Trẻ em đổ mồ hôi đầu khiến nhiều bậc phụ huynh đặc biệt lo lắng. Nếu cha mẹ đang băn khoăn không biết nguyên nhân cũng như cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em như thế nào, thì hãy cùng UNICA đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Đổ mồ hôi đầu ở trẻ em có gây nguy hiểm?
Đổ mồ hôi đầu ở trẻ em thường không gây nguy hiểm, đây là một hiện tượng tự nhiên mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng phải trải qua. Trên thực tế, đổ mồ hôi là cơ chế của cơ thể để giải nhiệt và điều chỉnh nhiệt độ thân nhiệt. Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, có hệ thống điều hòa nhiệt độ cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh nên đổ mồ hôi đầu là một cách để cơ thể của trẻ điều chỉnh nhiệt độ bên trong.
Bạn đang xem: 8 cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em nhanh chóng hiệu quả
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đổ mồ hôi trộm có thể liên quan đến một số vấn đề sức khỏe khác. Ví dụ, một số trẻ có thể có gặp vấn đề về việc điều hòa nhiệt độ cơ thể như viêm nhiễm hoặc hội chứng tụt nhiệt. Trong những trường hợp này, việc đổ mồ hôi đầu có thể đi kèm với các triệu chứng khác như sốt, mệt mỏi hoặc khó thở. Nếu bạn lo lắng về sự xuất hiện của các triệu chứng bất thường hoặc không chắc chắn về tình trạng sức khỏe của con thì nên đưa con đi khám và kiểm tra chi tiết. Từ những kết quả có được, bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá chính xác để đề ra hướng xử lý phù hợp cho sức khỏe của con.
Đổ mồ hôi ở trẻ nhỏ có thể là biểu hiện của một số bệnh lý
Nguyên nhân trẻ đổ mồ hôi đầu
Trước khi tìm hiểu cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ sơ sinh, chúng ta sẽ điểm qua những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này của trẻ. Hai nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ là do tác động bên ngoài (nguyên nhân ngoại sinh) và do cơ thể bên trong (nguyên nhân nội sinh). Trong mỗi nhóm sẽ được chia thành những nguyên nhân cụ thể như sau:
1. Nguyên nhân do nội sinh
Nguyên nhân nội sinh là những yếu tố bên trong cơ thể khiến bé bị đổ mồ hôi đầu. Đó có thể là do tăng tiết mồ hôi, rối loạn hệ thần kinh thực vật, trẻ thiếu một số dưỡng chất hoặc bé bị mắc bệnh tim.
1.1. Do chứng tăng tiết mồ hôi
Tại sao trẻ ra nhiều mồ hôi đầu? Nhiều bé bị tăng tiết mồ hôi khiến đầu và nhiều vùng khác trên cơ thể thường xuyên bị đổ mồ hôi. Nhất là nếu không gian sống của bé bí, chật và không thông thoáng thì tình trạng đổ mồ hôi đầu sẽ càng nhiều hơn khiến con cảm thấy khó chịu. Sự tăng tiết mồ hôi này được coi là một dạng rối loạn hormone nên rất khó để kiểm soát.
1.2. Rối loạn hệ thần kinh thực vật
Đối với trẻ em, hệ thần kinh chưa được hoàn thiện nên không thể tự điều chỉnh thân nhiệt giống người lớn. Thêm vào đó, nếu có một vài nhân tố tác động khiến hệ thần kinh của bé bị rối loạn thì sẽ khiến tình trạng đầu trẻ bị ra mồ hôi nhiều.
Rối loạn hệ thần kinh có thể khiến bé đổ mồ hôi
1.3. Trẻ thiếu một số dưỡng chất
Đổ mồ hôi trộm cũng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bé đang thiếu một số dưỡng chất quan trọng. Để phát hiện ra cơ thể con đang thiếu chất gì là rất khó, bố mẹ cần đưa con đi khám định kỳ mới có thể biết chính xác tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng trong cơ thể bé. Thông qua kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra phiếu kết quả chi tiết và tư vấn hướng xử lý cho ba mẹ.
1.4. Trẻ mắc bệnh tim
Một số bé bị bệnh tim bẩm sinh sẽ bị đổ mồ hôi nhiều hơn các bạn nhỏ khác. Lý do là vì lúc này tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể nên lượng mồ hôi sinh ra cũng sẽ nhiều hơn.
2. Nguyên nhân ngoại sinh
Bên cạnh những nguyên nhân nội sinh, tình trạng đổ mồ hôi đầu ở trẻ nhỏ có thể xuất phát từ những lý do bên ngoài như hoạt động nhiều, nằm một tư thế bú quá lâu, nhiệt độ phòng quá cao. Chi tiết như dưới đây:
2.1. Trẻ vui chơi, hoạt động mạnh
Các bé thường rất hiếu động nên việc con chạy nhảy, nô đùa là không thể tránh khỏi. Trong quá trình hoạt động thể chất, cơ thể con sẽ nóng lên nên sẽ tự tiết mồ hôi để điều chỉnh thân nhiệt. Nhiệt độ cơ thể càng cao thì lượng mồ hôi tiết ra cũng sẽ nhiều hơn. Bởi vậy, nếu con hoạt động thể chất trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể ướt đẫm mồ hôi, kèm theo đó là tình trạng thở dốc, nhịp tim đập nhanh. Đây là những dấu hiệu bình thường nên cha mẹ không cần lo lắng.
Bé hoạt động thể chất nhiều sẽ khiến đầu đổ nhiều mồ hôi
2.2. Nằm một tư thế bú quá lâu
Việc nằm bú quá lâu trong một tư thế cũng là nguyên nhân khiến lượng mồ hôi ở đầu bé tiết ra nhiều hơn. Do là bởi, mẹ sẽ bế con trong thời gian dài, hơi ấm từ cánh tay mẹ truyền sang phần đầu của con sẽ khiến mồ hôi tiết ra nhiều hơn. Bởi vậy, mẹ cần chú ý tới tư thế cho con bú để tránh gây mỏi và khiến mồ hôi ở đầu bé tiết ra nhiều hơn.
2.3. Nhiệt độ phòng cao
Bé bị mồ hôi trộm có thể do nhiệt độ phòng quá cao làm thân nhiệt của con tăng lên. Nếu nhiệt độ phòng quá cao sẽ dễ khiến con bị sốt nên bạn cần chú ý giữ cho không gian sống thông thoáng, nhiệt độ phòng từ 26-28 độ C.
Nhiệt độ phòng cao khiến bé bị đổ mồ hôi trộm
Bé bị đổ mồ hôi đầu có nguy hiểm không?
Nếu bé bị đổ mồ hôi trộm do hoạt động nhiều, nằm bú ở một tư thế quá lâu hoặc nhiệt độ phòng cao thì không đáng lo ngại. Còn nếu tình trạng đổ mồ hôi là do bệnh lý trong cơ thể con thì sẽ nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Ngoai vấn đề về tim, tăng tiết mồ hôi, rối loạn hệ thần kinh, thiếu dưỡng chất thì đổ mồ hôi nhiều ở đầu cũng có thể là biểu hiện của hội chứng ngưng thở khi ngủ. Đây là một hội chứng cực kỳ nguy hiểm, nếu ba mẹ không theo dõi tình trạng sức khỏe của con thường xuyên sẽ rất khó để phát hiện ra bệnh này.
Cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em cha mẹ cần biết
Vì những nguy cơ tiềm ẩn của trẻ sơ sinh, cha mẹ sẽ phải tìm cách điều trị tình trạng này của trẻ nhỏ. Những cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em bạn có thể làm để giảm tình trạng đổ mồ hôi trộm của con đó là:
1. Tạo không gian phòng thông thoáng, mát mẻ
Không gian thông thoáng và mát mẻ sẽ giúp duy trì thân nhiệt của con ở mức ổn định. Điều này rất quan trọng vì sẽ ngăn chặn tình trạng đổ mồ hôi ở đầu ở trẻ nhỏ. Dù là vào mùa đông, bạn cũng không nên đóng kín cửa, hãy để không gian thông thoáng sẽ giúp cho sức khỏe của bé tốt hơn.
Tạo không gian thoáng mát để bé bắt đổ mồ hôi
2. Lên thực đơn ăn uống phù hợp cho trẻ
Trẻ nhỏ thiếu dưỡng chất cũng sẽ sinh ra mồ hôi trộm nên cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em là cho bé ăn đầy đủ dưỡng chất. Trong thực đơn hàng ngày của con, mẹ cần cho con ăn đủ các nhóm chất là đạm, bột đường, dầu, vitamin và khoáng chất. Tùy vào độ tuổi và sức khỏe của con mà bạn tự lên thực đơn cho phù hợp nhưng quan trọng nhất bạn vẫn nên tuân theo một số quy tắc này:
– Cho con ăn nhiều rau củ quả
– Hạn chế các món ăn dầu mỡ đồ ăn nhanh
– Tăng cường làm các món luộc, nấu, hầm để đảm bảo các dưỡng chất nguyên thủy có trong đồ ăn.
– Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày
– Liều lượng thức ăn vừa phải
3. Giữ cơ thể bé mát mẻ
Xem thêm : Đăng kiểm xe ô tô là gì? Chi phí đăng kiểm xe ô tô mới nhất
Để trẻ giảm tình trạng đổ mồ hôi đầu, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho trẻ mỗi ngày. Sau khi cho bé chơi, mẹ nên dùng nước ấm lau người cho con và thay quần áo mới.
Khi bé vui chơi, mẹ nên cho con chơi trong nhà hoặc những nơi có bóng râm, hạn chế để trẻ chơi ngoài trời nắng. Mặt khác, phòng ngủ của bé phải được thoáng mát, rộng rãi, chăn gối phải được vệ sinh sạch sẽ và duy trì nhiệt độ phòng từ 26-28 độ C.
Vào ngày hè nắng nóng, tình trạng đổ mồ hôi đầu của con sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn nên bạn càng cần giữ cho phòng ngủ thông thoáng. Nếu bật máy lạnh, bạn cũng không nên để nhiệt độ quá thấp vì sẽ khiến con dễ bị ốm, ho và viêm phổi.
Giữ cơ thể bé mát mẻ để hạn chế tình trạng đổ mồ hôi
4. Thay quần áo khô thoáng cho con
Trẻ nhỏ thường có thân nhiệt cao hơn người lớn 0.5 độ C nên người bé thường xuyên mổ mồ hôi. Bởi vậy, bạn nên thay quần áo khô thường xuyên để giữ cho cơ thể bé được khô thoáng. Việc để bé mặc quần áo ẩm ướt cũng khiến lượng vi khuẩn ra tăng nên khiến tình trạng nhiễm khuẩn tăng lên. Do vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con thì bạn nên giữ cho cơ thể con mát mẻ, mặc quần áo sạch sẽ và khô thoáng.
5. Cho con uống thêm nước
Một trong những cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em là cho con uống nhiều nước. Việc cung cấp nước thường xuyên cho con sẽ đảm bảo bé không bị thiếu nước khiến con mệt mỏi, chóng mặt và choáng váng. Nếu nước lọc nhạt nhẽo làm con không thích uống, bạn có thể dùng rau củ quả tươi ép lấy nước cho con uống. Một số loại nước ép bổ dưỡng cho con bạn có thể tham khảo là:
– Nước ép táo
– Nước ép dưa hấu
– Nước ép cà rốt
– Nước cam
– Nước ép cà chua
– Nước chanh
– Nước ép vải
– Nước dừa
– Nước ép nho
– Nước ép dưa bở
– Nước ép lê
– Nước ép đào
– Nước ép xoài
Nước ép xoài thơm ngon bổ dưỡng
6. Tránh căng thẳng, lo lắng cho con
Căng thẳng và lo lắng cũng sẽ khiến bé dễ đổ mồ hôi đầu nên bạn cần tăng cường chơi với con, cho con nghe nhạc, tiếp xúc với môi trường tự nhiên. Thông qua các hoạt động thể chất, con không chỉ phát triển trí tuệ và thể chất mà còn giúp tinh thần của bé vui vẻ, hạn chế căng thẳng và mệt mỏi.
7. Mẹo dân gian chữa mồ hôi trộm cho trẻ sơ sinh
Sau đây, chúng tôi sẽ gợi ý một số cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em bằng mẹo dân gian như sau:
7.1 Sử dụng lá đinh lăng để chữa mồ hôi trộm
Lá đinh lăng chứa nhiều chất như lysine, methionine, glucozit, vitamin C, vitamin B1,… nên có tính mát, giúp bồi bổ khí huyết, lưu thông huyết mạch và thanh nhiệt giải độc. Cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em bằng đinh lăng như sau:
– Bước 1: Rửa sạch 200g lá đinh lăng, để ráo nước
– Bước 2: Vò nhẹ lá, cho vào nồi, thêm 2 lít nước và đun sôi
– Bước 3: Chắt nước ra chậu nhỏ để tắm cho bé
Lá đinh lăng trị mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ
7.2 Chữa mồ hôi trộm bằng lá dâu tằm
Dâu tằm lành tính nên được dùng để chữa mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ. Mẹo trị đổ mồ hôi đầu bằng lá dâu tằm như sau:
– Bước 1: Rửa sạch 1.5kg dâu tằm, vớt ra để ráo nước, bỏ cuống
– Bước 2: Cho dâu tằm vào hũ thủy tinh lớn, đổ đầy 1 lít mật ong nguyên chất vào
Xem thêm : Cách làm nha đam mật ong chữa đau dạ dày hiệu quả, an toàn
– Bước 3: Đậy kín nắp và ngâm trong 7-10 ngày thì lấy nước cốt ra pha cùng nước lọc và cho bé uống
7.3 Chữa mồ hôi trộm bằng lá lốt
Lá lốt có đặc tính ấm, vị cay nồng nên có thể đào thải chất độc cũng như giảm chứng mồ hôi trộm. Với loại lá này, bạn có thể dùng để chế biến rất nhiều món ăn cho bé. Một trong những món ăn bổ dưỡng và thơm ngon mẹ có thể nấu là trứng cá chiên lá lốt như sau
– Bước 1: Rửa sạch 1 nắm lá lốt, vớt ra để ráo nước, băm nhỏ
– Bước 2: Đập 3 trái trứng gà vào bát lớn, thêm 200g trứng cá trôi và lá lốt băm vào
– Bước 3: Dùng đũa khuấy đều, làm nóng chảo và đổ trứng vào
– Bước 4: Rán đều hai mặt thì tắt bếp, cho trứng ra đĩa
Trứng cá chiên lá lốt thơm ngon bổ dưỡng cho bé
7.4 Chữa mồ hôi trộm bằng rau má
Dùng rau má trị mồ hôi cũng là một trong những phương pháp an toàn và đem lại hiệu quả. Với rau má, các mẹ nên làm nước cho bé uống theo hướng dẫn sau:
– Bước 1: Dùng nước làm sạch 1 nhúm rau má, cắt khúc nhỏ, cho vào máy xay sinh tố
– Bước 2: Thêm 2 – 3 thìa đường vào, bật nút và xay nhuyễn rau má
– Bước 3: Dùng rây lọc lấy nước, bỏ bã, rót ra cốc và cho bé uống
8. Cách chữa mồ hôi trộm ở đầu cho trẻ – Cho trẻ tắm nắng
Tắm nắng cũng là một trong những cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em hiệu quả. Quá trình tắm nắng sẽ bổ sung vitamin D cho trẻ nên tình trạng đổ mồ hôi đầu cũng sẽ được cải thiện đáng kể. Dẫu vậy, khi cho con tắm nắng, mẹ cần chú ý đến những điều sau để bảo đảm an toàn cho bé yêu:
– Trẻ trên 10 ngày tuổi mới được tắm nắng.
– Thời gian tắm nắng cho bé vào mùa đông là từ 9 – 10 giờ sáng và 15 – 17 giờ chiều. Đối với mùa hè, mẹ nên tắm nắng cho trẻ từ 6 – 9 giờ sáng và tuyệt đối không được cho trẻ tắm vào buổi trưa hoặc chiều tối.
– Cho trẻ tắm nắng trong 3 ngày đầu ở nơi có bóng râm từ 10 phút, sau đó tăng dần lên 30 phút để bé làm quen với nhiệt độ.
– Khi cho trẻ tắm nắng, hãy để cơ thể bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Không được cho tia nắng chiếu vào mắt hoặc đầu của bé vì tia UV sẽ làm tổn thương những bộ phận nhạy cảm này của con.
– Chỉ nên cho trẻ tắm nắng tối đa trong 30 phút/lần.
Tắm nắng cũng là một trong những cách điều trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em hiệu quả
9. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ
Sau khi mẹ đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng tình trạng mồ hôi trộm của bé không được cải thiện thì cần đưa trẻ tới bệnh viện khám. Thông qua các kiểm tra chuyên sâu, bác sĩ sẽ giải thích và đưa ra hướng xử lý tốt nhất cho mẹ. Mẹ nên hạn chế mua thuốc uống cho bé vì việc tự uống thuốc không theo chỉ định có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe cho bé.
>>> Xem ngay: 6 Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bằng bài thuốc dân gian
>>> Xem ngay: Đổ mồ hôi trộm ở trẻ ? Nguyên nhân và cách điều trị
Một số lưu ý khi trị đổ mồ hôi đầu cho trẻ
– Vào mùa hè, mẹ hãy cho con ngủ ở khu vực rộng rãi, thoáng mát, tránh các khu vực ẩm thấp, chật hẹp sẽ khiến trẻ dễ ra mồ hôi và mắc một số bệnh.
– Không nên cho trẻ vui chơi trước giờ đi ngủ vào buổi tối, bởi vì ban đêm nhiệt độ phòng tăng lên, trẻ dễ ra mồ hôi hơn. Bên cạnh đó, không quấn quá nhiều chăn vào cơ thể khi trẻ đang ngủ.
– Trẻ ở giai đoạn này thường tinh nghịch, hoạt động nhiều nên mẹ cần bổ sung nước cho trẻ.
– Khi trẻ đang bị đổ mồ hôi mẹ tuyệt đối không được cho bé tắm ngay lúc đó. Điều mẹ cần làm là dùng khăn sạch thấm hút mồ hôi và cho bé nghỉ khoảng 10 phút rồi mới cho trẻ tắm.
Lưu ý khi trị mồ hôi ở trẻ nhỏ
Như vậy, UNICA đã chia sẻ cho các mẹ những cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em đơn giản ngay tại nhà. Việc trang bị cho mình nhiều kiến thức về chăm sóc trẻ từ khi bé còn là sơ sinh và trong suốt quá trình bé trưởng thành là cực kỳ quan trọng.
Để có thêm nhiều phương pháp nuôi dạy con hay mời bạn ghé thăm khoá học nuôi dạy con trên Unica, các chuyên gia sẽ tư vấn, chia sẻ đến các bạn những công thức nuôi con khoẻ mạnh, mẹ nhàn hơn.
Tags:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp