Kiến thức về chu vi, diện tích hình tròn là kiến thức quan trọng không thể thiếu trong chuyên đề hình học toán lớp 5. Cùng tìm hiểu với cô Mai Quỳnh (HOCMAI) trong bài giảng dưới đây.
I – Kiến thức về hình tròn và đường tròn
1. Phân biệt hình tròn và đường tròn
Khái niệm đường tròn
Đường tròn là đường hay vòng bao quanh của hình tròn. Đường tròn còn được hiểu là tập hợp các điểm cách tâm đường tròn 1 khoảng r và r được gọi là bán kính của đường tròn
Bạn đang xem: Cách tính diện tích hình tròn, chu vi hình tròn
Khái niệm hình tròn
Hình tròn được hiểu là là vùng mặt phẳng bị giới hạn bởi đường tròn. Chính vì vậy, tâm và bán kính của đường tròn cũng chính là tâm và bán kinh của hình tròn.
2. Bán kính, đường kính hình tròn
Khái niệm bán kính
Bán kính là khoảng cách từ tâm đến một điểm bất kỳ nằm trên đường tròn
Khái niệm đường kính
Đường kính là khoảng cách từ 1 điểm bất kỳ nằm trên đường tròn với điểm đối xứng của điểm đấy qua tâm. Từ đó, ta có thể kết luận đường kính của hình tròn có kích thước bằng 2 lần bán kính hình tròn
3. Các tính chất của hình tròn
- Đường kính chính là trường hợp đặc biệt của dây cung khi đi qua tâm của hình tròn
- Đường kính là đoạn thẳng dài nhất nối từ 2 điểm nằm trên đường tròn, đường kính chia hình tròn thành 2 nửa bằng nhau
- Đường kính có độ dài gấp đối bán kính
- Các đường tròn bằng nhau sẽ có chu vi bằng nhau
- Đường tròn có chu vi bằng nhau thì có bán kính và đường kính bằng nhau và ngược lại
- Tỉ lệ của bán kính 2 hình tròn bằng đúng tỉ lệ giữa chu vi của 2 đường tròn đó
- Góc tại tâm hình tròn có giá trị 360 độ
- 2 tiếp tuyến của đường tròn được vẽ từ điểm bất kỳ ngoài hình tròn có độ dài bằng nhau
- Các tiếp tuyến của đường tròn đều vuông góc với đoạn thẳng nối từ tâm đến điểm tiếp xúc của tiếp tuyến đó với đường tròn
- Đường tròn là hình có trục đối xứng và tâm đối xứng
II. Chu vi hình tròn
1. Khái niệm
Độ dài của một đường tròn là chu vi của hình tròn tương ứng đó.
Đơn vị tính: cm, dm, m,… (centimet, decimet, met,…)
2. Công thức tính chu vi hình tròn
Chu vi của hình tròn được tính theo công thức:
C = 2.r.π
Trong đó:
- C là chu vi hình tròn
- r là bán kính hình tròn
- π là số Pi (thường được lấy giá trị là 3,14)
III. Diện tích hình tròn
1. Khái niệm
Diện tích hình tròn là kích thước toàn bộ vùng nằm trong đường tròn
Đơn vị tính: cm², dm², m² (centimet vuông, decimet vuông, met vuông,…)
2. Công thức tính diện tích hình tròn
Diện tích của hình tròn được tính theo công thức:
S = r.r.π
Trong đó:
- S là diện tích hình tròn
- r là bán kính hình tròn
- π là số Pi (thường được lấy giá trị là 3,14)
IV. Phương pháp tính bán kính hình tròn
Để tính được bán kính của hình tròn, ta có thể dựa vào 2 đại lượng là chu vi của hình tròn và diện tích của hình tròn để tính ra bán kính
1. Tính bán kính hình tròn dựa vào chu vi
r = C:2:π
Trong đó:
- C là chu vi hình tròn
- r là bán kính hình tròn
- π là số Pi (thường được lấy giá trị là 3,14)
2. Tính bán kính hình tròn dựa vào diện tích
Xem thêm : Lịch thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2023 tại 63 tỉnh thành
r x r = S:π
Trong đó:
- S là diện tích hình tròn
- r là bán kính hình tròn
- π là số Pi (thường được lấy giá trị là 3,14)
V – Bài tập vận dụng về tính chu vi hình tròn và diện tích hình tròn
Bài 1. Tính chu vi hình tròn có:
a) d = 0,6cm
b) r = 2,75dm
c) r = 1/2m
Giải
Công thức tính chu vi: C = d x 3,14 = r x 2 x 3,14
a) C = d x 3,14 = 0,6cm x 3,14 = 1,884cm
b) C = r x 2 x 3,14 = 2,75dm x 2 x 3,14 = 17,27dm
c) C = r x 2 x 3,14 = 1/2m x 2 x 3,14 = 3,14m
Bài 2. Tính diện tích của một hình tròn có:
a)r = 5cm
b)d = 7,2dm
c)r = 3/5m
Giải
Công thức tính diện tích hình tròn: S = d/2 x d/2 x 3,14
a) S = d/2 x d/2 x 3,14 = r x r x 3,14 = 5cm x 5cm x 3,14 = 78,5cm2
b) S = d/2 x d/2 x 3,14 = (7,2 : 2)dm x (7,2 : 2)dm x 3,14 =40,6944dm2
c) S = r x r x 3,14 = 3/5m x 3/5m x 3,14 = 1,1304m2
Bài 3. Tính:
Xem thêm : Những Loài Hoa Mang Ý Nghĩa Buồn Và Cô Đơn Nhất Hiện Nay
a)Tính đường kính của hình tròn có chu vi C = 15,7m.
b)Tính bán kính của hình tròn có diện tích S = 113,04cm2
c)Tính đường kính của một hình tròn có diện tích S = 48,64m2
Giải
a) d = C : 3,14 = 15,7 : 3,14 = 5m
b) r = C : (2 x 3,14) = 3dm
c) r x r = 50,24 : 3,14 = 16
Ta có 16 = 4 x 4 nên r = 4m
Đường kính: d = r x 2 = 4 x 2 = 8m
Bài 4.Đường kính của một bánh xe đạp là 0,65m.
a)Tính chu vi của bánh xe đó
b)Người đi xe đạp sẽ đi được bao nhiêu mét nếu bánh xe lăn trên mặt đất được 10 vòng, 100 vòng.
Giải
a) Chu vi của bánh xe đó là:
0,65 x 3,14 = 2,041 (m)
b) Người đi xe đạp đi được số mét khi bánh xe quay 10 vòng là:
2,041 x 10 = 20,41 (m)
Người đi xe đạp đi được số mét khi bánh xe quay 100 vòng là:
2,041 x 100 = 104,1 (m)
Đáp số: a)2,041m; b)20,41m và 204,1m
Bên cạnh phương phá tính diện tích hình tròn và chu vi hình tròn cha mẹ có thể tham khảo phương pháp học và cách tính các hình học khác trong Giải pháp học tốt do HOCMAI xây dựng. Chương trình được xây dựng nhằm giúp các con có quá trình học tập tại nhà được thuận tiện, liền mạch hơn. Hiện nay, hệ thống đã có hơn 5000+ bài luyện tập thường gặp, hay xuất hiện trong đề kiểm tra, nội dung bám sát với khung chương trình của Bộ Giáo dục. Cha mẹ cũng có thể kiểm soát được việc học của con thông việc nhận được email thông báo kết quả học tập, lịch sử học tập, học bạ điện tử từ hệ thống và con sẽ được giải đáp mọi thắc mắc nhanh chóng với dịch vụ hỗ trợ 247…
Còn chần chừ gì nữa, cha mẹ hãy đăng ký ngay để nhận về nhiều ưu đãi bất ngờ nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp