Phản ứng tráng gương hay còn gọi được là phản ứng tráng bạc là một trong những phản ứng hóa học quan trọng. Phản ứng này có nhiều ý nghĩa quan trọng trong hóa học và cuộc sống. Vậy thực ra phản ứng tráng gương là phản ứng gì? Nó có ứng dụng gì trong sản xuất và đời sống và sản xuất. Các chất tham gia phản ứng tráng gương và tráng bạc là những chất nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những vấn đề này trong bài viết hôm nay nhé!
Phản ứng tráng gương là gì?
Phản ứng tráng gương (hay phản ứng tráng bạc) là một loại phản ứng hóa học đặc trưng của anđehit, este, glucozơ, axit fomic… Đây là phản ứng được dùng để nhận biết các chất trên với thuốc thử là dung dịch AgNO3 trong môi trường NH3, được viết gọn là AgNO3/NH3.
Bạn đang xem: Phản ứng tráng gương của anđehit, glucozơ, este, axit fomic
Đây là một trong những phản ứng oxi hóa khử. Trong môi trường NH3 hoặc AgNO3 sẽ tạo ra phức bạc amoniac. Phức bạc amoniac [Ag(NH3)2]OH sẽ oxi hóa các chất (như glucozơ, anđehit…) tạo ra Ag kim loại.
Cách để viết phương trình phản ứng tráng gương
Như đã đề cập ở trên, thuốc thử dùng cho phản ứng tráng gương đó là AgNO3/NH3 hay còn gọi Tollens. Vì vậy, khi viết phương trình phản ứng, các bạn cần phải viết dạng đầy đủ của nó. Đối với chương trình nâng cao sẽ là: [Ag(NH3)2]OH. Còn đối với chương trình chuẩn sẽ là AgNO3 + NH3 + H2O.
Như vậy, ta được phương trình hóa học như sau:
PTHH: AgNO3 + 3NH3 + H2O → [Ag(NH3)2]OH + NH4NO.
Mỗi loại hợp chất khác nhau khi tham gia phản ứng tráng gương sẽ cho ra những sản phẩm khác nhau. Và do đó, cách viết phương trình phản ứng cũng sẽ khác nhau. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu cách viết phương trình phản ứng tráng bạc của andehit, axit fomic.
Phản ứng tráng gương của Anđehit
Anđehit là một hợp chất trong hóa hữu cơ, nó có nhóm carbaldehyde: R-CHO. Khi tham gia phản ứng tráng gương, nó có phương trình hóa học là:
Xem thêm : 10 thương hiệu túi xách nổi tiếng thế giới
PTHH: RCHO + 2[Ag(NH3)2]OH → RCOONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O
RCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → RCOONH4 + 2Ag + 2NH4NO3
RCHO + Ag2O → RCOOH + 2Ag
Riêng metanal có phương trình như sau:
PTHH: HCHO + 4[Ag(NH3)2]OH → (NH4)2CO3 + 4Ag + 2H2O + 6NH3
HCHO + AgNO3 + NH3 + H2O → NH4NO3+ (NH4)2CO3 + Ag
HCHO + 2Ag2O → 4Ag + CO2 + H2O
Phản ứng tráng gương của Axit fomic
Axit fomic là một dạng axit cacboxylic đơn giản. Công thức của nó như sau: HCOOH hoặc CH2O2. Phương trình phản ứng tráng gương của axit fomic như sau:
PTHH: HCOOH + 2[Ag(NH3)2]OH → (NH4)2CO3 + 2Ag + 2NH3 + H2O
Xem thêm : Chân dung những ông trùm mafia khét tiếng nhất thế giới
HCOOH + AgNO3 + NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + Ag + NH4NO3
Ag2O + HCOOH → 2Ag + H2O + CO2
Thông qua các phương trình hoa học ở trên, chúng ta nhận thấy, dù là phản ứng tráng gương với hợp chất nào thì sau phản ứng, bạc(Ag) là sản phẩm bắt buộc phải có. Các bạn nên lưu ý điểm này trong quá trình giải bài tập nhé!
Điều kiện để có thể xảy ra phản ứng tráng gương
Phản ứng tráng gương chỉ xảy ra khi và chỉ khi trong hợp chất có nhóm chức -CHO hay còn được gọi là nhóm anđehit ở trong phân tử. Có thể kể đến một số hợp chất hữu cơ sau đây:
- Anđehit
- Este hoặc muối của Acid Formic
- Acid Formic (HCOOH)
- 1 vài Glucid như Fructose (trong kiềm chuyển thành Glucose), Glucose, Mantose.
Ví dụ: Dãy đồng đẳng andehit RCHO, glucozơ (C6H12O6 gồm có 5 nhóm OH và 1 nhóm CHO) và mantozơ (C12H22O11 gồm 2 gốc glucozơ), hay fructozơ khi bị thủy phân trong môi trường kiềm cũng có khả năng sinh ra phản ứng tráng gương. Vì vậy, bạn nên lưu ý vấn đề này để thực hiện các phương trình hóa học sao cho đúng nhất.
Bên cạnh đó, những chất có khả năng tác dụng hiệu quả với AgNO3/NH3 ngoài andehit thì vẫn còn có những chất như ank-1-in. Và cần phải nhớ rằng, đây không phải là phản ứng tráng gương tạo kết tủa vàng.
Trên đây chúng ta vừa tìm hiểu chi tiết về phản ứng tráng gương (hay phản ứng tráng bạc) của một số hợp chất như anđehit, glucozơ, este, axit fomic… Hy vọng qua bài viết các bạn đã hiểu hơn về loại phản ứng này và áp dụng để giải bài tập một cách hiệu quả. Cảm ơn các bạn đã ghé thăm website của chúng tôi!
Xem thêm:
- Tìm hiểu về điện tích hạt nhân và điện tích định luật cu lông
- Cách tính chu vi tam giác đầy đủ và chi tiết nhất
- Thế năng đàn hồi là gì? Công thức tính thế năng đàn hồi
- Công của lực điện và kỹ năng giải bài tập CỰC NHANH
- Dòng điện trong chất khí – bản chất và ứng dụng
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp