Hướng dẫn cách pha chế thuốc xông mũi họng cho bé đúng cách

Máy xông mũi họng là thiết bị được khuyên dùng trong điều trị các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, tắc nghẽn phổi mạn tính, viêm phế quản,… Thế nhưng không phải cứ sử dụng là có thể mang lại hiệu quả, ngược lại nếu thực hiện sai cách cũng như sai lầm trong cách pha chế thuốc xông mũi họng còn có thể mang đến nhiều nguy hại cho người sử dụng. Bài viết dưới đây sẽ đi vào chi tiết cách pha thuốc xông khí dung đúng kỹ thuật, an toàn cho bé tại nhà. Cùng đón xem nhé!

Những lợi ích của máy xông mũi họng

Máy xông mũi họng (hay máy xông khí dung) là thiết bị y tế được cấp phép phân phối trên toàn quốc, được nhiều bác sĩ và chuyên gia y tế khuyến cáo sử dụng tại nhà để giảm các triệu chứng bệnh về đường hô hấp. Thiết bị phù hợp sử dụng cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em. Một số những lợi ích mà sản phẩm mang lại cho người sử dụng như:

  • – Sử dụng pha chế được nhiều loại thuốc và có thể tiến hành xông cùng một lúc.

  • – So với thuốc đường uống thì xông khí dung giúp thuốc dễ dàng đi sâu vào hệ hô hấp và thẩm thấu thuốc nhanh đến các vị trí co thắt hay viêm nhiễm cần điều trị.

  • – Thuốc đi vào cơ thể thông qua khí dung sẽ lập tức phát huy tác dụng, sản phẩm rất hiệu quả khi sử dụng cho bệnh nhân hen suyễn cấp tính, khó thở, tắc nghẽn phổi,…

  • – Phương pháp xông khí dung còn giảm tác dụng phụ của thuốc đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Máy xông mũi họng hữu hiệu trong điều trị bệnh đường hô hấp

Máy xông mũi họng hữu hiệu trong điều trị bệnh đường hô hấp

Hướng dẫn sử dụng máy xông mũi họng tại nhà đúng cách

Thị trường hiện nay phân phối rất đa dạng các loại máy xông mũi họng có kiểu dáng, kích thước và tính năng khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì cách sử dụng các thiết bị xông khí dung không có quá nhiều sự khác biệt. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng máy xông mũi họng tại nhà đúng cách:

Bước 1: Trước tiên cần rửa tay sạch sẽ với xà phòng sát khuẩn.

Bước 2: Đặt máy xông khí dung lên một mặt phẳng cố định, không nghiêng dốc, vừa thuận tiện cho người sử dụng vừa đảm bảo khoảng cách an toàn điện.

Bước 3: Chuẩn bị thuốc xông: ở bước này bạn sẽ cần thực hiện theo đúng chỉ định về cách pha chế thuốc xông mũi họng của bác sĩ. Cho liều lượng thuốc cần thiết vào cốc đựng thuốc, bơm thêm một lượng nước muối sinh lý 0.9% nếu cần. (Lưu ý chỉ được sử dụng nước muối sinh lý, không dùng nước mũi tự pha).

Pha thuốc vào cốc và đậy kín nắp

Pha thuốc vào cốc và đậy kín nắp

Bước 4: Kết nối một đầu dây dẫn với máy nén khí, đầu còn lại lắp với cốc thuốc.

Bước 5: Lắp ống ngậm hoặc mặt nạ thở với cốc đựng thuốc và cho tiến hành sử dụng.

  • – Với ống ngậm, đưa ống vào sâu trong miệng và dùng môi ngậm chặt, hít sâu vào 1 – 2 giây sau đó thở ra. Dùng cho đến khi hết thuốc khoảng 10 – 20 phút.

  • – Với mặt nạ khí, cần đeo áp sát vùng mũi miệng. Lưu ý không chỉ dùng mũi để hít thở mà nên kết hợp với miệng để khí dung có thể phát tán sâu và hiệu quả tốt. Tương tự sử dụng từ 10 – 20 phút cho đến khi hết thuốc.

Hướng dẫn cách pha thuốc khí dung an toàn, hiệu quả cao

Để thuốc phát huy được công dụng tốt nhất và đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng, bạn sẽ cần phân biệt được các loại dung dịch khí dung cũng như cách pha chế thuốc xông mũi họng sao cho đúng kỹ thuật, đúng liều lượng.

Các loại dung dịch khí dung cần nắm trước khi pha

Các loại thuốc xông mũi họng sẽ được bác sĩ kê đơn với đúng liều lượng và phù hợp với từng mức độ nặng nhẹ của bệnh nhân. Một số dung dịch khí dung thường gặp ở từng tình trạng bệnh như sau:

  • – Bệnh viêm mũi, viêm xoang, viêm họng dị ứng sẽ gây ra các triệu chứng bệnh như ho, sổ mũi, hắt hơi. Người bệnh sẽ cần dùng đến dung dịch khí dung chứa corticoid hoặc kết hợp thêm kháng sinh nếu xuất hiện bội nhiễm.

  • – Bệnh nhân viêm phổi có đờm sẽ cần sử dụng thuốc làm loãng đờm.

  • – Bệnh viêm phế quản cấp, tắc nghẽn phổi mạn tính, hen suyễn, co thắt khí quản sẽ cần dùng dung dịch khí dung có chứa thuốc làm giãn phế quản, giúp dễ thở.

  • – Với trường hợp trẻ em bị viêm phế quản do tắc đờm nhớt thì nên dùng khí dung dạng nước muối với công dụng làm loãng đờm, giảm ho.

  • – Bệnh cảm cúm, ngạt mũi, khó thở được khuyên dùng dung dịch khí dung có chứa các loại tinh dầu bạc hà, tía tô, khuynh diệp,… để thông mũi họng, giảm cảm giác khó thở.

Cách pha dung dịch khí dung mũi họng đúng kỹ thuật

Cách pha dung dịch xông chưa pha

Nếu thuốc chưa được pha sẵn, cách pha chế thuốc xông mũi họng đúng sẽ cần tuân theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ:

  • – Bước 1: Sử dụng ống tiêm đã được khử trùng và phơi khô trước đó để lấy nước muối sinh lý 0.9% theo đúng liều lượng chỉ định từ bác sĩ và cho vào cốc đựng thuốc. Ống tiêm với vạch chia dung tích sẵn sẽ giúp xác định chính xác liều lượng.

Dùng ống tiêm lấy nước muối sinh lý cho vào cốc

Dùng ống tiêm lấy nước muối sinh lý cho vào cốc

  • – Bước 2: Tiếp tục sử dụng ống tiêm hoặc ống nhỏ giọt để lấy dung dịch thuốc được kê đơn bởi bác sĩ và cho vào cốc đựng thuốc có chứa sẵn nước muối sinh lý. Lưu ý lấy đúng liều lượng thuốc để không quá loãng hoặc quá đặc.

Cách pha dung dịch xông đã pha sẵn

  • – Với dung dịch thuốc đa pha sẵn, bạn sẽ không cần pha thêm nước muối sinh lý. Sử dụng ống tiêm để lấy thuốc như chỉ định của bác sĩ và cho vào cốc đựng.

  • – Nhiều trường hợp, bác sĩ kê đơn với thuốc xông khí dung được đựng sẵn trong ống hoặc vỉ thuốc với liều lượng chuẩn cho mỗi lần dùng. Lúc này chỉ cần đổ thuốc từ ống thủy tinh hoặc vỉ vào cốc là có thể sử dụng.

Nhỏ tiếp dung dịch thuốc với liều lượng chỉ định từ bác sĩ

Nhỏ tiếp dung dịch thuốc với liều lượng chỉ định từ bác sĩ

Tuân thủ các nguyên tắc khi pha thuốc

Một vài nguyên tắc chung cần tuân thủ để thực hiện cách pha chế thuốc xông mũi họng an toàn như sau:

  • – Đảm bảo luôn rửa tay sạch sẽ với xà phòng sát khuẩn trước khi chuẩn bị dung dịch khí dung.

  • – Liều lượng pha thuốc cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ.

  • – Đảm bảo dung dịch khí dung không quá ít dưới mức tối thiểu hoặc không vượt mức tối đa của cốc thuốc tránh tình trạng máy không thoát khí hoặc thuốc bị tràn ra ngoài.

  • – Tuyệt đối không tự ý sử dụng hay pha trộn các loại thuốc khí dung mà không có ý kiến từ bác sĩ, rất dễ gây nguy hại đến sức khỏe.

Chi tiết quá trình pha thuốc khí dung Ventolin và Pulmicort

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và dung dịch thuốc

  • – Dung dịch nước muối sinh lý 0.9%

  • – Thuốc khí dung: Ventolin Nebules 2,5mg và Pulmicort.

  • – Máy xông khí dung.

  • – Dây dẫn khí.

  • – Ống ngậm hoặc mặt nạ xông khí dung. (kích thước theo lứa tuổi người dùng)

  • – Dung dịch rửa tay sát khuẩn.

  • – Thùng rác y tế.

  • – Xô chậu để ngâm rửa dụng cụ

Thuốc xông khí dung Ventolin 2.5mg và Pulmicort

Thuốc xông khí dung Ventolin 2.5mg và Pulmicort

Bước 2: Tiến hành pha thuốc

  • – Đầu tiên cần sát khuẩn tay sạch sẽ với dung dịch xà phòng rửa tay.

  • – Dùng ống tiêm hoặc ống nhỏ giọt để lấy khoảng 5ml dung dịch nước muối sinh lý và cho vào cốc thuốc.

  • – Tiếp theo cho cả 2 loại thuốc Ventolin 2.5mg và Pulmicort vào cốc đựng đã chứa sẵn dung dịch nước muối sinh lý 0.9%. Liều lượng sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ.

  • – Lắc đều cốc thuốc và cho một nửa dung dịch ra chai nhỏ để cất giữ trong tủ lạnh. Chỉ sử dụng một nửa còn lại trong cốc cho lần xông đầu tiên.

Những lưu ý cần biết khi sử dụng máy khí dung cho trẻ nhỏ

  • – Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào trong quá trình sử dụng như chóng mặt, buồn nôn, tim đập nhanh, khó thở,… thì cần đến thăm khám kịp thời để được hỗ trợ từ bác sĩ.

  • – Tuyệt đối không sử dụng tinh dầu xông mũi họng cho trẻ nhỏ dưới 18 tháng tuổi.

  • – Không quá lạm dụng máy xông mũi họng, chỉ sử dụng trong thời gian cho phép từ 10 – 20 phút mỗi lần.

  • – Đối với thuốc corticoid nên dùng với ống ngậm thay vì mặt nạ khí, dễ gây ra tình trạng kích ứng, mẩn đỏ vùng da tiếp xúc với thuốc, đặc biệt là với vùng da mỏng nhạy cảm của trẻ.

  • – Không đặt nghiêng cốc thuốc mà cần giữ cốc thẳng đứng để máy phun khí liên tục và ổn định.

Cốc thuốc cần để thẳng đứng để khí phun đều, ổn định

Cốc thuốc cần để thẳng đứng để khí phun đều, ổn định

  • – Mỗi thiết bị xông khí dung đều đi kèm với ống ngậm hoặc mặt nạ. Ống ngậm sẽ giúp đưa thuốc vào sâu hơn trong hệ hô hấp. Tuy nhiên với trẻ em dưới 5 tuổi, chưa có khả năng tự mình giữ ống ngậm thì có thể sử dụng mặt nạ để thoải mái hơn.

  • – Sử dụng xong cần vệ sinh và khử trùng các bộ phận của máy đúng cách với nước ấm và dung dịch tẩy rửa nhẹ, phơi khô trước khi bảo quản.

  • – Thời điểm xông khí dung không nên ngay trước hoặc sau bữa ăn, nên chọn thời điểm yên tĩnh, không có quá nhiều hoạt động làm trẻ phân tán trong quá trình xông.

Kết

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc các bệnh vặt như ho, viêm họng, sổ mũi, hắt hơi,… khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc vào các thời điểm giao mùa. Máy xông khí dung chính là giải pháp hiệu quả mà nhiều gia đình lựa chọn để chăm sóc sức khỏe cho con, chăm sóc sức khỏe các thành viên trong gia đình tốt hơn. Hy vọng qua bài viết này, bố mẹ đã nắm được cách pha chế thuốc xông mũi họng cho bé tại nhà đúng kỹ thuật và an toàn.