Cơn ho về đêm là tình trạng người bệnh thường xuyên ho về ban đêm khi ngủ, với các cơn ho kéo dài liên tục, điều này gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống người bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn ho về đêm nhiều, tuy nhiên có thể chia làm 2 nguyên nhân chính là nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.
Có thể bạn quan tâm
Nguyên nhân sinh lý:
Bạn đang xem: Các cách giảm cơn ho về đêm
- Do tư thế nằm ngủ: Những người lớn tuổi, đặc biệt là người có bệnh lý về cột sống thường được khuyên nằm ngủ không gối hoặc nằm đầu thấp. Tư thế này giúp làm tránh tổn thương lâu dài cho cột sống cổ, tăng cường quá trình lưu thông máu. Tuy nhiên, tư thế này lại là một trong số những nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng ho về đêm. Bởi vì khi ngủ, tư thế nằm đầu thấp hoặc nằm không gối có thể khiến chất dịch ở mũi chảy xuống cổ họng làm cho cổ họng bị kích ứng dẫn đến triệu chứng ho.
- Hút thuốc lá kéo dài: Ở những đối tượng hút thuốc lá lâu năm hoặc sống ở môi trường phải thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá thường dễ gặp các vấn đề liên quan đến bệnh phổi. Biểu hiện đầu tiên cảnh báo các bệnh lý ở phổi là ho về đêm, ho khan.
- Uống rượu bia: Sử dụng quá nhiều rượu bia có thể gây ra tình trạng tổn thương niêm mạc họng, thanh quản và thực quản. Đặc biệt khi uống thường xuyên trước khi ngủ thì sẽ dễ gặp tình trạng ho nhiều về đêm.
- Nhiệt độ thấp: Ban đêm là lúc nhiệt độ thường có xu hướng thay đổi thất thường, giảm thấp đột ngột. Những yếu tố này có thể gây ho nhiều về đêm, kèm theo đó là sổ mũi, nghẹt mũi.
Nguyên nhân bệnh lý:
Xem thêm : CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ
Tình trạng ho nhiều về đêm cũng có thể là triệu chứng cảnh báo của bệnh lý đường hô hấp. Trong số đó có một số bệnh lý nguy hiểm mà người bệnh có thể gặp phải bao gồm:
- Cảm cúm, cảm lạnh: Đây là tình trạng bệnh lý liên quan tới đường hô hấp trên. Nguyên nhân do vi khuẩn, virus thâm nhập vào đường hô hấp, khiến cho vùng cổ họng và mũi bị viêm nhiễm, tăng tiết dịch nhầy. Dịch nhầy tiết ra nhiều gây kích ứng vùng cổ họng và khiến người bệnh ho nhiều, đặc biệt là vào ban đêm. Người bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác như mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi, khó thở, sốt nhẹ,…
- Viêm xoang: Người bị viêm xoang có triệu chứng nghẹt mũi, khó thở. Nguyên nhân gây bệnh là do các xoang bị tắc, chất dịch nhầy từ mũi chảy xuống cổ họng. Ban ngày, cơ thể hoạt động, những chất dịch này được người bệnh nuốt vào hoặc khạc ra. Tuy nhiên, vào ban đêm khi nằm ngủ, những chất dịch này bị ứ đọng lại ở đường hô hấp, đặc biệt ở vùng mũi họng gây ra ho khan, hoặc ho có đờm.
- Hen phế quản: Một trong những triệu chứng điển hình của hen phế quản, hen suyễn là ho nhiều vào ban đêm. Hen phế quản là tình trạng viêm đường thở mãn tính dẫn đến co thắt phù nề và tăng tiết dịch nhầy phế quản, gây ra triệu chứng ho. Những cơn ho thường tăng về đêm và sáng sớm, triệu chứng kèm theo là: khó thở, thở khò khè từng cơn. Đối tượng thường mắc hen phế quản là trẻ nhỏ và người lớn có sức đề kháng kém.
- Trào ngược dạ dày, thực quản: Ho về đêm cũng có thể là biểu hiện của tình trạng trào ngược dạ dày, thực quản. Dịch vị sẽ trào ngược từ dạ dày lên thực quản kích thích gây ra ho. Ngoài triệu chứng ho, người bệnh có thể có một số biểu hiện khác như: ợ hơi, ợ chua, cảm giác như có dị vật trong cổ họng. Các cơn ho xuất hiện nhiều hơn khi nằm hoặc vào lúc đói.
- Viêm phổi: Bệnh do virus, vi khuẩn xâm nhập khiến cho phổi bị nhiễm trùng và tiết dịch nhiều hơn. Khi người bệnh nằm đầu thấp, chất dịch nhầy ứ đọng vùng cổ họng, khí quản, phế quản kích thích các cơn ho, ho có đờm, đặc biệt là ho nhiều về đêm. Ngoài triệu chứng ho, người bệnh nhân còn có thể đi kèm một số triệu chứng như là: Sốt cao, khó thở, tức ngực. Lúc này, tình trạng bệnh đã diễn tiến nặng, bệnh nhân cần được chuyển đến các cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp