Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang sử dụng các chương trình khuyến mãi để tăng cường hành vi mua sắm của khách hàng. Tuy nhiên, làm thế nào để duy trì sự cạnh tranh về giá mà vẫn đảm bảo doanh thu không giảm. Việc hiểu rõ cách tính phần trăm giảm giá sản phẩm là quan trọng để thiết lập các chương trình khuyến mãi một cách hiệu quả và chính xác. Nếu bạn đang tìm kiếm cách tính phần trăm giảm giá sản phẩm hiệu quả, hãy đọc bài viết dưới đây của 1Office để có cái nhìn chi tiết và áp dụng một cách thành công trong chiến lược kinh doanh của bạn.
- 1 tô bún bò bao nhiêu calo – Ăn bún bò có tăng cân không?
- Luộc hột vịt lộn bao nhiêu phút? Bí quyết luộc hột vịt lộn ngon
- Rừng của Liên Bang Nga tập trung chủ yếu ở?
- Người có xoáy ở trán hiếm có khó tìm, ưu điểm hơn người
- CẤU TRÚC ALTHOUGH – CÁCH PHÂN BIỆT ALTHOUGH, EVEN THOUGH, DESPITE & IN SPITE OF
1. Tổng quan về phần trăm giảm giá
1.1 Tỷ lệ phần trăm là gì?
Xét theo lĩnh vực toán học, phần trăm là một tỷ số được biểu diễn dưới dạng phân số với mẫu luôn là 100. Thông thường, phần trăm được thể hiện dưới dạng số được làm tròn, kèm theo đơn vị % phía sau, như là 2%, 15%, 100%,…
Bạn đang xem: Cách tính phần trăm giảm giá [ĐƠN GIẢN và CHÍNH XÁC]
Trong cuộc sống hàng ngày, phần trăm thường được sử dụng để biểu thị mức độ chiếm lĩnh hoặc độ lớn của một lượng so với lượng khác. Ví dụ, nếu có 50 bút màu xanh trong một hộp chứa 100 bút màu khác, ta có thể nói rằng số bút màu xanh chiếm tỷ lệ 50% trên tổng số bút màu trong hộp.
1.2 Phần trăm giảm giá là gì?
Tương tự, phần trăm giảm giá có thể hiểu là mức giá bán của sản phẩm bạn muốn mua đã giảm so với giá gốc ban đầu. Số tiền giảm giá thường được làm tròn và kèm theo ký hiệu đơn vị phần trăm (%) phía sau. Nói một cách đơn giản, giá bán mới của sản phẩm được giảm đi một tỷ lệ phần trăm nào đó so với giá ban đầu.
1.3 Phần trăm giảm giá được sử dụng khi nào?
Phần trăm giảm giá thường được doanh nghiệp và cửa hàng áp dụng trong các chương trình ưu đãi, khuyến mại nhằm tri ân và khuyến khích khách hàng mua các sản phẩm cụ thể hoặc để giảm tồn kho. Do đó, thông tin về phần trăm giảm giá sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình mua bán sản phẩm. Người mua có thể dựa vào tỷ lệ phần trăm giảm giá hoặc tăng giá để tính toán và đạt được mức giá tốt nhất.
>> Tìm hiểu thêm: Cách tính chiết khấu phần trăm sản phẩm – 3 yếu tố DN cần chú ý khi xác định chiết khấu
2. Cách tính phần trăm giảm giá nhanh nhất
Chương trình giảm giá hiện nay là một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh của nhiều doanh nghiệp với nhiều lợi ích như:
- Thu hút thêm nhiều khách hàng mới, đồng thời tăng lòng trung thành của khách hàng
- Xử lý nhanh chóng hàng tồn kho và giảm các khoản phí trong logistics
- Tăng trưởng doanh số hoặc thị phần
- Tạo lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm tương tự trên thị trường
- Bám đuổi KPI bán hàng
- Tăng độ nhận diện thương hiệu
Để thực hiện các chương trình này, việc tính toán phần trăm giảm giá một cách chính xác là quan trọng. Dưới đây là 2 cách tính phần trăm giảm giá nhanh và chính xác nhất mà doanh nghiệp có thể tham khảo.
2.1 Cách tính phần trăm giảm giá thứ nhất
Số tiền sau giảm giá = Giá gốc x ((100 – phần trăm giảm giá)/100)
Như vậy, để tính số tiền sau khi đã trừ phần trăm giảm giá, bạn cần biết giá gốc của hàng hóa và phần trăm giảm giá.
Ví dụ: Khi bạn đi mua hàng và tổng số tiền thanh toán là 1.000.000đ, tuy nhiên cửa hàng đang chạy chương trình khuyến mãi giảm giá 20% cho mỗi đơn trên 500.000đ. Vậy cách nhanh nhất để bạn tính số tiền mà mình phải trả đó là:
Với chương trình giảm giá 20%, ta được số phần trăm cần trả là: 100% – 20% = 80% = 80/100 = 0,8
-> Vậy số tiền sau khi được chiết khấu sẽ là: 1.000.000đ x 0,8 = 800.000đ
Ngoài ra, bạn cũng có thể vận dụng công thức trên để tính ra bạn đã được giảm đi bao nhiêu tiền.
Số tiền được giảm giá = số tiền gốc x 0,2 = 1.000.000đ x 0,2 = 200.000đ
2.2 Cách tính phần trăm giảm giá thứ 2
Số tiền sau giảm giá = Giá gốc – (Giá gốc x phần trăm giảm giá)
Xem thêm : Các quy luật của sản xuất hàng hóa
Để tính toán số tiền sau khi đã áp dụng phần trăm giảm giá, chúng ta cần biết giá gốc của hàng hóa và phần trăm giảm giá. Công thức đơn giản có thể hiểu như sau: Số tiền sau khi giảm giá được tính bằng cách trừ số tiền đã giảm giá từ giá gốc. Số tiền giảm giá có thể được xác định bằng cách nhân giá gốc với phần trăm giảm giá. Điều này giúp xác định giá trị cuối cùng mà bạn phải thanh toán sau khi áp dụng chiết khấu.
Vẫn với ví dụ trên, áp dụng công thức tính phần trăm giảm giá thứ 2, ta có:
-> Số tiền sau giảm giá = 1.000.000đ – 1.000.000đ x 0,2 = 800.000đ
3. Cách tính phần trăm giảm giá trong Excel, Google Sheet
Hiện nay, việc tính toán phần trăm giảm giá trở nên dễ dàng hơn thông qua các ứng dụng trên máy tính như Excel, Google Sheet. Sử dụng các công cụ này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm công sức mà còn giảm thiểu rủi ro sai sót khi xử lý các file dữ liệu lớn. Với khả năng tự động tính toán, bạn có thể nhanh chóng và chính xác xác định số tiền cần thanh toán sau khi áp dụng phần trăm giảm giá. Điều này mang lại sự thuận tiện và hiệu quả trong quá trình quản lý và phân tích thông tin kinh doanh.
Cách 1:
Số tiền sau giảm giá = Giá gốc x ((100 – phần trăm giảm giá)/100)
Để tính giá tiền sau khi giảm giá trong ô dữ liệu mong muốn, bạn chỉ cần nhập công thức đơn giản: =A2*((100-B2)/100). Trong đó, A2 là ô chứa giá gốc và B2 là ô chứa phần trăm giảm giá. Sử dụng công thức này giúp doanh nghiệp dễ dàng và chính xác xác định giá trị cuối cùng của sản phẩm sau khi áp dụng chiết khấu. Đây là một cách hiệu quả và nhanh chóng thông qua các ứng dụng như Excel hoặc Google Sheet, giúp tối ưu hóa quá trình tính toán của bạn.
Cách 2:
Số tiền sau giảm giá = Giá gốc – Giá gốc x phần trăm giảm giá
Để sử dụng công thức trong Excel và tính giá tiền sau khi giảm giá, bạn chỉ cần nhập vào ô dữ liệu mong muốn công thức sau: =A2-A2*B2/100. Ở đây, A2 là ô chứa giá gốc và B2 là ô chứa phần trăm giảm giá. Việc nhập công thức này giúp doanh nghiệp dễ dàng tính toán giá trị cuối cùng của sản phẩm sau khi áp dụng chiết khấu trên Excel. Đây là một cách thuận tiện và hiệu quả để quản lý thông tin giá cả và giảm giá trong quá trình làm việc với dữ liệu trên Excel.
>> Xem thêm: Upsell và Cross sell: Nghệ thuật tăng doanh thu cho doanh nghiệp
4. Một số cách tính phần trăm khác cần thiết trong kinh doanh
4.1 Cách tính giá gốc của sản phẩm khi biết phần trăm giảm giá
Trong nhiều trường hợp, khách hàng khi mua sắm thường chỉ thấy mức giá đã giảm trên bảng giá sản phẩm, gây khó khăn cho những người mong muốn so sánh và đối chiếu giá gốc. Để tính toán giá gốc của sản phẩm khi biết phần trăm giảm giá, bạn có thể sử dụng công thức sau:
Giá trị gốc = Giá sau khi giảm/ Phần trăm còn lại sau khi đã giảm giá
Ví dụ: Khi bạn đi mua hàng và tổng số tiền thanh toán là 1.000.000đ và đây là số tiền đã được khuyến mãi 80%. Vậy cách nhanh nhất để bạn tính số tiền gốc của sản phẩm là:
- Bước 1: Sau khi cửa hàng giảm 40%, bạn lấy 100% – 20% = 80%.
- Bước 2: Tiếp theo, bạn áp dụng công thức như sau: 1.000.000/80% = 1.000.000/0.8 = 1.250.000 VNĐ
4.2 Cách tính phần trăm tăng giá
Tương tự như cách tính phần trăm giảm giá, để tính được số tiền sau tăng giá, chúng ta có hai cách thực hiện như sau:
- Cách tính phần trăm tăng giá thứ nhất
Số tiền sau tăng giá = Giá gốc x ((100 + phần trăm tăng giá)/100)
Xem thêm : Sau sinh 1 tháng, 3 tháng ăn dưa hấu được không? Ăn có sao không?
Để tính số tiền sau khi đã trừ phần trăm tăng giá, bạn cần biết giá gốc của hàng hóa và phần trăm tăng giá. Dưới đây là một ví dụ để giúp bạn hiểu rõ cách tính:
Ví dụ: Mặt hàng mì tôm thông thường được bán với giá 200.000đ/ thùng, tuy nhiên với tình hình dịch bệnh căng thẳng nên người dân có tâm lý tích trữ để dùng dần, khiến cho mặt hàng này trở nên khan hiếm. Vì vậy, nhà sản xuất đưa ra mức giá mới cụ thể là tăng thêm 10% so với mức giá ban đầu. Vậy cách nhanh nhất để bạn tính số tiền mà mình phải trả đó là:
Khi nhà sản xuất tăng giá sản phẩm lên 10%, ta được số phần trăm cần trả là: 100% + 10% = 110% = 110/100 = 1,1
-> Vậy số tiền sau khi tăng giá sẽ là: 200.000đ x 1,1 = 220.000đ
Ngoài ra, bạn cũng có thể vận dụng công thức trên để tính ra số tiền mà bạn phải trả thêm.
-> Số tiền tăng thêm = Số tiền gốc x 0,1 = 200.000đ x 0,1 = 20.000đ
- Cách tính phần trăm tăng giá thứ 2
Số tiền sau tăng giá = Giá gốc + Giá gốc x phần trăm tăng giá
Vẫn với ví dụ trên, áp dụng công thức tính phần trăm tăng giá thứ 2, ta có:
-> Số tiền sau tăng giá = 200.000đ + 200.000đ x 0,1 = 220.000đ
4.3 Cách tính phần trăm tăng trưởng trong kinh doanh
Phần trăm tăng trưởng là một khái niệm phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh, làm rõ mức độ phát triển của nền kinh tế hoặc doanh nghiệp, liệu nó có đang tăng hay giảm so với các kỳ trước. Công thức tính phần trăm tăng trưởng:
% Tăng trưởng = (X – Y) / Y x 100
Trong công thức, Y đại diện cho lợi nhuận hoặc doanh thu cần so sánh ở mốc thời gian mới và A là lợi nhuận hoặc doanh thu của mốc thời gian cũ được sử dụng để so sánh. Công thức này giúp đo lường và đánh giá sự thay đổi, phát triển hoặc suy giảm trong lĩnh vực lợi nhuận hoặc doanh thu, cung cấp thông tin quan trọng cho quá trình quản lý và đưa ra quyết định chiến lược.
Ví dụ: Một doanh nghiệp mở một chuỗi cửa hàng bán quần áo có doanh thu năm 2022 là 50 tỷ, năm 2021 là 30 tỷ. Vậy thì cách tính phần trăm tăng trưởng của doanh nghiệp kinh doanh này là:
% tăng trưởng năm 2022 = ((50 – 30) / 30) x 100 = 66.7%
Số phần trăm tăng trưởng này cũng có thể là số âm trong trường hợp doanh thu của năm này thấp hơn doanh thu của năm trước. Ví dụ năm đầu doanh thu là 500 tỷ năm kế tiếp doanh thu chi có 350 tỷ, chênh lệch sẽ là -30%. Có nghĩa là doanh thu của năm sau thấp hơn năm trước 30%.
Trên đây là những chia sẻ của 1Office về cách tính phần trăm giảm giá sản phẩm nhanh nhất cho doanh nghiệp. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích cho doanh nghiệp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp