Nguồn: fb Gà Ta
Một trong một thách thức khá lớn ở môn toán với các bé nhà mình khi học ở HK1 lớp 1 đó là nhận biết và sử dụng dấu lớn và dấu bé. Mình sẽ chia sẻ những điều mình đã làm để giúp học sinh của mình có thể hoàn thành bài tập này. Trước tiên sẽ lại phải nói đến những khó khăn của các be khi gặp bài tập này : – Nhầm lẫn giữa hai dấu với nhau ( lỗi này phổ biến) – Nhận biết được nhưng ko tự viết được đúng dấu, ko đọc được đúng tên dấu ( miệng đọc dấu bé, tay viết dấu lớn mặc dù nhận biết dấu tốt) – Không bị nhầm lẫn dấu nhưng ko chọn được dấu để điền cho đúng (không hiểu bản chất thực của dấu và số lượng) Nhiều trẻ thường gặp khó khăn trong việc xác định chiều. Điều này dễ thấy khi quan sát trẻ : + Hay đi dép trái . + Hay mặc áo ngược, quần trái … + Thường xuyên nhầm lẫn số 6 với 9, chữ b chữ d, dấu sắc, dấu huyền. + Trong các hoạt động viết hay vẽ chúng ta sẽ thấy một số trẻ có những biểu hiện như : dễ dàng sao chép một tổng thể ( hình một ngôi nhà) nhưng khi yêu cầu tách riêng từng nét của ngôi nhà để sao chép thì sẽ thấy trẻ sao chép ngược nét mà cô đưa mẫu … Điều này chứng tỏ trẻ đang gặp vấn đề trong việc tri giác thị giác và xác định chiều của các nét vẽ …. > vơi những trẻ như vậy thì việc trẻ nhầm lẫn dấu lớn với dấu bé hoặc gặp khó khăn trong việc đọc thì điều đó là có thể . Quay lại vấn đề về dấu lớn hơn (>) và dấu bé hơn ( Vậy làm thế nào để dạy trẻ nhận biết số lớn số bé ? Cách mà tôi làm để dạy trẻ như sau : o Tôi sử dụng bảng cột 1 – 10 (như hình) để cho trẻ thấy rõ sự khác biệt về lượng của các con số. Với các bạn khó khăn thì nên để cho trẻ theo đúng trật tự bảng cột để trẻ thấy rõ. Khi so sánh hai số với nhau thì nên chọn 2 số khác hẳn về lượng như ( 1 và 5 / 2 và 7 , 4 và 10 ) > có sự chênh lệch rõ ràng sẽ khiến trẻ tri giác dễ và hiểu hơn. o Lúc đầu tôi sử dụng bảng cột 1 -10 này hoặc tôi tách riêng hai cột cần so sánh ra để trẻ nhìn dễ. Sau đó dạy trẻ hiểu : cột cao hơn là lớn hơn, thấp hơn là bé hơn . o Soạn những bài tập dạng : khoanh số lớn hơn / bé hơn có các cột ô lượng đi kèm ( việc này giúp trẻ hình dung một cách chính xác về lượng tương ứng của các con số) o Khi trẻ có khả năng nhận được số lớn số bé mà có cột thì ta bỏ phần trợ giúp bằng hình ảnh này đi. Trẻ sẽ khoanh tốt số lớn hay số bé nếu bạn làm chắc phần trên.
Bạn đang xem: Trang nhất
Việc tiếp theo hoặc song song với quá trình dạy số lớn số bé là việc dạy trẻ nhận biết dấu lớn dấu bé (mục này cũng khoai hà khoai sọ chả kém : – )) Ngoài việc dùng thẻ giới thiệu thì chúng ta có thể cho trẻ học thông qua đa giác quan : – Sao chép dấu lớn, dấu bé : trên giấy, trên cát, xếp que tính, que tăm …… Một trong những hoạt động cực kỳ tốt cho việc hình dung và in vào đầu trẻ là chơi trò dùng ngón tay và vẽ một dấu lớn/ bé trên không. – Mình cũng hay dạy trẻ sử dụng hai bàn tay để làm dấu bé dấu lớn : + tay trái nắm lại giơ hai ngón ngang trước mặt thì chúng ta sẽ thấy dấu bé hơn / tay phải làm giống như vậy thì được dấu lớn. Một số trẻ TK lại có khả năng ghi nhớ thông qua việc dập khuôn một điều gì đó thì cách này là khá hiệu quả) – Một cách tiếp theo để dạy trẻ phân biệt dấu lớn/ dấu bé là cho trẻ chơi trò chơi quay dấu : sử dụng một dấu > duy nhất ( ko phân biệt chiều) . Khi cô quay chiều nào thì con gọi tên anh đó : > anh lớn ; = Cách hướng dẫn trẻ làm bài như sau : VD : điền dấu > , = 3 …3 7 … 2 6 …1 Mẹ hỏi : 3 với 3 , điền dấu gì ? ( =) (7, 2) : 7 lớn hay bé ? ( lớn) > vậy điền dấu lớn (6, 1) : 6 lớn hay bé / ( lớn) > điền dấu lớn Ở ví dụ trên, mình thường làm theo trình tự : một bài cực dễ cho trẻ đầu tiên, tiếp theo bào mình hướng dẫn, ngay sau đó là vài bài liên tiếp giống như bài hướng dẫn để trẻ thực hiện với sự giảm nhắc dần dần từ cô. Việc chỉ cho trẻ nhìn hai số và quan tâm cái số đầu tiên nó lớn hay bé rồi điền vào giúp trẻ rõ ràng hơn khi tư duy. Việc bạn hỏi : 7 lớn hơn 3 hay bé hơn 3 là đưa trẻ vào khu rừng rậm thêm rồi ( câu hỏi này chỉ dành cho trẻ khá hoặc thường thôi nhá) + B3 : Trộn 2 phép có điền dấu / = /
Xem thêm : 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam dành cho ai thích khám phá những địa hình hiểm trở
Tóm lại: Việc soạn bài và có giáo cụ trực quan là vô cùng cần thiết trong việc dạy trẻ. Vì vậy muốn dạy mục tiêu nào bạn phải có nhiều giáo cụ cũng như bài tập phải phong phú, đa dạng .
Dạy toán là dạy trẻ tư duy vì vật đừng dạy trẻ học vẹt, thuộc lòng hay chỉ cần biết đầu nhọn húc vào đâu … mà không biết bản chất nó là gì thì mình nghĩ đấy không phải là dạy toán.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp