Ngứa nướu răng lâu ngày: Xử lý và phòng ngừa như thế nào?

Nguyên nhân gây ngứa nướu răng (ngứa chân răng)

ngứa nướu răng

Nhiều người thường thắc mắc nguyên nhân ngứa nướu răng hay ngứa chân răng là do đâu? Bởi việc xác định được nguyên nhân gây ngứa nướu răng sẽ có thể giúp bạn có được cách cải thiện tình hình hiệu quả. Bạn nên đến nha sĩ để kiểm tra xem mình có mắc phải một trong những nguyên nhân sau không.

  • Chấn thương nướu: Chấn thương nướu có thể khiến vùng này bị đau, khó chịu và ngứa. Những chấn thương này có thể do bạn chơi thể thao quá mạnh hay có thói quen nghiến răng, xỉa răng. Ngoài nghiến răng, nướu cũng có thể bị tổn thương, kích ứng và ngứa nếu bạn sử dụng thuốc lá điện tử.
  • Mảng bám: Ngứa chân răng là do đâu? Việc thức ăn thừa bám dính tại các kẽ răng cùng với vi khuẩn sẽ khiến mảng bám ngày càng tích tụ. Theo thời gian, mảng bám này có thể dẫn đến các bệnh nướu răng. Các triệu chứng cho thấy răng và nướu đang bị tích tụ nhiều mảng bám đen là nướu nhạy cảm, chảy máu nướu khi đánh răng và ngứa nướu răng.
  • Viêm nướu: Ngứa nướu răng hay ngứa chân răng là bệnh gì? Theo các chuyên gia sức khỏe răng miệng, ngứa nướu răng là giai đoạn đầu của bệnh viêm nướu để lâu dài sẽ diễn tiến thành bệnh nha chu. Tuy nhiên, đây là một tình trạng răng miệng nhẹ và chưa dẫn tới nhiều biến chứng.
  • Dị ứng: Bạn có thể bị ngứa chân răng (hay ngứa nướu răng) nếu nhạy cảm hoặc dị ứng với một số loại thực phẩm, một số loại thuốc hay thú cưng. Thậm chí các chứng dị ứng theo mùa như sốt cỏ khô cũng có thể khiến nướu bị ngứa.
  • Thay đổi hormone: Các thay đổi nồng độ hormone tự nhiên trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến nướu. Vậy nên, những ai đang trải qua thời kỳ thay đổi nồng độ hormone như phụ nữ mang thai, trẻ dậy thì, phụ nữ tới kỳ kinh nguyệt hoặc mãn kinh có thể bị ngứa nướu răng thường xuyên hơn. Những đối tượng này cũng có thể gặp các triệu chứng răng miệng khác như nướu bị đau, nhạy cảm và chảy máu.
  • Khô miệng: Ngứa chân răng là bệnh gì? Câu trả lời là có thể bạn bị bị chứng khô miệng. Khoang miệng có khả năng tự điều chỉnh độ ẩm tự nhiên của mình. Thế nhưng, miệng có thể không sản xuất đủ nước bọt để làm ẩm nướu và lưỡi nếu bạn gặp một số vấn đề sức khỏe hoặc phải uống một số thuốc nhất định. Tình trạng này gọi là chứng khô miệng và có thể dẫn đến tình trạng ngứa nướu.
  • Răng giả: Bạn có thể gặp tình trạng ngứa nướu răng hay ngứa chân răng nếu đeo răng giả không phù hợp với hàm. Nếu răng giả không vừa vặn, thức ăn có thể kẹt lại ở khoảng cách giữa răng giả và nướu. Điều này sẽ khiến vi khuẩn trong miệng phát triển nhanh dẫn đến nướu bị nhiễm trùng, viêm, nhạy cảm và ngứa.