Mực khô bị mốc bởi nhiều nguyên nhân có thể do bạn không biết cách bảo quản đúng cách hoặc mua phải hàng kém chất lượng. Vậy mực khô bị mốc rồi có ăn được không? xử lý như thế nào? Hãy cùng LEAU FOOD tìm hiểu chi tiết bài viết này nhé!
Nguyên nhân và cách nhận biết mực khô bị mốc
Mực khô bị mốc phải làm sao? Cách xử lý mực khô bị mốc như thế nào? Đó là câu hỏi chung thắc mắc của rất nhiều người khi không rõ về mực khô. Mực khô là một loại hải sản cao cấp có giá thành không hề rẻ, chính vì thế không có nghĩa là mực khô sẽ không bị mốc. Nguyên nhân mốc của mực khô là có rất nhiều lý do được kể đến như là:
Bạn đang xem: Mực khô bị mốc phải làm sao ? Cách xử lý mực khô bị mốc
- Mực khô bị mốc do khi không bảo quản đúng cách : Khô mực bị mốc có thể do bảo quản bên ngoài và không đóng gói kỹ để không khí luồng vào để thời gian dài không sử dụng hết và không đem phơi nắng thường khiến mực khô dễ bị mốc.
- Mực khô bị mốc khi để nơi ẩm : Nhiệt độ tại việt nam chúng ta luôn thay đổi thất thường, lúc lên cao, lúc xuống thật thấp nên vì vậy độ ẩm cũng tăng cao sẽ khiến các loại thực phẩm hay khô mực nếu không bảo quản kỹ dễ bị ẩm mốc, đặc biệt sẽ bị mốc nhanh hơn nếu để những nơi ẩm, không có không khí thoáng mát.
- Mực khô bị mốc do mua phải hàng kém chất lượng : Ngày nay trên thị trường có khá nhiều nơi bán mực khô nhưng vì không bán hết để lâu nên họ dùng chất bảo quản để làm cho mực lâu mốc và tươi hơn, các chất này ăn vô cùng ảnh hưởng đến sức khỏe, chính vì thế nơi mua uy tín vô cùng cần thiết.
- Mực khô bị mốc khi ngửi, khi ăn : Mực khô nếu bị mốc thì khi bạn ngửi thấy sẽ rất nồng mùi hắc của thực phẩm ẩm mốc không còn hương thơm ban đầu của mực, khi ăn thì sẽ rất hôi và vô cùng đắng.
Xem thêm : Những Vấn Đề Cơ Bản Của Triết Học Là Gì?
Cách nhận biết mực khô bị mốc khá đơn giản, khi bạn thấy trên thân mực xuất hiện những đốm xanh, đốm đen thì có khả năng mực đã bị mốc, mực khô bị mốc có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, mực có một đốm đen hơi mờ có thể nằm trên râu mực và thân mực thì là mức độ nhẹ vừa mới bị mốc thôi. Còn nếu có nhiều đốm đen loang lổ thành từng mảnh kéo dài chứng tỏ mực đã bị mốc khá lâu.
Cách xử lý mực khô bị mốc
Trường hợp mực khô bị mốc nhẹ mới vừa chớm bị chỉ có 1 vài vết chấm đen hoặc xanh thì chúng ta sẽ xử lý bằng cách lấy dao hoặc kéo cắt bỏ những phần có vết chấm đen hoặc xanh đó đi. Sau đó ngâm với nước ấm trong thời gian khoảng 30 phút đến 45 phút. Rồi mang đi chế biến ngay chứ không nên mang đi bảo quản nữa.
Trường hợp mực khô bị mốc nặng tạo thành mảng đốm đen hoặc xanh lớn thì không nên sử dụng mà hãy bỏ đi. Mực khô bị mốc sẽ tạo ra các chất hóa học chúng ta ăn vào sẽ bị rối loạn tiêu hóa nặng nhất có thể ngộ độc hoặc dễ mắc ung thư.
Cách bảo quản mực khô đúng cách
Xem thêm : Đất nông nghiệp khác có lên thổ cư, xây nhà không?
Để tránh mực khô dễ bị mốc như trên thì các bạn phải bảo quản đúng cách để cho mực vẫn giữ được độ thơm ngon không bị hôi nha .
- Khô mực sau khi mua về nếu chưa hút chân không thì các bạn nên đóng gói kín lại bằng túi ni long hoặc giấy báo không cho không khí luồng vào, rồi bỏ vào ngăn đông bảo quản được 4-6 tháng với nhiệt độ -18 độ C, Tuy để lâu nhưng vẫn sẽ giữ được độ tươi ngon như lúc ban đầu.
- Còn nếu nhà không có tủ đông thì có thể để ở ngoài tầm 1-2 tuần, nhưng phải đóng gói thật kỹ và nhớ phải mang ra phơi nắng lại thường xuyên và bảo quản nơi khô thoáng, sạch sẽ tránh ẩm mốc khô mực.
Như vậy sau khi đọc xong bài viết LEAU FOOD chia sẻ các bạn đã biết cách xử lý mực khô bị mốc như thế nào rồi đúng không nè. Hy vọng với bài viết trên các bạn sẽ biết cách bảo quản khô mực đúng cách và không còn thắc mắc là mực khô bị mốc phải làm sao nữa nha.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp