Giới thiệu đến các bạn văn bản Đọc hiểu Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy. Ở đây, sẽ hướng dẫn các bạn trả lời câu hỏi một cách chi tiết nhất, cụ thể nhất về văn bản Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy. Mời các bạn tham khảo bài viết Đọc hiểu Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa.
Đọc văn bản sau: Đọc hiểu Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Bạn đang xem: Đọc hiểu Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa (Nguyễn Duy) Ngữ Văn 11, 12
Bần thần hương huệ thơm đêm
khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn
chân nhang lấm láp tro tàn
xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào
Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa
Cái cò… sung chát đào chua…
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
Bao giờ cho tới mùa thu
trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
bao giờ cho tới tháng năm
mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
Ngân hà chảy ngược lên cao
quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm…
bờ ao đom đóm chập chờn
trong leo lẻo những vui buồn xa xôi
Mẹ ru cái lẽ ở đời
sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn
bà ru mẹ… mẹ ru con
liệu mai sau các con còn nhớ chăng
Nhìn về quê mẹ xa xăm
Xem thêm : KẸO LẠC ĐẶC SẢN Ở ĐÂU, BẠN ĐÃ BIẾT?
lòng ta – chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa
ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương.
(Thơ Nguyễn Duy, NXB Hội Nhà văn, 2010)
Thực hiện các yêu cầu sau: Đọc hiểu Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Câu 1: Đọc hiểu Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Xác định thể thơ.
Câu 2: Đọc hiểu Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Xác định phương thức biểu đạt chính.
Câu 3: Đọc hiểu Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Xác định phong cách ngôn ngữ.
Câu 4: Đọc hiểu Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Hình ảnh người mẹ được miêu tả trong thời gian, không gian nào? Các yếu tố đó có ảnh hưởng như thế nào đến cảm hứng chủ đạo của bài thơ?
Câu 5: Đọc hiểu Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Nêu cảm nhận của anh/chị về thông điệp được tác giả gửi gắm trong khổ thơ sau:
“Mẹ ru cái lẽ ở đời
sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn
bà ru mẹ… mẹ ru con
liệu mai sau các con còn nhớ chăng”
Câu 6: Đọc hiểu Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Hình ảnh người mẹ hiện lên trong bài thơ này như thế nào?
Câu 7: Đọc hiểu Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu thơ sau:
“ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”.
Câu 8: Đọc hiểu Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:
“Bao giờ cho tới mùa thu
trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
bao giờ cho tới tháng năm
mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao “
Câu 9: Đọc hiểu Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Văn bản thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả đối với người mẹ?
Gợi ý trả lời: Đọc hiểu Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Câu 1: Đọc hiểu Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Thể thơ: thơ lục bát.
Câu 2: Đọc hiểu Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
Câu 3: Đọc hiểu Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật
Câu 4: Đọc hiểu Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Hình ảnh người mẹ được miêu tả trong thời gian, không gian:
Xem thêm : [Tư vấn phong thủy] Tuổi Quý Hợi hợp hướng nào phúc lộc quanh năm?
– Thời gian: ban đêm, hiện tại, mẹ không còn nữa;
– không gian: bàn thờ với khói hương mờ ảo, ngôi nhà vắng mẹ…
Hình ảnh người mẹ được miêu tả trong thời gian, không gian có tác dụng càng khơi nỗi buồn nhớ, xót xa, tiếc thương người mẹ của tác giả khi mẹ đã đi xa…
Câu 5: Đọc hiểu Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Những thông điệp được tác giả gửi gắm trong khổ thơ:
– Khẳng định, ngợi ca công ơn trời biển của mẹ. Mẹ đã chắt chiu dòng sữa ngọt lành nuôi nấng con khôn lớn. Lời ru của mẹ chứa đựng tình yêu thương và lẽ sống ở đời nuôi dưỡng tâm hồn con…
– Bày tỏ niềm trăn trở về việc gìn giữ, bảo toàn những giá trị tinh thần vô giá: Lời ru kết đọng tình yêu thương, bản sắc văn hoá, vẻ đẹp tâm hồn dân tộc… được các thế hệ của bà, của mẹ truyền lại cho con có còn được tiếp nối?
Câu 6: Đọc hiểu Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Hình ảnh người mẹ hiện lên trong bài thơ:
– Là người mẹ nghèo khó, lam lũ, vất vả, cơ cực: không có yếm đào, nón mê, rối ren tay bí tay bầu…
– Là người mẹ dịu dàng, tần tảo với tình yêu thương vô hạn dành cho con:
+ Mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao;
+ Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn;
+ Mẹ ru cái lẽ ở đời;
+ Lòng ta – chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa;
+ Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương.
Câu 7: Đọc hiểu Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Suy nghĩ của em về hai câu thơ:
“ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”.
– Lời ru ngọt ngào của mẹ không chỉ vỗ về, đưa con vào giấc ngủ ngon mà còn chứa đựng bao tình cảm yêu thương, mong muốn, khát vọng và cả những “lẽ đời” đúng đắn, sâu sắc mẹ muốn truyền lại cho con.
– Vì thế, mỗi chúng ta, có khi sống đến hết cuộc đời cũng chưa hiểu hết và làm theo được những điều mẹ gửi gắm trong những lời ru ta tự thuở ấu thơ…
Câu 8: Đọc hiểu Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai là:
- Lặp cấu trúc/điệp ngữ: Bao giờ cho tới…
- Nhân hóa: trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
– Hiệu quả:
+ Nhấn mạnh, khơi gợi khao khát về kỉ niệm thời thơ ấu với những hình ảnh gần gũi, thân quen.
+ Làm cho đoạn thơ trở nên sinh động, hấp dẫn
+ Thể hiện thái độ, tình cảm tiếc thương, lưu luyến, nỗi nhớ về kỉ niệm với mẹ.
Câu 9: Đọc hiểu Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Văn bản trên thể hiện tình cảm của tác giả đối với mẹ là: Nỗi nhớ, lòng biết ơn sâu sắc và tình yêu thương to lớn dành cho người mẹ
DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU
lediem.net
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp