấm, vị cay nồng, có công dụng tiêu viêm, sát khuẩn và sát trùng rất tốt.
Trong 100g lá trầu không có chứa tới 2,4% tinh dầu với thành phần chính thuộc nhóm hóa học khác nhau, có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ ….. Ngoài ra, còn có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với nhiều chủng loại nấm khác nhau.
Theo các nghiên cứu khoa học, lá trầu không có chứa nhiều hoạt chất quý hiếm như: allylcatechol, chavicol, chavibetol, caryophyllen, carvacrol, cineol, estragol, methyl eugenol, p-cymen, cadinen, tanin cùng với nhiều loại vitamin, axit amin… có khả năng diệt virus, kháng khuẩn hiệu quả. Có thể thấy rằng, lá trầu không như một chất kháng sinh cực mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn: tụ cầu khuẩn, song cầu khuẩn…
Nhờ đặc tính kháng khuẩn tốt nên từ lâu nó được các bà, các mẹ dùng chữa những tình trạng liên quan đến vùng kín bằng cách xông hơi, lau, rửa vùng kín hoặc kết hợp với lá trà xanh, nước muối. Mặt khác, lá trầu không rất thông dụng, dễ kiếm, phương pháp sử dụng lại khá đơn giản, có thể làm tại nhà nên đây là phương pháp vệ sinh vùng kín được nhiều chị em tin tưởng lựa chọn.
Lợi ích của việc xông hơi vùng kín bằng lá trầu không
Lá trầu không trị ngứa và giảm mùi hôi ở vùng kín
Như đã đề cập ở trên, thành phần trong lá trầu không có chứa nhiều thành phần có khả năng kháng khuẩn hiệu quả. Nhiều chị em đã trị ngứa và giảm mùi hôi cho “cô bé” bằng cách xông hơi, lau, rửa vùng kín hoặc kết hợp với lá trà xanh hay nước muối để rửa vùng kín.
Trị nấm candida
Trong thành phần trong lá trầu không có các hoạt chất ức chế các chủng vi khuẩn, nấm, đồng thời, còn chống lại được sự phát triển, gây bệnh của nấm, vi khuẩn. Do đó, lá trầu không có thể hạn chế tình trạng viêm nhiễm vùng kín do các tác nhân này gây ra. Ngoài ra, tinh dầu lá trầu không còn tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, nhanh chóng làm lành các vết thương. Do vậy, lá trầu không có thể chữa các bệnh do viêm nhiễm hiệu quả, bao gồm cả chữa viêm nấm candida.
Lá trầu không điều trị viêm lộ tuyến tử cung
Nghiên cứu y học hiện đại đã chỉ ra rằng lá trầu rất giàu polyphenol và chavicol. Hoạt chất này có tác dụng diệt khuẩn cực tốt đối với vi khuẩn và có những tác dụng sau:
- Chống viêm nhiễm: Thành phần lá trầu có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm và làm lành vết thương nhanh chóng. Đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng hiệu quả.
- Giúp giảm đau hiệu quả: Lá trầu không từ lâu đã được xem là một loại thuốc giảm đau tự nhiên. Vì vậy, đối với bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung, lá trầu không giúp giảm đau hiệu quả. Kể cả đau rát và đau bụng khi quan hệ tình dục, đau lưng do quá trình viêm nhiễm.
- Kháng viêm: Lá cau chưa nhiều polyphenol, rất giàu chavicol. Đây là hai chất kháng khuẩn tự nhiên, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây viêm lộ tuyến là vi khuẩn, vi rút, nấm,….
- Kháng nấm: Do có khả năng khử trùng và tiêu diệt các loại nấm gây bệnh phụ khoa.
Lá trầu không được dùng àm thuốc giảm đau
Thành phần chứa vitamin, protein trong lá trầu không giúp làm dịu các cơn đau tức thì. Có thể dùng lá trầu không để giảm đau khi bị trầy, rách, xước gia, sưng viêm do ngã, phẫu thuật. Dùng một vài lá trầu không giã nát hoặc nhai nát rồi đắp lên chỗ đang bị đau. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm nước tiết ra từ lá trầu đắp lên vết thương để làm dịu các cơn đau bên trong.
Đọc thêm: Trầu không có tác dụng làm hồng vùng kín hay không?
Hướng dẫn cách vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không
1. Dùng lá trầu không để rửa “cô bé”
Xem thêm : Quy định về giấy khám sức khỏe để lấy giấy phép lao động mới nhất
Ngoài đun sôi lá trầu không để xông vùng kín, chị em có thể đun nước lá trầu không rửa vùng kín. Cách làm như sau: chị em dùng một nắm lá trầu không, rửa thật sạch cho vào nồi nước, đun sôi, để nguội. Sau đó, đổ nước đã đun vào chậu, cho thêm một lượng nước sạch vừa phải để làm loãng dung dịch nước trầu không. Sau đó, sử dụng nước này như nước rửa phụ khoa để vệ sinh bên ngoài cô bé. Chị em nên kiên trì thực hiện cách này 2 – 3 lần/ tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
2. Kết hợp lá trầu không với muối biển để vệ sinh cho vùng kín
Thành phần trong muối biển cũng chứa nhiều chất kháng viêm và kháng khuẩn cao. Do đó, muối biển cũng rất hữu hiệu trong việc điều trị các bệnh viêm nhiễm. Chị em có thể kết hợp lá trầu không với nước muối biển để vệ sinh cho “cô bé” như sau:
- Lấy khoảng 10 lá trầu không, đem rửa sạch, vò nát vào trong 2 lít nước sạch.
- Sau đó, lọc hỗn hợp trên, chỉ lấy nước trong, rồi cho đó vào 2 muỗng cafe muối biển.
- Hòa tan hỗn hợp này và đem hỗn hợp này đi vệ sinh vùng kín.
- Chị em có thể vệ sinh vùng kín bằng loại nước này từ 2 – 3 lần/ 1 tuần.
3. Lá trầu không kết hợp với lá chè xanh
Trong lá chè xanh cũng có thành phần có tính sát khuẩn, chống viêm cao. Do đó, sự kết hợp giữa hai loại lá này sẽ đem lại hiệu quả cao cho chị em trong việc hỗ trợ điều trị bệnh viêm phần phụ. Cách dùng lá trầu không kết hợp với lá chè xanh để vệ sinh vùng kín như sau:
- Lấy khoảng 10 lá trầu không và 10 lá trà xanh đem rửa sạch, vò nhuyễn và đun cùng 2 lít nước sạch.
- Khi nước sôi, để nguội bớt, sau đó, lọc lấy nước và bỏ bã.
- Lấy khăn lông sạch, mềm nhúng vào nước đã lọc trên, vắt nhẹ và lau qua vùng kín khoảng 5 phút.
- Thực hiện liên tục 2 – 3 lần/ 1 tuần để có hiệu quả nhất.
4. Xông vùng kín bằng lá trầu không trị ngứa
Tinh dầu trong lá trầu không sẽ thấm sâu vào vùng kín, khử mùi hôi, chống nấm, giảm ngứa do xông hơi bằng lá trầu không.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 5 lá trầu không
- 2 thìa cà phê muối.
- Một ít nước
Các bước xông hơi lá trầu không trị ngứa âm đạo:
Rửa sạch lá trầu không, vò nát (để tiết ra nhiều tinh dầu), cho vào 2 lít nước đun nhỏ lửa khoảng 15 phút. Thêm 2 thìa muối tinh, khuấy tan, đổ nước cốt lá trầu không vào một chiếc nồi nhỏ và chuẩn bị xông vùng kín. Sau khi vệ sinh vùng kín, chị em ngồi trong phòng xông hơi ướt và chú ý khoảng cách để tránh bị bỏng. Xông hơi khoảng 10 – 15 phút, khi nước nguội bạn có thể dùng để vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không.
5. Trị ngứa vùng kín bằng lá trầu không + húng quế
Lá húng quế có đặc tính kháng khuẩn mạnh có thể giúp tiêu diệt tất cả các loại vi khuẩn gây ngứa âm đạo. Tinh dầu trong lá húng quế còn giúp khử mùi hôi vùng kín nên kết hợp với lá trầu không và lá húng quế trị ngứa vùng kín mang lại hiệu quả cao.
Nguyên liệu các bạn cần chuẩn bị
- 5-6 lá trầu không
- 1 nắm lá húng quế
Cách vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không cùng lá húng quế
Rửa sạch lá trầu không và rau húng quế. Giã nát hoặc cạo cả hai lá và đun sôi trong nồi nước. Dùng nước nóng này để xông vùng kín trong khoảng 15 – 20 phút, sau đó dùng nước này để vệ sinh vùng kín sau khi nước nguội.
6. Ngâm vùng kín bằng lá trầu không và phèn chua
Ngoài cách sử dụng lá trầu không với húng quế, bạn cũng có thể kết hợp loại thảo dược này với phèn chua. Phèn chua hay còn được gọi là sinh phần. Đây là vị thuốc phổ biến trong Đông y. Phèn chua vị chua, tính ấm, có nhiều công dụng. Chất này có tác dụng long đờm, sát trùng, làm loãng máu và chống viêm nhiễm.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu hiện đại cũng ghi nhận khả năng ức chế một số loại vi khuẩn, vi rút của phèn chua. Đồng thời có tác dụng làm se vết loét và khử mùi hôi hiệu quả. Vì vậy, khi kết hợp với lá trầu không sẽ giúp nâng cao hiệu quả ngăn bệnh viêm nhiễm. Giúp kiểm soát tình trạng viêm, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và giảm một số triệu chứng khó chịu.
Xem thêm : Các chức năng của tiền tệ trong kinh tế thị trường hiện nay
Cách ngâm vùng kín bằng lá trầu không cùng phèn chua thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không tươi và một ít phèn chua.
- Lá trầu không rửa sạch, vò nhẹ, cho vào nồi đun với 1 lít nước.
- Thêm phèn chua, khuấy đều rồi đun sôi.
- Đổ ra bát hòa với một ít nước lạnh để bớt nóng.
- Ngâm vùng kín với nước dung dịch lá trầu không và phèn chua trong khoảng 7-10 phút. Cuối cùng, đừng quên lau khô vùng kín bằng khăn sạch bạn nhé!
7. Lá trầu không kết hợp gừng tươi
Gừng tươi trong đông y còn có tên gọi khác là Sinh khương. Loại dược liệu này được sử dụng nhiều trong các loại thuốc chữa bệnh. Đặc biệt, sự kết hợp giữa gừng tươi và lá trầu không giúp làm sạch “cô bé” cũng như ngăn viêm cổ tử cung hiệu quả. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng gừng tươi chứa nhiều shogaol và gingerol. Chất này có khả năng chống viêm mạnh. Ngoài ra, hàm lượng lớn tinh dầu trong gừng tươi có khả năng ức chế nấm men, vi khuẩn có hại và trùng roi gây bệnh phụ khoa.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 3-5 lá trầu không và 1/2 miếng gừng tươi.
- Rửa sạch các nguyên liệu. Vò nát lá trầu không, gừng băm nhỏ.
- Đun sôi 2 lít nước rồi cho gừng và lá trầu không vào nấu trong 5 phút.
- Đợi nguội bớt thì lấy ra và dùng hấp cách thủy.
- Sau khoảng 10 phút, khi nước nguội, bạn có thể dùng để vệ sinh bên ngoài vùng kín.
8. Lá trầu không và tỏi
Lá trầu không với tỏi cũng là một cách kết hợp giúp vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thông thoáng. Tỏi không chỉ là nguyên liệu quen thuộc trong nhà bếp mà còn có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Vì tỏi chứa nhiều thành phần có giá trị y học cao. Đặc biệt, tỏi rất giàu allicin. Hoạt chất này có tác dụng như một loại kháng sinh tự nhiên giúp kháng viêm, diệt khuẩn tốt. Nhờ đó, kết hợp với lá trầu không sẽ giúp hỗ trợ việc kiểm soát tình trạng viêm nhiễm bên trong cổ tử cung tốt hơn. Ngăn mùi hôi và nấm ngứa.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 5-7 lá trầu không tươi và 3 nhánh tỏi.
- Lá trầu không rửa sạch, vò nhẹ, tỏi bóc vỏ băm nhuyễn.
- Đun sôi khoảng 1 lít nước, cho các nguyên liệu vào nấu thêm 5 phút rồi tắt bếp.
- Đổ nước ra bát, pha thêm chút nước lạnh cho ấm rồi ngâm vùng kín từ 5 – 10 phút.
Đọc thêm: Vệ sinh vùng kín với sữa tắm có được không?
Những lưu ý khi xông hơi âm đọa bằng lá trầu không
Phương pháp vệ sinh “cô bé” bằng lá trầu không rất dễ dàng để thực hiện. Tuy nhiên, nếu chị em dùng lá trầu không không đúng cách, nó sẽ gây ra phản tác dụng. Do vậy, chị em cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Chị em phải chọn cho thật kỹ lưỡng khi chọn lá trầu không để vệ sinh vùng kín. Hãy chọn những lá trầu không không bị sâu bệnh, còn tươi, không bị phun thuốc trừ sâu hay bị nhiễm hóa chất. Bởi nếu dùng những loại lá trầu không đảm bảo sẽ gây hại cho “cô bé” của bạn.
- Nước lá trầu chỉ nên vệ sinh trong ngày, không được để qua ngày hôm sau. Vì khi chị em sử dụng nước qua ngày hôm sau, nước lá trầu không sẽ không còn tác dụng nữa.
- Khi sử dụng nước lá trầu không để vệ sinh vùng kín, chỉ nên vệ sinh nhẹ nhàng ở bên ngoài âm đạo, tuyệt đối không được thụt rửa hay ngâm âm đạo. Bởi khi đó, nó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn di chuyển ngược vào trong âm đạo, gây nên tình trạng viêm nhiễm.
- Chị em không nên lạm dụng vệ sinh bằng lá trầu không quá nhiều lần trong tuần. Chỉ nên rửa hoặc xông vùng kín từ 2 – 3 lần/ tuần, bởi khi làm dụng nhiều quá sẽ khiến âm đạo bị khô rát, khó chịu.
Một số câu hỏi khác của chị em về lá trầu không
1. Nên vệ sinh cô bé bằng lá trầu không mấy lần 1 tuần?
Một trong các câu hỏi của chị em về việc vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không đó là. Một tuần, chị em chỉ nên vệ sinh cô bé từ 2 – 3 lần. Vệ sinh cô bé bằng lá trầu không quá nhiều lần sẽ khiến cô bé bị khô rát, khó chịu.
2. Vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không đối với bà bầu có được không?
Lá trầu không rất lành tính và có công dụng rất tốt để chăm sóc bà bầu sau sinh. Sau khi sinh xong mà xông vùng kín bằng lá trầu không sẽ giúp cho “cô bé” phục hồi rất nhanh. Lá trầu có thành phần quan trọng là tinh dầu. Chúng có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào. Do đó, dùng lá trầu không để xông hơi cho bà bầu còn ngăn ngừa viêm nhiễm, nấm ngứa. Tuy nhiên, thời kỳ mang thai của mẹ bầu nên thận trọng, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không nhé!
3. Vệ sinh bằng lá trầu không có bị thâm vùng kín không?
Đây là câu hỏi mà rất nhiều chị em vẫn đang thắc mắc. “Cô bé” bị thâm đen, mở rộng do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, nguyên nhân chính là do hormone thay đổi, cộng thêm việc chị em mặc quần áo bó sát quá chật. Do đó, việc chị em vệ sinh “cô bé” bằng lá trầu không không làm cho vùng kín bị thâm.
4. Bị kinh nguyệt có nên rửa vùng kín bằng lá trầu không?
Vào những ngày đèn đỏ, nhiều chị em quan tâm đến việc có nên dùng lá trầu không để ngâm rửa vùng kín. Theo các bác sĩ sản khoa, câu trả lời là không. Công dụng của lá trầu không để chữa các bệnh viêm nhiễm. Đặc biệt là bệnh viêm âm đạo hiện nay vẫn chưa được khoa học chứng minh. Ngoài ra, việc sử dụng không đúng cách, quá lạm dụng,… Nhiều trường hợp có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Trên thực tế, nước lá trầu không chỉ có tác dụng kháng khuẩn và điều trị bề mặt. Điều trị các bệnh viêm nhiễm từ bên trong hoàn toàn không có tác dụng. Ngoài ra, lá trầu không có nguy cơ chứa thuốc bảo vệ thực vật rất nguy hiểm cho con người. Đặc biệt là ở những vùng nhạy cảm như âm đạo của nữ giới. Vì vậy, chị em nên cân nhắc kỹ lưỡng việc dùng lá trầu không để vệ sinh âm đạo trong những ngày đèn đỏ. Do lá trầu không có tính sát khuẩn cao nên có thể làm vùng kín của phụ nữ bị khô, ngứa ngáy khó chịu.
Vệ sinh “cô bé” bằng lá trầu không là một cách làm đơn giản, an toàn và khá hiệu quả, giúp giảm các tình trạng viêm đỏ, ngứa ngáy ở vùng kín. Hy vọng qua bài viết này, chị em đã bỏ túi thêm được bí quyết chăm sóc “cô bé” đúng cách.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp