Bong tróc da chân khiến chất lượng cuộc sống bị suy giảm nghiêm trọng nếu như không được phát hiện và điều trị đúng cách. Bài viết này sẽ giúp các bạn nhận biết nguyên nhân, dấu hiệu bong tróc da chân và những biện pháp xử lý bệnh hiệu quả.
Xem thêm >>> Cách chăm sóc đôi chân khỏe đẹp
Bạn đang xem: Bệnh tróc da chân: Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý bệnh tại nhà
Bong tróc da chân tay là gì
Bong tróc da chân tay còn được biết đến với tên gọi bệnh chàm tăng sừng hay bệnh chàm khô. Người mắc bệnh này thường xuyên bị khô lòng bàn tay, bàn chân kèm theo nứt nẻ, bong tróc da, khi sờ vào có cảm giác thô ráp và thậm chí có thể lột da thành từng mảng.
Nguyên nhân khiến da bị bong tróc
Những nguyên nhân chính khiến da bị bong tróc bao gồm:
Do vi khuẩn nấm
Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tróc da chân là do nhiễm vi khuẩn nấm. Những vi khuẩn này xuất hiện trong môi trường ẩm ướt hoặc do giữ gìn vệ sinh cá nhân không sạch sẽ. Nhiều trường hợp người bị nhiễm nấm không cảm thấy ngứa ngáy hay khó chịu nên cần đến cơ sở y tế để xác định xem tróc da chân có phải do vi khuẩn nấm hay không.
Cháy nắng
Xem thêm : Ý nghĩa của đá thạch anh xanh nước biển
Làn da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài không tránh khỏi tổn thương dẫn đến bong tróc da, thậm chí là bỏng rát và thâm sạm. Vì vậy bạn cần bảo vệ làn da của mình trước tác hại của tia UV bằng cách sử dụng kem chống nắng và che chắn kỹ càng trước khi ra đường.
Bệnh chàm bội nhiễm
Chàm bội nhiễm là chứng bệnh da liễu do lớp biểu bì giãn nở, gây tình trọng bong da, ngứa ngáy, nứt nẻ da tay, chân. Nếu bạn bị tróc da chân thì không loại trừ khả năng mắc phải chứng chàm bội nhiễm.
Do cơ thể mất nước
Cơ thể mất nước do thiếu dưỡng chất, lười uống nước, căng thẳng mệt mỏi kéo dài khiến da bàn chân, bàn chân dễ dàng bị bong tróc. Đặc biệt vào mùa hanh khô, làn da không đủ độ ẩm có thể bong ra từng mảng và lan ra nhiều bộ phận trên cơ thể, gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
Tróc da chân là quá trình tự nhiên của cơ thể
Lớp biểu bì hoạt động theo cơ chế thay da tự nhiên, vì vậy sau một thời gian nhất định, những tế bào chết sẽ xuất hiện. Để loại bỏ những tế bào chết này và hỗ trợ làn da tái tạo nhanh chóng, bạn cần sử dụng những sản phẩm tẩy tế bào chết cho da thường xuyên cũng như bôi kem dưỡng ẩm đều đặn giúp làn da luôn mịn màng, hạn chế tróc da chân.
Biểu hiện của tình trạng lột da tay chân
Bệnh tróc da chân có thể nhận biết dễ dàng thông qua những biểu hiện cụ thể như sau:
- Da khô, bong tróc, về lâu dài vân tay biết mất hoặc rất mờ nhạt.
- Vùng da bong tróc ngứa ngáy khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, nhiều người có thói quen gãi ngứa khiến da bị trầy xước, tổn thương lan rộng hơn và nhiễm trùng.
- Tình trạng bong tróc da chân nặng hưn có thể nổi mụn nước, tiết dịch nhờn hoặc lớp biểu bì mọc sừng.
- Bệnh có thể diễn biến nặng hoặc nhẹ tùy thuộc vào độ tuổi của người bệnh. Đối với trẻ em, tróc da chân có xu hướng nghiêm trọng hơn, khả năng lây lan ra các chi, mặt và da đầu rất lớn do kết cấu làn da nhạy cảm. Đối với người lớn, bệnh tróc da thường chỉ xuất hiện ở bàn chân, bàn tay và sẽ hình thành các nếp gấp trên da nếu không được chữa trị đúng cách.
Bong tróc da chân đột ngột có nguy hiểm không
Xem thêm : Lễ cúng đầy tháng cho bé gái miền Bắc đầy đủ, chi tiết nhất
Bệnh bong tróc da chân diễn biến theo nhiều mức độ khác nhau:
- Tróc da chân nhẹ chỉ đơn thuần là bong da, không gây đau rát hay nước ngáy nên người bệnh sẽ không cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên thì bong da gây mất thẩm mỹ và có thể xuất hiện nhiều biến chứng phức tạp nên người bệnh không được chủ quan.
- Tróc da chân lâu ngày khiến làn da thô ráp, ngứa ngáy ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng này. Không chỉ vậy, làn da của người bệnh luôn thiếu độ ẩm và các dấu vân chân mờ dần. Tình trạng này không được điều trị sẽ làm tổn thương tới lớp trung bì và hình thành bệnh viêm da mãn tính.
- Ở giai đoạn tróc da chân nặng, vùng da tổn thương bắt đầu sưng đỏ và nổi mụn nước tiết ra các dịch nhờn. Những cơn ngứa ngáy xuất hiện ngày càng dày đặc, nhất là vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ, thậm chí là rối loạn tâm lý.
Bệnh bong tróc da chân tường chừng như không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại có thể “đeo bám” suốt cuộc đời nếu không được điều trị ngay từ giai đoạn đầu của bệnh. Nghiêm trọng hơn nhiều người có thói quen bóc da, dùng móng tay ngứa gây tổn thương và nhiễm trùng da, ảnh hưởng đến sức khỏe hệ miễn dịch. Do đó, nếu bạn mắc phải chứng tróc da chân đột ngột thì cần tìm ra nguyên nhân và điều trị bệnh mau chóng.
Xem thêm >>> 6 cách trị ra mồi hôi tay chân
Xử lý như thế nào khi bị tróc da chân
Để cải thiện tình trạng bong tróc da chân, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp xử lý như:
- Tránh tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, nước bẩn, kim loại nặng vì đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và bám vào da.
- Trong trường hợp bất khả kháng phải tiếp xúc với hóa chất, bạn cần sử dụng trang phục bảo hộ và vệ sinh bàn chân, sát trùng sạch sẽ sau khi làm việc.
- Trường hợp mưng mủ, cần rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc oxy già sau đó bôi thuốc sát trùng và băng bó làm lành vết thương.
- Tình trạng tróc da chân kèm theo ngứa có thể sử dụng thuốc kháng sinh có thành phần histamin xoa dịu cơn đau, ngứa.
- Tẩy tế bào chết bàn chân 2-3 lần/1 tuần, có thể kết hợp ngâm chân và massage chân để kích thích máu lưu thông và giảm stress.
- Bôi kem dưỡng ẩm hàng ngày để làm mềm da và cung cấp độ ẩm cho da chân, tay. Tốt hơn hết bạn nên chọn những loại kem dưỡng có chứa thành phần B5 hồi phục da.
Bên cạnh những biện pháp xử lý tróc da chân kể trên, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
- Không tự ý bóc da chân hay bôi thuốc không rõ nguồn gốc khi thấy hiện tượng bong tróc.
- Không sử dụng vật thô ráp để chà sát vùng da chân hay dùng móng tay để gãi ngứa vì rất dễ gây chảy máu, thậm chí là nhiễm trùng da và lan rộng vết thương.
- Luôn để bàn chân được thông thoáng, hạn chế đi giày và lựa chọn giày, dép có khả năng thông hơi tốt.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là vitamin và khoáng chất có trong rau, củ quả tươi.
- Uống đủ nước để hạn chế tình trạng da khô, thiếu ẩm. Đồng thời không sử dụng bia rượu vì chất cồn khiến tình trạng bong tróc da chân trầm trọng hơn.
Trong trường hợp bong tróc da chân kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm khi dùng thuốc sát trùng, bạn cần đến thăm khám và điều trị ở khoa da liễu tại các bệnh viện uy tín. Mong rằng những thông tin mà GDV sport chia sẻ trong bài viết trên có thể giúp bạn nhận biết căn bệnh da liễu này và có những biện pháp xử lý kịp thời.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp