Phân biệt từ ghép và từ láy vốn rất phức tạp. Bởi vậy Tiếng Việt có sự chuyển hoá từ từ ghép sang từ láy âm. Lại không ít trường hợp phân tích rạch ròi giữa là ghép hay láy đành xếp chúng vào đơn vị trung gian. Tuy nhiên cũng có một số cách nhận diện, phân biệt từ láy, từ ghép. Bạn có thể phân biệt dễ dàng theo các cách sau đây.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bạn đang xem: Cách phân biệt từ ghép, từ láy dễ lẫn lộn
Cấu tạo của từ phức
Có 2 cách chính để tạo từ phức:
- Cách 1: ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ ghép .
- Cách 2: Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là các từ láy.
Từ ghép
– Là từ do 2 hoặc nhiều tiếng có nghĩa ghép lại tạo thành nghĩa chung.
– Từ ghép được chia thành 2 kiểu:
- Từ ghép có nghĩa tổng hợp (Từ ghép hợp nghĩa, Từ ghép đẳng lập, Từ ghép song song): Là từ ghép mà nghĩa của nó biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, khái quát hơn so với nghĩa các tiếng trong từ.
- Từ ghép có nghĩa phân loại (Từ ghép phân loại, Từ ghép chính phụ): Thường gồm có 2 tiếng, trong đó có 1 tiếng chỉ loại lớn và 1 tiếng có tác dụng chia loại lớn đó thành loại nhỏ hơn.
– Lưu ý:
- Các tiếng trong từ ghép tổng hợp thường cùng thuộc một loại nghĩa (cùng danh từ, cùng động từ,…)
- Các từ như: chèo bẻo, bù nhìn, bồ kết, ễnh ương, mồ hôi, bồ hóng,…, axit, càphê , ôtô, môtô, rađio,…có thể cho là từ ghép (theo định nghĩa) hoặc từ đơn (tuy có 2 tiếng trở lên nhưng các tiếng đó phải gộp lại mới có nghĩa , còn từng tiếng tách rời thì không có nghĩa. Những trường hợp này gọi là từ đơn đa âm).
Từ láy
– Là từ gồm 2 hay nhiều tiếng láy nhau. Các tiếng láy có thể có 1 phần hay toàn bộ âm thanh được lặp lại.
Xem thêm: Căn cứ vào bộ phận được lặp lại, người ta chia từ láy thành 4 kiểu: Láy tiếng, láy vần, láy âm, láy cả âm và vần . Căn cứ vào số lượng tiếng được lặp lại, người ta chia thành 3 dạng từ láy: láy đôi, láy ba,láy tư,…)
– Từ tượng thanh:
- Là từ láy mô phỏng, gợi tả âm thanh trong thực tế: Mô phỏng tiếng người, tiếng của loài vật, tiếng động,…
- VD: rì rào, thì thầm, ào ào,…
– Từ tượng hình: Là từ láy gợi tả hình ảnh, hình dáng của người, vật; gợi tả màu sắc, mùi vị. VD:
- Gợi dáng dấp: lênh khênh, lè tè, tập tễnh, …
- Gợi tả màu sắc: chon chót, sặc sỡ, lấp lánh,…
- Gợi tả mùi vị: thoang thoảng, nồng nàn, ngào ngạt,…
– Lưu ý:
- Một số từ vừa có nghĩa tượng hình, vừa có nghĩa tượng thanh, tuỳ vào văn cảnh mà ta xếp chúng vào nhóm nào. VD: làm ào ào (ào ào là từ tượng hình), thổi ào ào (ào ào là từ tượng thanh)
- Trong thực tế, vẫn tồn tại những từ tượng thanh và tượng hình không phải là từ láy (ở phạm vi tiểu học không đề cập tới các từ này). VD: bốp (tiếng tát) , bộp (tiếng mưa rơi), hoắm (chỉ độ sâu), vút (chỉ độ cao)….
⇒ Nghĩa của từ láy: Rất phong phú, cũng như từ ghép, chúng có cả nghĩa khái quát, tổng hợp và nghĩa phân loại .
VD: làm lụng , máy móc, chim chóc, …(nghĩa tổng hợp) ; nhỏ nhen, nhỏ nhắn, xấu xa, xấu xí…(nghĩa phân loại). Tuy nhiên , ở tiểu học thường đề cập đến mấy dạng cơ bản sau:
- Diễn tả sự giảm nhẹ của tính chất (so với nghĩa của từ hay tiếng gốc). VD: đo đỏ >
- Diễn tả sự tăng lên, mạnh lên của tính chất: VD: cỏn con > con, sạch sành sanh > sạch
- Diễn tả sự lặp đi lặp lại các động tác, khiến cho từ láy có giá trị gợi hình cụ thể. VD: gật gật , rung rung, cười cười nói nói, …
- Diễn tả sự đứt đoạn, không liên tục nhưng tuần hoàn. VD: lấp ló, lập loè, bập bùng, nhấp nhô, phập phồng,…
- Diễn tả tính chất đạt đến mức độ chuẩn mực, không chê được. VD: nhỏ nhắn, xinh xắn, tươi tắn, ngay ngắn, vuông vắn, tròn trặn,…
Cách phân biệt từ ghép và từ láy dễ lẫn lộn
1. Nếu các tiếng trong từ có cả quan hệ về nghĩa và quan hệ về âm (âm thanh) thì ta xếp vào nhóm từ ghép.
Ví dụ: thúng mủng, tươi tốt, đi đứng, mặt mũi, phẳng lặng, mơ mộng, buôn bán nhỏ nhẹ, hốt hoảng,…
2. Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa, còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng không có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ ghép.
Ví dụ: Xe cộ, tre pheo, gà qué, chợ búa,…
3. Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa, còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ láy.
Ví dụ: chim chóc, đất đai, tuổi tác, thịt thà, cây cối, máy móc,…
Lưu ý: Những từ này nếu nhìn nhận dưới góc độ lịch đại (tách riêng các hiện tượng ngôn ngữ, xét trong sự diễn biến, phát triển theo thời gian làm đối tượng nghiên cứu) và nhấn mạnh những đặc trưng ngữ nghĩa của chúng thì có thể coi đây là những từ ghép (T.G hợp nghĩa). Nhưng xét dưới góc độ đồng đại (tách ra một trang thái, một giai đoạn trong sự phát triển của ngôn ngữ làm đối tượng nghiên cứu) và nhấn mạnh vào mối quan hệ ngữ âm giữa 2 tiếng, thì có thể coi đây là những từ láy có nghĩa khái quát (khi xếp cần có sự lí giải). Tuy nhiên, ở tiểu học, nên xếp vào từ láy để dễ phân biệt. Song nếu H.S xếp vào từ ghép cũng chấp nhận.
4. Các từ không xác định được hình vị gốc (tiếng gốc) nhưng có quan hệ về âm thì đều xếp vào lớp từ láy.
Ví dụ: nhí nhảnh, bâng khuâng, dí dỏm, chôm chôm, thằn lằn, chích choè,…
5. Các từ có một tiếng có nghĩa và 1 tiếng không có nghĩa nhưng các tiếng trong từ được biểu hiện trên chữ viết không có phụ âm đầu thì cũng xếp vào nhóm từ láy (láy vắng khuyết phụ âm đầu).
Ví dụ: ồn ào, ầm ĩ, ấm áp, im ắng, ao ước ,yếu ớt,…
6. Các từ có 1 tiếng có nghĩa và 1 tiếng không có nghĩa có phụ âm đầu được ghi bằng những con chữ khác nhau nhưng có cùng cách đọc (c/k/q; ng/ngh; g/gh ) cũng được xếp vào nhóm từ láy.
Ví dụ: cuống quýt, cũ kĩ, ngốc nghếch, gồ ghề,…
Lưu ý: trong thực tế, có nhiều từ ghép (gốc Hán) có hình thức ngữ âm giống từ láy, song thực tế các tiếng đều có nghĩa nhưng HS rất khó phân biệt, ta nên liệt kê ra một số từ cho HS ghi nhớ.
Ví dụ: bình minh, cần mẫn, tham lam, bảo bối, ban bố, căn cơ, hoan hỉ, chuyên chính, chính chuyên, chân chất, chân chính, hảo hạng, khắc khổ, thành thực,….
7. Ngoài ra, những từ không có cả quan hệ về âm và về nghĩa (từ thuần Việt) như: tắc kè, bồ hóng, bồ kết, bù nhìn, ễnh ương, mồ hôi,… hay các từ vay mượn như: mì chính, cà phê, xà phòng, mít tinh,… chúng ta không nên đưa vào chương trình tiểu học (H.S có hỏi thì giải thích đây là loại từ ghép đặc biệt, các em sẽ được học sau).
8. Từ ghép Tổng hợp và từ ghép Phân loại:
– Khi bạn gặp một từ ghép nào chỉ người (hoặc vật) nói chung, thì đó là từ ghép có nghĩa tổng hợp. Ví dụ:
- Xa lạ (xa ghép với lạ tạo ra nghĩa tổng hợp: xa xôi và không quen biết.
- Sách vở (sách ghép với vở tạo ra nghĩa tổng hợp: sách và vở)
- Ăn uống (ăn ghép với uống tạo ra nghĩa tổng hợp: nói về việc ăn và uống)
– Khi gặp từ ghép nào không chỉ chung, mà lại có nghĩa như phân loại người (hay vật) thì đó là từ ghép phân loại. Ví dụ:
- Hạt thóc (hạt ghép với thóc tạo ra nghĩa phân loại so với: hạt ngô, hạt đỗ, hạt kê …)
- Bà nội (bà ghép với nội tạo ra nghĩa phân loại so với: bà ngoại, bà dì ….)
- Bài học (bài ghép với học tạo ra nghĩa phân loại so với: bài làm, bài tập …)
Bài tập phân biệt từ ghép và từ láy
Bài 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Ông chậm rãi nhấn từng nhịp chân trên chiếc xe đạp cũ, đèo tôi tới trường . Trong cái vắng lặng của ngôi trường cuối hè , ông dẫn tôi lang thang khắp các căn lớp trống. Ông còn nhấc bổng tôi trên tay , cho gõ thử vào mặt da loang lổ của chiếc trống trường. Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy là tiếng trống trường đầu tiên, âm vang mãi trong đời đi học của tôi sau này.
a. Xếp các từ in đậm vào 3 nhóm: từ đơn, từ ghép, từ láy
b. Phát triển các từ đơn tìm được thành các từ ghép mới (ít nhất một từ đơn tạo thành 3 từ ghép)
M: mưa – cơn mưa, mưa rào, mưa ngâu…
c. Chọn 2 từ ghép vừa tìm được để đặt câu.
Bài 2: Cho các từ đơn sau: nóng, lạnh, rung, xanh
Từ các từ đơn trên hãy tạo thành các từ phức:
a) Từ ghép
b) Từ láy
Bài 3: Cho đoạn thơ sau:
Mọi hôm mẹ thích vui chơiHôm nay mẹ chẳng nói cười được đâuLá trầu khô giữa cơi trầuTruyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Cánh màn khép lỏng cả ngàyRuộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưaNắng mưa từ những ngày xưaLặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan
Em hãy tìm ra những từ ghép có trong đoạn thơ trên.
Bài 4. Cho đoạn văn sau:
Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Ðã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng, hở cả hai mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Ðôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu, mà mặt mũi lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ.
a. Em hãy tìm các từ phức có trong đoạn văn trên.
b. Xếp các từ phức tìm được ở câu a thành hai nhóm: từ ghép, từ láy.
c. Xếp các từ ghép tìm được ở câu b thành hai nhóm: từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại.
d. Xếp các từ láy tìm được ở câu b thành hai nhóm: từ láy âm đầu, từ láy vần, từ láy toàn phần
Bài 5. Cho các từ đơn sau: học, làm, nghĩ.
Xem thêm : 1 ml bằng bao nhiêu g? Cách quy đổi từ mililit sang gam?
a. Hãy tạo các từ ghép với những từ đơn đã cho.
b. Hãy tạo các từ láy với những từ đơn đã cho.
Bài 6. Đặt câu với 3 từ ghép mà em đã tìm được ở câu 2.a
Bài 7. Hãy chọn từ láy thích hợp để điền vào chỗ trống sau:
a. Dưới ánh nắng mặt trời … dòng sông lấp lánh như vàng như bạc.
b. Tuy màu sơn ngôi trường đã … do thời gian dài sử dụng, nhưng nó vẫn thật đẹp trong mắt những đứa trẻ.
c. Cụ già tay chống gậy, chân đi giày vải … đi về phía tôi.
Bài 8: Điền các tiếng thích hợp vào chỗ trống để có:
Các từ ghépCác từ láy
- mềm …
- xinh …
- khỏe …
- mong …
- nhớ …
- buồn …
- mềm …
- xinh …
- khỏe …
- mong …
- nhớ …
- buồn …
Bài 9: Điền các tiếng thích hợp vào chỗ trống để có:
Từ ghép tổng hợpTừ ghép phân loạiTừ láy
- nhỏ …
- lạnh …
- vui …
- nhỏ …
- lạnh …
- vui …
- nhỏ …
- lạnh …
- vui …
Bài 10: Hãy xếp các từ sau vào 3 nhóm: Từ ghép tổng hợp; Từ ghép phân loại; Từ láy:
Thật thà, bạn bè, bạn đường, chăm chỉ, gắn bó, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn học, khó khăn, học hỏi, thành thật, bao bọc, quanh co, nhỏ nhẹ.
Bài 11:
Phân các từ phức dưới đây thành 2 loại: Từ ghép tổng hợp và Từ ghép phân loại:
Bạn học, bạn hữu, bạn đường, bạn đời, anh em, anh cả, em út, chị dâu, anh rể, anh chị, ruột thịt, hoà thuận, thương yêu.
Bài 12:
Cho những kết hợp sau: Vui mừng, nụ hoa, đi đứng, cong queo, vui lòng, san sẻ, giúp việc, chợ búa, ồn ào, uống nước, xe đạp, thằn lằn, tia lửa, nước uống, học hành, ăn ở, tươi cười.
Hãy xếp các kết hợp trên vào từng nhóm: Từ ghép có nghĩa tổng hợp, từ ghép có nghĩa phân loại, từ láy, kết hợp 2 từ đơn.
Bài 13:
“Tổ quốc” là 1 từ ghép gốc Hán (từ Hán Việt). Em hãy:
- Tìm 4 từ ghép trong đó có tiếng “tổ”.
- Tìm 4 từ ghép trong đó có tiếng “quốc ’’.
Bài 14:
Tìm 5 từ láy để miêu tả bước đi, dáng đứng của người. Đặt câu với mỗi từ tìm được.
Bài 15:
Em hãy tìm:
- 3 thành ngữ nói về việc học tập.
- 3 thành ngữ (tục ngữ) nói về tình cảm gia đình.
Bài 16:
Tìm các từ tượng hình, tượng thanh thích hợp điền vào chỗ trống:
- hang sâu ….
- cười …
- rộng ….
- vực sâu ….
- nói …
- dài ….
- cánh đồng rộng ….
- gáy …
- cao …
- con đường rộng …
- thổi …
- thấp …
Bài 17:
Tìm 4 từ ghép có tiếng “thơm’’ đứng trước, chỉ mức độ thơm khác nhau của hoa, Phân biệt nghĩa của các từ này.
Bài 18:
Giải nghĩa các thành ngữ , tục ngữ sau:
- Ở hiền gặp lành.
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
- Ăn vóc học hay.
- Học thày không tày học bạn.
- Học một biết mười.
- Máu chảy ruột mềm.
Bài 19:
Điền những từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để tạo thành các thành ngữ:
- Chậm như……
- Ăn như ….
- Nhanh như…..
- Nói như ….
- Nặng như…..
- Khoẻ như …
- Cao như……
- Yếu như …
- Dài như…..
- Ngọt như …
- Rộng như….
- Vững như …
Bài 20: Em hãy ghép 5 tiếng sau thành 9 từ ghép thích hợp: thích, quý, yêu, thương, mến.
Bài 21: Xác định từ láy trong các dòng thơ sau và cho biết chúng thuộc vào loại từ láy nào:
Gió nâng tiếng hát chói changLong lanh lưỡi hái liếm ngang chân trờiTay nhè nhẹ chút, người ơiTrông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng.Mảnh sân trăng lúa chất đầyVàng tuôn trong tiếng máy quay xập xìnhNắng già hạt gạo thơm ngonBưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho.
Bài 22: Tìm từ đơn, từ láy, từ ghép trong các câu:
a. Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới… Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót.
b. Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.
c. Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.
d. Hằng năm, vào mùa xuân, tiết trời ấm áp, đồng bào Ê đê, Mơ-nông lại tưng bừng mở hội đua voi.
e. Suối chảy róc rách.
Bài 23: Tìm từ láy trong đoạn văn sau:
Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.
Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi.
Đáp án bài tập phân biệt từ ghép và từ láy
Bài 1:
a. Xếp như sau:
- Từ đơn: ông, trường, tay, hè
- Từ ghép: nhịp cân, ngôi trường, mặt da, tiếng trống, buổi sáng, âm vang, vắng lạng
- Từ láy: loang lổ, trong trẻo
b. Gợi ý:
- ông: ông nội, ông ngoại, ông bà, ông già, ông lão, cụ ông…
- trường: ngôi trường, trường học, trường lớp, trường cũ, cổng trường, mái trường, sân trường…
- tay: bàn tay, ngón tay, móng tay, khuỷu tay, cánh tay…
- hè: mùa hè, nghỉ hè, nắng hè…
c. Gợi ý:
- Ông nội của em là thầy giáo đã về hưu nhưng vẫn thường được các học sinh cũ đến thăm vào cuối tuần.
- Hôm nay, em sẽ đến trường và tham gia tiết học ngoại khóa mới.
- Bàn tay của mẹ thô ráp vì phải làm nhiều công việc nặng nhọc, nên em yêu bàn tay của mẹ lắm.
- Nghỉ hè, em được đi tắm biển, đi về quê thăm ông bà, đi tập xe đạp với bố rất vui.
Bài 2:
a) Từ ghép:
- nóng: nóng bức, nóng rát, cái nóng, nước nóng…
- lạnh: lạnh buốt, lạnh căm, buốt lạnh…
- rung: rung động, rung chuyển, rung cảm, rung lắc…
- xanh: xanh lá, xanh dương, xanh biếc, xanh lam, xanh thẫm…
b) Từ láy:
- nóng: nóng nảy, nóng bỏng, nóng nực…
- lạnh: lạnh lẽo, lạnh lùng…
- rung: rung rinh…
- xanh: xanh xao, xanh xanh…
Bài 3: Các từ ghép là mọi hôm, vui chơi, hôm nay, nói cười, lá trầu, cơi trầu, Truyện Kiều, cánh màn, cả ngày, ruộng vườn, cuốc cày, nắng mưa, ngày xưa
Bài 4.
Xem thêm : Ngân hàng nào làm thẻ ATM dưới 18 tuổi hiện nay
a. Các từ phức tìm được: Dế Choắt, gầy gò, lêu nghêu, thuốc phiện, thanh niên, ngắn ngủn, mạng sườn, cởi trần, áo gi-lê, bè bè, nặng nề, râu ria, mặt mũi, ngẩn ngẩn, ngơ ngơ
b. Phân loại:
- Từ ghép: Dế Choắt, thuốc phiện, thanh niên, mạng sườn, cởi trần, áo gi-lê, râu ria, mặt mũi
- Từ láy: gầy gò, lêu nghêu, ngắn ngủn, bè bè, nặng nề, ngẩn ngẩn, ngơ ngơ
c. Phân loại:
- Từ ghép tổng hợp: râu ria, mặt mũi
- Từ ghép phân loại: thuốc phiện, thanh niên, mạng sườn, cởi trần, áo gi-lê
d. Phân loại:
- Từ láy âm đầu: gầy gò, ngắn ngủn, nặng nề
- Từ láy vần: lêu nghêu
- Từ láy toàn phần: bè bè, ngẩn ngẩn, ngơ ngơ
Bài 5.
Cho các từ đơn sau: học, làm, nghĩ.
a. Từ ghép:
- học: học tập, học việc, học nói, học hát, học bài…
- làm: làm việc, làm biếng, làm ăn, làm cơm…
- nghĩ: nghĩ suy, suy nghĩ…
b. Từ láy:
- học (không có)
- làm: làm lụng
- nghĩ (không có
Bài 6.
Tham khảo các câu sau:
- Chú bé chăm chỉ học tập để trở thành học sinh giỏi.
- Cậu Út làm ăn khấm khá, nên mua rất nhiều quà gửi về quê cho bố mẹ.
- Mải suy nghĩ về chuyện ở lớp, mà cái Tí quên cả nấu cơm tối.
Bài 7.
Học sinh tham khảo các từ sau:
a. Dưới ánh nắng mặt trời (chói chang) dòng sông lấp lánh như vàng như bạc.
b. Tuy màu sơn ngôi trường đã (loang lổ) do thời gian dài sử dụng, nhưng nó vẫn thật đẹp trong mắt những đứa trẻ.
c. Cụ già tay chống gậy, chân đi giày vải (chậm chạp/ lững thững) đi về phía tôi
Câu 8.
Các từ ghépCác từ láy
- mềm: mềm nhũn..
- xinh: xinh tươi, xinh đẹp…
- khỏe: khỏe mạnh…
- mong: mong chờ, mong đợi…
- nhớ: nhớ thương…
- buồn: buồn chán…
- mềm: mềm mại…
- xinh: xinh xắn, xinh xẻo…
- khỏe: khỏe khoắn…
- mong: mong mỏi…
- nhớ: nhớ nhung…
- buồn: buồn bã…
Câu 9:
Từ ghép tổng hợp Từ ghép phân loại Từ láy
- nhỏ: to nhỏ, nhỏ to…
- lạnh: nóng lạnh…
- vui: vui buồn, buồn vui, vui sướng…
- nhỏ: nhỏ bé, nhỏ xíu, bé nhỏ…
- lạnh: lạnh cóng, lạnh buốt…
- vui: vui tươi, vui thích…
- nhỏ: nho nhỏ, nhỏ nhoi…
- lạnh: lạnh lẽo…
- vui: vui vẻ…
Câu 10:
- Từ ghép tổng hợp: gắn bó, giúp đỡ, học hỏi, thành thật, bao bọc, nhỏ nhẹ.
- Từ ghép phân loại: bạn đường, bạn học.
- Từ láy: thật thà, chăm chỉ, ngoan ngoãn, khó khăn, quanh co.
(Lưu ý: từ bạn bè cũng có thể xếp vào nhóm từ ghép tổng hợp nhưng cần lí giải nghĩa tiếng bè trong bè đảng, bè phái)
Câu 11.
- Từ ghép tổng hợp: bạn hữu, anh em, anh chị, ruột thịt, hòa thuận, thương yêu
- Từ ghép phân loại: bạn học, bạn đường, bạn đời, anh cả, em út, chị dâu, anh rể
Bài 12.
- Từ ghép tổng hợp: Vui mừng, đi đứng , san sẻ, chợ búa, học hành, ăn ở, tươi cười.
- Từ ghép phân loại: Vui lòng, giúp việc, xe đạp, tia lửa, nước uống.
- Từ láy: cong queo, ồn ào, thằn lằn.
- Kết hợp 2 từ đơn: nụ hoa, uống nước.
Bài 13.
- Từ ghép có tiếng “tổ”: tổ tiên, tổ nghề, tổ đội, tổ hợp…
- Từ ghép có tiếng “quốc”: quốc gia, quốc huy, quốc kì, quốc ca, quốc túy, quốc hồn…
Bài 14.
– Từ láy miêu tả bước đi, dáng đứng của con người: nhanh nhẹn, vững vàng, vội vã, mạnh mẽ, cồng kềnh, khập khiễng, khềnh khàng, lướt thướt, èo uột…
– Gợi ý đặt câu:
- Chú Bình có dáng đi nhanh nhẹn và mạnh mẽ giống như con người chú.
- Thằng Hùng đi đá bóng bị ngã, sưng to đầu gối bên trái nên phải đi khập khiễng.
- Cái Hoa mặc trộm chiếc váy dài của chị Nga, đi cứ lướt thướt, trông đến là buồn cười.
Bài 15.
– Thành ngữ nói về học tập:
- Dốt đến đâu học lâu cũng biết
- Đi một ngày đàng học một sàng khôn
- Học ăn, học nói, học gói, học mở
- Học một biết mười
- Học thầy không tày học bạn
- Người không học như ngọc không mài
- Tiên học lễ, hậu học văn
– Thành ngữ nói về tình cảm gia đình:
- Lên non mới biết non cao – Nuôi con mới biết công lao mẹ, thầy.
- Chị ngã em nâng
- Ngó lên nuộc lạt mái nhà – Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
- Anh em nào phải người xa – Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
- Ơn cha nặng lắm ai ơi – Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang.
- Con người có cố, có ông – Như cây có cội, như sông có nguồn.
- Anh em như chân với tay – Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
- Công cha như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
- Đố ai đếm được vì sao – Đố ai đếm được công lao mẹ già
- Trời cao, biển rộng, đất dày – Ơn cha nghĩa mẹ, ơn thầy chớ quên
- Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ – Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng Cha
- Khôn ngoan đối đáp người ngoài – Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
Câu 16.
Gợi ý:
- hang sâu: hun hút, thăm thẳm…
- cười: khanh khách, khúc khích, tíu tít, toe toét…
- rộng: mênh mông, thênh thang…
- vực sâu: thăm thẳm, hun hút…
- nói: oang oang, ầm ĩ, thì thào, thầm thì…
- dài: đằng đẵng, miên man…
- cánh đồng rộng: mênh mông, thênh thang…
- gáy: ầm ĩ, thánh thót, vang dội, rền vang…
- cao: vời vợi, chót vót…
- con đường rộng: thênh thang…
- thổi: ầm ĩ…
- thấp: lè tè, lụp xụp…
Bài 17.
– Gợi ý các từ ghép có tiếng “thơm” đứng trước chỉ các mức độ thơm khác nhau của hoa: thơm phức, thơm lừng, thơm ngát, thơm nức…
– Giải nghĩa:
- thơm phức: mùi thơm tỏa ra mạnh mẽ, dày đặc và hấp dẫn
- thơm lừng: mùi thơm mạnh, đậm và lan đi rất xa
- thơm ngát: mùi thơm không quá nồng, nhưng dễ chịu và lan xa
- thơm nức: mùi thơm nồng và lan đi rất xa
Câu 18.
- Ở hiền gặp lành: Ở hiền thì sẽ được đền đáp bằng những điều tốt lành
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn: Phẩm chất đạo đức tốt đẹp bên trong đáng quý hơn vẻ đẹp hình thức bên ngoài.
- Ăn vóc học hay: Phải ăn mới có sức vóc, phải học mới có hiểu biết.
- Học thầy không tày học bạn: Ngoài việc học ở thầy cô, việc học hỏi ở bạn bè cũng rất cần thiết và hữu ích.
- Học một biết mười: Chỉ cách học của những người thông minh, không những có khả năng học tập, tiếp thu đầy đủ mà còn có thể tự mình phát triển, mở rộng được những điều đã học.
- Máu chảy ruột mềm: Chỉ tình máu mủ, ruột thịt thương xót nhau khi gặp hoạn nạn.
Câu 19.
- Chậm như rùa
- Ăn như lợn (hạm)
- Nhanh như cắt (thỏ)
- Nói như vẹt (khướu)
- Nặng như voi
- Khoẻ như vâm (gấu)
- Cao như cột đình (cột sào)
- Yếu như sên (gà)
- Dài như đêm (sông)
- Ngọt như đường (mía lùi)
- Rộng như biển
- Vững như núi (bàn thạch)
Bài 20.
Các từ ghép tạo ra từ các từ đơn thích, quý, yêu, thương, mến là: yêu quý, yêu thích, yêu thương, yêu mến, quý mến, mến thương, mến yêu, thương yêu, thương mến
Bài 21.
– Các từ láy có trong bài thơ là: chói chang, long lanh, nhè nhẹ, xập xình
– Phân loại:
- Từ láy âm đầu: chói chang, long lanh, xập xình
- Từ láy toàn phần: nhè nhẹ
Bài 22.
a.
- Từ đơn: mưa, những, rơi, mà, như
- Từ ghép: mùa xuân, xôn xao, phơi phới, hạt mưa, bé nhỏ, mềm mại, nhảy nhót
b.
- Từ đơn: chú, nước, tung, cánh, bay, vọt, lên, chú, lướt, nhanh, trên, trải, rộng, và
- Từ ghép: chuồn chuồn, cái bóng, nhỏ xíu, mặt hồ, mênh mông, lặng sóng
c.
- Từ đơn: ngoài, đường, rơi, tiếng, chân, người, chạy
- Từ ghép: tiếng mưa, lộp độp, lép nhép
d.
- Từ đơn: vào, lại, mở, hội, đua, voi
- Từ ghép: hằng năm, mùa xuân, tiết trời, ấm áp, đồng bào, Ê đê, M’nông, tưng bừng
e.
- Từ đơn: suối, chảy
- Từ ghép: róc rách
Bài 23.
- Từ láy có trong đoạn văn là: bập bùng, rì rầm, í ới, mênh mông
–
Cách phân biệt các từ loại, giúp học sinh nắm vững kỹ năng nhận dạng và phân biệt từ láy, từ phức. Ngoài ra, đưa ra các bài tập cụ thể giúp học sinh theo dõi, kiểm tra lại kiến thức đã học, ôn tập củng cố các dạng bài tập Luyện từ và câu lớp 4, 5 chuẩn bị cho các bài thi, bài kiểm tra trong năm học.
Ngoài tài liệu Cách phân biệt từ ghép, từ láy dễ lẫn lộn trên, chúng tôi còn biên soạn và sưu tầm nhiều đề thi giữa kì 1 lớp 4, đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi giữa kì 2 lớp 4 và đề thi học kì 2 lớp 4 tất cả các môn. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.
Tham khảo các dạng bài tập khác
- Bài tập về từ ghép và từ láy
- Bài tập ôn luyện từ và câu lớp 3
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp