Cách tính lương hưu giáo viên năm 2024 như thế nào?
Tuổi nghỉ hưu của giáo viên làm việc trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019. Theo đó, tuổi nghỉ hưu năm 2023 của giáo viên nam là 60 tuổi 9 tháng, giáo viên nữ là 56 tuổi. Từ năm 2024, mỗi năm tuổi nghỉ hưu tăng thêm 3 tháng đối với giáo viên nam và 4 tháng đối với giáo viên nữ.
Giáo viên có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn quy định trên nhưng không quá 5 tuổi nếu thuộc trường hợp bị suy giảm khả năng lao động; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn theo khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động.
Bạn đang xem: Cách tính lương hưu giáo viên năm 2024: Sau cải cách có được tăng thêm?
Công thức tính lương hưu giáo viên năm 2024
Căn cứ Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lương hưu của giáo viên được tính theo công thức:
Theo đó, giáo viên nam đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì được hưởng 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%. Mức hưởng tối đa là 75%.
Xem thêm : Quỹ Bảo vệ người được bảo hiểm chi trả tối đa 200 triệu đồng/hợp đồng
Giáo viên nữ đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội thì được hưởng 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%. Mức hưởng tối đa là 75%.
Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm lao động sẽ bị trừ tỷ lệ hưởng: Mỗi năm nghỉ hưu sẽ bị trừ 2% vào tổng tỷ lệ hưởng.
Lương hưu của giáo viên thay đổi như thế nào sau cải cách tiền lương?
Chia sẻ với PV báo Dân Việt, cô Nguyễn Thị Thái, sinh năm 1958, ở Quảng Nam chia sẻ, năm 1980, cô tốt nghiệp và chính thức trở thành giáo viên dạy Văn của Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Từ năm 2013, cô Thái nghỉ hưu nhận mức lương 7,3 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, cô Thái cho biết bạn học của cô đang được nhận hơn 8 triệu đồng tiền lương hưu.
Sau cải cách tiền lương, cô Thái mong muốn tiền lương hưu của mình được cải thiện cao hơn.
Trao đổi với PV về lương hưu của giáo viên có thay đổi sau cải cách tiền lương hay không, ông Nguyễn Duy Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cho biết, theo Nghị định 115/2015/NĐ-CP, lương hưu đối với người nghỉ hưu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Khi cải cách tiền lương, công thức tính này cũng sẽ không thay đổi.
Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu, người lao động còn được hưởng trợ cấp một lần.
Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%. Cứ một năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn sẽ bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Nếu người tham gia bảo hiểm xã hội nghỉ hưu sau thời điểm cải cách tiền lương và trước đó đã được hưởng mức lương mới thì khi nghỉ hưu, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người đó cũng sẽ tăng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp