GDP là một trong những chỉ số để đánh giá tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế quốc gia. Vậy GDP là gì, được tính như thế nào và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gì? Hãy cùng bàn luận về chỉ số này trong bài viết hôm nay nhé!
GDP là gì?
Theo kinh tế học, GDP (gross domestic product), hay tổng sản phẩm nội địa hoặc tổng sản phẩm quốc nội, là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa/dịch vụ cuối cùng trong một lãnh thổ trong một thời kỳ nhất định.
Bạn đang xem: GDP là gì? Công thức tính chỉ số GDP bình quân đầu người
Đây là một trong các chỉ số cơ bản để đánh giá sự tăng trưởng của một nền kinh tế quốc gia. Chỉ số này có thể cho thấy sự biến động của giá cả thị trường của 1 sản phẩm/dịch vụ nào đó trong khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm).
Chỉ số này suy giảm nghĩa là nền kinh tế bị tác động tiêu cực, đồng tiền mất giá, lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Bên cạnh đó, GDP cũng cho biết mức thu nhập tương đối và chất lượng đời sống người dân trên một phạm vi lãnh thổ.
Tuy nhiên, một chỉ số chỉ biểu thị cho một vài chức năng chứ không bao quát được toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, khi đánh giá sự tăng trưởng nền kinh tế, cần phải xem xét nhiều chỉ số khác nữa.
Phân loại GDP
GDP là gì và có bao nhiêu loại GDP? Dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, tổng sản phẩm quốc nội được phân thành nhiều loại, như GDP bình quân đầu người, danh nghĩa, thực tế và GDP xanh. Mỗi loại đều có đặc điểm riêng, phản ánh một khía cạnh nào đó của nền kinh tế.
GDP bình quân đầu người
Chỉ số này được tính bằng cách lấy tổng sản phẩm nội địa của quốc gia chia cho tổng dân số (tại một thời điểm nhất định). Đây là chỉ số phản ánh thu nhập và chất lượng đời sống người dân.
GDP danh nghĩa
Tổng sản phẩm nội địa của hàng hóa/dịch vụ cuối cùng tính theo giá hiện hành được gọi là GDP danh nghĩa. Nghĩa là, sản phẩm sản xuất ra trong thời kỳ nào thì lấy giá của thời kỳ đó để tính.
Chỉ số này phản ánh tốc độ tăng giảm giá của một nền kinh tế và bao gồm những thay đổi về giá do lạm phát.
GDP thực tế
GDP thực tế là gì? GDP thực tế (hay Real Gross Domestic) được hiểu là tổng sản phẩm quốc gia đã được điều chỉnh lạm phát. Chỉ số này được tính bằng cách lấy GDP tiềm năng trừ đi chỉ số lạm phát (CPI) trong cùng một khoảng thời gian nghiên cứu.
GDP xanh
Đây là phần GDP còn lại sau khi trừ khi một phần cần thiết dùng cho phục hồi môi trường do hậu quả của quá trình sản xuất. Trong đó, phần chi phí được trừ đi bao gồm chi phí khử chất thải từ hoạt động sản xuất và tiêu dùng, chi phí sử dụng đất, chi phí điều tra các chuyên đề về ô nhiễm, chất thải, …
Phương pháp tính GDP phổ biến
Sau khi hiểu được GDP là gì thì cách tính GDP cũng được khá nhiều người quan tâm. Chỉ số này được tính theo nhiều phương pháp khác nhau tùy vào mục tiêu đánh giá. Cụ thể, có 3 phương pháp tính phổ biến, phương pháp chi tiêu, phương pháp thu nhập, và phương pháp giá trị gia tăng.
Phương pháp chi tiêu
Trong phương pháp này, GDP là tổng số tiền mà các hộ gia đình chi cho việc mua hàng hóa và dịch vụ cuối cùng hàng năm. Cụ thể:
GDP (Y) = I + C + G + (X – M)
Xem thêm : Đeo tai nghe khi tham gia giao thông có bị phạt không?
Trong đó:
C (Consumption – Tiêu dùng): bao gồm các khoản chi tiêu của hộ gia đình cho hàng hóa và dịch vụ. I (Investment – Đầu tư): bao gồm các khoản chi tiêu của doanh nghiệp cho trang thiết bị, xây dựng, nhà xưởng, … và chi tiêu xây nhà, mua nhà của các hộ gia đình. Chú ý, nếu hàng tồn kho của doanh nghiệp chưa được bán đi thì vẫn tính vào GDP. G (Government Purchases – Chi tiêu của chính phủ): bao gồm các khoản chi tiêu của chính phủ cho các cấp chính quyền trong lĩnh vực quốc phòng, cầu cống, giáo dục, luật pháp, y tế, đường sá, … X – M: xuất khẩu ròng (NX – Net Exports) = giá trị xuất khẩu (X) – giá trị nhập khẩu (M).
Phương pháp thu nhập
Theo phương pháp này, GDP bằng tổng thu nhập các yếu tố như tiền lương, lợi nhuận, tiền thuê, tiền lãi, … Đó cũng chính là tổng chi phí sản xuất các sản phẩm cuối cùng nên phương pháp thu nhập cũng được gọi là phương pháp chi phí.
GDP = W + R + i + Pr + Ti + De
Xem thêm : Đeo tai nghe khi tham gia giao thông có bị phạt không?
Trong đó:
W (wage) = tiền lương R (Rent) = tiền cho thuê các loại tài sản i (Interest) = tiền lãi Pr (Profit) = lợi nhuận Ti = thuế gián thu ròng De (Depreciation) = khấu hao tài sản
Phương pháp giá trị gia tăng
Cách tính tổng sản phẩm quốc nội theo phương pháp giá trị gia tăng phức tạp hơn một chút. Bạn cần biết được hai chỉ số quan trọng gồm giá trị gia tăng của doanh nghiệp (VA) và giá trị gia tăng của một ngành (GO).
Xem thêm : Đeo tai nghe khi tham gia giao thông có bị phạt không?
Trong đó:
VA = giá trị thị trường sản phẩm đầu ra – giá trị đầu vào (chỉ tính những phần được chuyển hết vào giá trị sản phẩm). GO = ∑ VAi (i=1,2,3,..,n), là tổng giá trị gia tăng của các doanh nghiệp trong ngành.
GDP = ∑ GOj (j=1,2,3,..,m)
Xem thêm : Đeo tai nghe khi tham gia giao thông có bị phạt không?
Trong đó:
GOj = giá trị tăng thêm của ngành j và m = số ngành trong nền kinh tế quốc gia.
Các yếu tố ảnh hưởng đến GDP là gì?
Các yếu tố chính ảnh hưởng đến GDP là gì? Chỉ số GDP bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có 3 yếu tố chính là dân số, FPI (đầu tư trực tiếp từ nước ngoài) và lạm phát. Vậy 3 yếu tố này ảnh hưởng như thế nào đến tổng sản phẩm quốc nội của mỗi quốc gia?
Dân số: Đây là lực lượng lao động chính trong xã hội, chịu trách nhiệm tạo ra của cải vật chất và cũng là đối tượng tiêu thụ sản phẩm cuối cùng. Vì vậy, dân số và tổng sản phẩm quốc nội có mối quan hệ mật thiết.
FPI (Foreign Direct Investment – chỉ số đầu tư trực tiếp nước ngoài): bao gồm nguồn vốn đầu tư từ các cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài để xây dựng cơ sở vật chất và tạo ra hàng hóa, dịch vụ.
Lạm phát: Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số GDP thực tế. Nếu chỉ số CPI quá cao thì giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng liên tục trong thời gian dài và dẫn đến mất giá tiền tệ.
Quy mô GDP Việt Nam năm 2023 sẽ như thế nào?
Theo các chuyên gia từ VNDIRECT Research, GDP Việt Nam được dự báo tăng trường 5,6% so với cùng kỳ trong quý I/2023.
Trong đó, ngành dịch vụ được dự báo tăng trưởng ở mức 7,9% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng 4,6% trong quý I/2022. Đó là vì Trung Quốc đã cho phép nối tour du lịch quốc tế theo đoàn tại Việt Nam kể từ ngày 15/3/2023. Điều này có thể giúp lượng khách du lịch quốc tế tăng lên và phục hồi GDP ngành du lịch.
Ngược lại, dự báo ngành sản xuất chỉ trong 3,7% trong quý I/2023, thấp hơn quý IV/2022 (4,2%), do tác động tiêu cực từ bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu. Cũng trong bối cảnh này, giá trị nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất giảm, nên dự báo ngành xuất khẩu chỉ tăng trưởng 5% so với cùng kỳ vào quý I/2023.
Cuối cùng, theo các chuyên gia VNDIRECT Research, ngành nông lâm nghiệp và thủy sản sẽ tăng trưởng khoảng 3,1% trong quý I so với cùng kỳ.
Tóm lại, bài viết này giúp bạn hiểu rõ GDP là gì và các khía cạnh liên quan đến chỉ số này. Hãy theo dõi các bài viết khác của Sforum và để lại bình luận bên dưới bài viết nếu có bất kỳ thắc mắc nào nhé.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp