Trả lời câu hỏi: Cách tính lượng mưa trung bình năm
– Cách tính lượng mua trung bình :
+ Tính trung bình ngày: Là tổng lượng mưa trong này hôm đó chia cho số lần đo. VD: (lần đo 1 + lần đo 2 + lần đo 3): 3
Bạn đang xem: Cách tính lượng mưa trung bình năm
+ Tính trung bình tháng: Tổng các lượng mưa của các ngày trong tháng chia số ngày trong tháng.
+ Tính trung bình năm: Là tổng lượng mưa các tháng trong năm chia 12 tháng.
Kiến thức mở rộng về lượng mưa
1. Định nghĩa về lượng mưa
– Lượng mưa là chiều dày của lớp nước mưa (giáng thủy) rơi tại một địa điểm nào đó. Nếu trong chương trình dự báo thời tiết, người ta thông báo “đo được lượng mưa khoảng 300mm”, thì điều đó có nghĩa, đường sẽ ngập khoảng 300mm nước sau cơn mưa nếu đất không ngấm nước. Tuy nhiên trong thực tế, đất sẽ ngấm nước và lượng nước đó lại chảy ra các sông, suối… nên chúng ta sẽ không thể cảm nhận trực tiếp được lượng nước mưa.
– GIải thích: Nếu lấy một dụng cụ có hình trụ, đặt ở ngoài trời để đo lượng mưa thì chiều dày của lớp nước mưa đo được trong dụng cụ đo đó chính là lượng mưa. (Dụng cụ đo có chiều cao tương đối cao, không để nước mưa trong dụng cụ đo văng ra ngoài, cũng không để nước mưa ở dưới đất văng vào dụng cụ đo và trên cao không bị che chắn).
Ví dụ:
– Lớp nước mưa trong dụng cụ đo dày 1,5cm, có nghĩa là lượng mưa 15mm.
– Lớp nước mưa trong dụng cụ đo dày 5cm, có nghĩa là lượng mưa 50mm.
2. Đơn vị của lượng mưa
Đơn vị của lượng mưa thường được sử dụng là milimet (mm) và tính số lẻ đến 0,1mm.
3. Đặc điểm của mưa lớn
– Lượng mưa lớn hay nhỏ là một quá trình xảy ra trên diện tích rộng tùy từng khu vực . Mưa lớn trên diện tích rộng , có thể xảy ra trọng một ngày , hai ngày thậm chí vài ngày . Có thể xảy ra ở một khu vực , hay nhiều khu vực cùng một lúc hay khác lúc . Chúng có thể mưa liên tục trong nhiều giờ , nhiều ngày cũng có thể mưa ngắt quảng từng trận khác nhau . Người ta thường căn cứ vào lượng mưa thực tế trong một ngày tại các trạm quan sát khí tượng thủy văn để mà phân tích các cấp độ mưa khác nhau . Theo quy định của tổ chức khí tượng trên thế giới , mưa lớn được chia làm 3 loại cụ thể như sau :
4. Dụng cụ đo mưa
Dụng cụ đo mưa còn được gọi là vũ lượng kế. Có rất nhiều loại vũ lượng kế, có thể tạm phân các loại vũ lượng kế như sau:
Xem thêm : HẤP BÁNH BAO BAO LÂU THÌ CHÍN?
– Vũ lượng kế đơn giản;
– Vũ lượng kế tự ghi;
– Vũ lượng kế tự động.
Hiện nay, người ta thường sử dụng các loại vũ lượng kế như sau:
4.1. Vũ lượng kế đơn giản
Nguyên lý đo: Đo thủ công (do người đo trực tiếp).
Dụng cụ chính gồm: Thùng đo mưa và cốc đo mưa.
a. Thùng đo mưa
– Vũ lượng kế đơn giản nhất và được sử dụng phổ biến nhất là thùng đo mưa.
– Thùng đo mưa làm bằng tôn, gồm hai ngăn, được thông nhau bằng một cái phễu hình nón, có tác dụng làm giảm sự bốc hơi. Thùng có nắp để đậy khi thay thùng lúc quan trắc.
– Diện tích miệng thùng đo mưa: 200cm2.
– Chiều cao thùng đo mưa: 40cm.
Xem thêm : Vì sao con người phải sống có trách nhiệm
– Miệng thùng đo mưa đặt cách mặt đất: 1,5m.
– Thùng đo mưa phải đặt cách xa các vật cản như nhà cửa, cây cối từ 3 lần đến 4 lần chiều cao của vật cản.
Miệng thùng đo mưa hình tròn. Vì vậy, đường kính miệng thùng đo mưa có chiều dài xấp xỉ 16 cm.
b. Cốc đo mưa
– Khi đo lượng mưa, người ta không đo trực tiếp trong thùng đo mưa mà dùng cốc đo mưa để đo lượng mưa (có tác dụng phóng đại lớp nước mưa nhằm làm giảm sai số đo).
– Có 2 loại cốc đo mưa: P200 và P500.
– Loại cốc đo mưa thường được sử dụng là cốc đo mưa P200 (Loại cốc đo dành cho thùng đo mưa có diện tích miệng thùng S = 200cm2).
4.2. Vũ lượng kế tự ghi
– Nguyên lý hoạt động: chao lật, cảm ứng từ và tự ghi lượng mưa trên giản đồ.
– Các loại vũ lượng kế tự ghi hiện nay thường được sử dụng là SL3, SL1, SL 3-1.
4.3. Vũ lượng kế tự động
– Nguyên lý hoạt động: chao lật và tự động ghi lượng mưa trên các thiết bị điện tử (Thường được đo kết hợp với các yếu tố khí tượng khác).
– Tự ghi lượng mưa, lưu lại trong bộ nhớ và khi cần thì truy xuất dữ liệu mưa bằng các phần mềm chuyên dụng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp