Những nguyên nhân dẫn đến việc bị lột da tay
Da tay bị bong tróc có thể do ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường hay từ các bệnh lý của chính bạn.
Bạn đang xem: Những điều cần biết khi bị lột da tay và cách điều trị tại nhà
Những tác động từ bên ngoài khiến bạn bị lột da tay có thể kể đến như:
Rửa tay quá nhiều hay thường xuyên rửa tay bằng xà phòng
Rửa tay là một trong những thói quen có ích trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân. Nhưng việc làm này lại vô tình làm mất đi lớp bảo vệ tự nhiên của làn da. Khiến da tay không giữ được độ ẩm và dễ bị khô nứt khi thời tiết khô hanh. Với những người có làn da nhạy cảm có thể bị kích ứng với xà phòng và các chất tất rửa. Vì thế, bạn chỉ nên rửa tay khi cần, lau khô sau khi rửa và nên dưỡng ẩm trước đi ngủ.
Ảnh hưởng bởi khí hậu
Thời tiết hanh khô của mùa đông thường khiến da dẻ bạn trở nên khô rát, nứt nẻ. Với việc thường xuyên “tham gia” vào nhiều hoạt động trong ngày thì bàn tay sẽ là nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất. Tình trạng này sẽ nặng hơn nếu bạn không đeo găng tay để giữ ấm và tránh gió lạnh khi đi ra ngoài trong thời tiết giá rét.
Cháy nắng
Không chỉ khiến da bị thay đổi sắc tố, sưng đỏ hay đau rát. Mà những tia UV gây hại trong ánh nắng còn có thể gây ra bệnh ung thư da. Để da không bị tổn thương dưới nắn. Bạn nên đeo găng tay được làm từ chất liệu có khả năng chống nắng và bôi kem chống nắng có chỉ số SPF 45 hoặc cao hơn.
Tiếp xúc với các loại hóa chất
Những người hay bị bong tróc da tay do hay phải tiếp xúc với hóa chất thường là phụ nữ làm nội chợ; lao động phổ thông làm việc trong các công ty sản xuất hóa chất, xây dựng. Hãy hạn chế nhất những tiếp xúc này bằng việc sử dụng găng tay bảo vệ khi làm việc.
Những tác động từ bên ngoài khiến bạn bị lột da tay
Ngoài những yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài. Bong tróc da tay còn có thể do bạn đang mắc phải các bệnh về da liễu hay cơ thể bạn đang bị thiếu một dưỡng chất nào đấy, như:
- Bệnh vẩy nến và xơ cứng bì: Nhiễm nấm và phản ứng dị ứng cũng là một trong những nguyên nhân gây ngứa và bong tróc da ở tay.
- Chàm da tay: Bệnh chàm hay còn gọi là viêm da tay có thể do yếu tố di truyền hoặc do bị kích ứng với các chất gây dị ứng. Biểu hiện của bệnh cũng sẽ khiến da mẩn đỏ, ngứa và bong vẩy. Người bị bệnh chàm tay nhất định phải sử dụng găng tay khi sử dụng xà phòng và các chất tẩy rửa hàng ngày.
- Thiếu Vitamin: Bong tróc da còn có thể do chế độ dinh dưỡng kém; thiếu các Vitamin như: Vitamin A, Vitamin nhóm B, PP,… Khi thiếu chất từ chế độ ăn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ dinh dưỡng để cung cấp đủ chất cho cơ thể.
Những cách chăm sóc da tay đơn giản tại nhà
Ngâm nước ấm
Khi da tay bị bong tróc do khô nứt. Bạn nên ngâm tay với nước ấm pha mật ong và nước cốt chanh; hoặc pha muối 10 phút mỗi ngày. Lau khô tay sau khi ngâm và thoa kem dưỡng ẩm để đạt hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng mật ong
Thoa mật ong vào những vùng da bị bong tróc và giữ trong khoảng nửa tiếng. Rửa lại bằng nước ấm rồi lau khô.
Mật ong là nguyên liệu tự nhiên chứa nhiều Vitamin giúp cải thiện tình trạng lột da tayDầu dừa
Dầu dừa vừa có tác dụng dưỡng da vừa có khả năng chống vi khuẩn và nấm khi da đang trong trạng thái nhạy cảm. Xoa dầu dưa lên vùng da bị tổn thương vài lần mỗi ngày. Hoặc tốt nhất nên bôi trước khi ngủ và để qua đêm.
Dưa chuột
Xem thêm : Ăn rau mồng tơi với bệnh tiểu đường có tốt không?
Thái dưa chuột thành từng lát. Tiếp theo xát hoặc phủ lên vùng da đang bị bong tróc trong khoảng 30 phút. Sau đó rửa lại bằng nước ấm rồi lau khô.
Sữa
Trộn sữa không đường với một ít mật ong và thoa lên vùng da đang bị tổn thương. Làm việc này thường xuyên để giúp da mềm mại hơn, tránh bong tróc.
Uống nhiều nước
Đảm bảo uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày sẽ cải thiện tình trạng khô da, giảm bong tróc, lột da.
Kem dưỡng da
Sử dụng loại kem dưỡng dành riêng cho da tay phù hợp với bạn để tránh tình trạng bị kích ứng.
Thường xuyên dưỡng ẩm cho da để có đôi tay mềm mạiNgoài ra, nếu bạn là người có cơ địa dị ứng thì nên hạn chế ăn những thức ăn lạ; hải sản, đồ tanh hay uống rượu bia. Đặc biệt phải tránh tối đa việc tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa bằng việc đeo găng tay khi cần. Luôn giữ cho da sạch, cung cấp các dưỡng chất tốt cho làn da. Và sử dụng đúng loại kem dưỡng phù hợp với làn da của bạn.
Lưu ý: nếu đã thử những cách trên mà tình trạng bong tróc da vẫn không được cải thiện. Mà còn kèm theo những biểu hiện nặng hơn như chảy mủ, nhiễm trùng. Bạn hãy nhanh chóng đến các cơ sở da liễu uy tín để được các bác sỹ chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp