Bạn nhận được lời mời đi chơi vào cuối tuần nhưng lại quá bận nên đang tìm cách từ chối khéo lời mời đi chơi lịch sự nhất? Bạn muốn tận hưởng không gian riêng tư của mình? Nhưng bạn lại lo lắng sự từ chối của mình thiếu tinh tế, khiến đối phương tổn thương? Bài viết dưới đây chia sẻ 5 cách từ chối lời mời đi chơi lịch sự nhất! Theo dõi và cùng tìm ra phương pháp phù hợp nhất nhé!
5 Cách Từ Chối Khéo Lời Mời Đi Chơi Tinh Tế
Không khó để từ chối một lời mời đi chơi. Tuy nhiên, làm thế nào để lời từ chối trở nên tinh tế, lịch sự, khiến đối phương cảm thấy được tôn trọng mới khó. Với các cách từ chối khéo lời mời đi chơi dưới đây, bạn sẽ trở thành một người tinh tế, khéo léo trong đối nhân xử thế hàng ngày!
Bạn đang xem: 5 Cách Từ Chối Khéo Lời Mời Đi Chơi Lịch Sự Nhất
1. Nói thật
Nói thật là điều hợp lý nhất bạn có thể làm khi muốn từ chối lời mời đi chơi cùng người đó. Nếu nhận lời sẽ bạn không có một tâm trạng thoải mái khi đi chơi, người mời cũng sẽ hiểu lầm về thành ý của bạn. Tuyệt đối không nên viện cớ rằng mình có một cuộc hẹn khác bởi nếu phát giác, bạn sẽ bối rối vô cùng và khiến người bạn kia thất vọng sâu sắc.
2. Phản hồi khéo léo
Hãy tận dụng sự khéo léo của mình và phản hồi thật lịch sự. Đưa thêm lời khen ngợi đối phương trong khi từ chối là liệu pháp “vừa đấm vừa xoa” hiệu quả hay được sử dụng. “Mình và bạn không thích hợp để hẹn hò nhưng mình rất muốn đi chơi cùng bạn và cả nhóm. Mình hãy lên lịch hẹn cùng mọi người nhé!”
3. Thẳng thắn bày tỏ quan điểm
Thẳng thắn từ chối buổi hẹn nếu như bạn không thích và không có ý định nhận lời ngay từ đầu. Đừng vòng vo bằng cách trả lời “Cho mình thời gian xem lại lịch hẹn nhé!”,… Đừng gieo hy vọng cho người khác nếu như bạn có ý định từ chối và làm họ thất vọng.
4. Tôn trọng người đối diện
Trả lời lời mời hẹn một cách chân thành, lịch sự. Đừng cười cợt hay nói to gây chú ý cho những người xung quanh trong trường hợp bạn muốn từ chối lời mời đi chơi của con trai. Hãy nói ra lời từ chối mà chính bạn cũng sẽ cảm thấy dễ chịu nếu là người nhận được phản hồi đó. Tránh làm tổn thương người đối diện bằng những cử chỉ và lời nói vô duyên, nặng nề.
5. Tận dụng các yếu tố khác khi giao tiếp
Nhìn người đối diện thật chân thành, không cười đùa, sử dụng lời nói nhẹ nhàng, chân thành để thể hiện sự tôn trọng người nghe. Cho dù bạn đang rối bời và không thể sắp xếp lời nói phù hợp nhưng thái độ chân thành của bạn sẽ khiến người mời hẹn không khó chịu, thông cảm cho bạn. Giao tiếp bằng ánh mắt rất quan trọng.
Cách Trường Hợp Từ Chối Lời Mời Khác
Xem thêm : Cách tính diện tích hình thang, chu vi hình thang – Toán lớp 5
Trong cuộc sống, chúng ta khó tránh khỏi những mối quan hệ, những lời mời khó từ chối. Những trường hợp này thường khiến chúng ta vô cùng mệt mỏi, áp lực. Đôi khi, bạn phải đưa ra sự lựa chọn giữa được và mất.
Từ chối trong tình cảm
Không phải ai cũng có thể làm bạn hoặc duy trì mối quan hệ sau khi bị từ chối trong tình cảm. Bạn có thể nhận một lời tỏ tình không mong muốn và đang tìm cách từ chối khéo tình cảm của người khác.
Nói với đối phương rằng họ là người bạn/anh trai/em gái thân thiết mà họ trân trọng trong cuộc sống là cách từ chối khéo lời tỏ tình đơn giản mà luôn hiệu quả. Bạn sẽ cần thể hiện sự trân trọng của mình với mối quan hệ này để không làm mất đi những người bạn đáng quý.
Từ chối cho bạn bè vay tiền
Đối với những người thân thiết, hãy tinh tế để từ chối bằng cách than vãn về tình trạng tài chính tệ hại của mình thời gian gần đây. Chú ý đừng kêu ca quá nhiều sẽ khiến người khác hiểu lầm và cho rằng bạn không muốn giúp đỡ. Dạng hồi đáp “Sao … không hỏi sớm. Mình vừa dùng tiền để… rồi” cũng là cách từ chối cho bạn bè vay tiền một cách thuyết phục.
Từ chối trong công việc
Bất cứ ai cũng cần học cách từ chối khéo trong công việc. “Mình đang phải chạy dự án sếp mới giao nên rất bận.”, “Lĩnh vực này trái chuyên ngành của mình nên kết quả sẽ không tốt nếu mình làm.” là những cách hồi đáp phổ biến mà vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, hãy chủ động giúp đỡ họ những lần khác và linh hoạt trong giao tiếp để tạo mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp.
Từ chối trong bữa nhậu
Uống quá chén là tình huống gây nên khó xử và làm xấu đi hình ảnh của bạn trong mắt nhiều người. Bạn không biết cách từ chối khéo khi được mời đi ăn? Nếu là những người họ hàng, bạn bè, người quen, hãy từ chối thẳng thắn nếu bạn không muốn. Những người không phật ý và không làm khó bạn là những người thực sự tôn trọng bạn.
Đối với những trường hợp khó xử hơn như từ chối lời mời rượu của sếp, đối tác,… hãy thật khéo léo bằng cách kể về những trải nghiệm tệ hại của mình với rượu trong quá khứ, thể hiện rằng bạn không thể uống tiếp được mà không làm mất lòng người đối diện.
Tổng Kết
Xem thêm : Khoa học là gì? Chính sách phát triển khoa học, công nghệ hiện nay
Từ chối là một trong những kỹ năng quan trọng trong cuộc sống thường ngày. Bạn cần học cách nói lời từ chối sao cho khéo léo đồng thời cũng cần biết tiếp nhận lời từ chối một cách bình tĩnh, văn minh, lịch sự nhất có thể. Hy vọng với các cách từ chối khéo lời mời đi chơi được tổng hợp trên đây, bạn sẽ trở thành một người tinh tế, sắc sảo và không làm mất lòng mọi người.
Bài viết được soạn thảo bởi trantuoi2382 – thành viên trên Cộng đồng phụ nữ lớn nhất Việt Nam! Nếu sử dụng bài viết cho bất kỳ mục đích nào, vui lòng ghi rõ! Xin cảm ơn!
–
Có thể bạn quan tâm:
9 Cách Đối Phó Với Người 2 Mặt – Bạn Đã Thử?
Giải Thích Vì Sao Cây Trên Cạn Bị Ngập Úng Lâu Sẽ Chết?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp