Nước đường là nguyên liệu quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bánh Trung thu, nó có những tiêu chuẩn “nghiêm ngặt” mà những người nấu buộc phải tuân thủ. Chính vì vậy muốn có những chiếc bánh Trung thu ngon và đẹp mắt thì trước nhất nước đường nấu phải chuẩn. Bài viết hôm nay Beemart xin tổng hợp tất cả các lỗi thường gặp khi nấu nước đường bánh Trung thu và cách khắc phục, hy vọng nó sẽ là những kinh nghiệm bổ ích trên con đường chinh phục bánh Trung thu của độc giả.
>> Xem thêm:
Bạn đang xem: Các lỗi thường gặp khi nấu nước đường bánh Trung thu và cách khắc phục
- Các lỗi thường gặp khi sên bánh trung thu và cách khắc phục
- Các lỗi thường gặp khi làm bánh trung thu và cách khắc phục
- Tổng hợp các cách làm bánh trung thu siêu HOT hiện nay
1. Các lỗi thường gặp khi nấu nước đường bánh dẻo
1.1. Nước đường không được trắng
Nguyên nhân: Nước đường không được trắng có thể do cách chọn đường và cách nấu nước đường. Ngoài ra các dụng cụ để nấu nước đường không sạch cũng làm nước đường không được trắng.
Cách khắc phục:
- Chọn loại đường tinh luyện có màu trắng nhất.
- Đảm bảo các dụng cụ nấu nước đường phải sạch, không bị ố vàng hay han gỉ.
- Không đun lửa quá to, nên để lửa vừa và nhỏ khi đun cho đường tan.
1.2. Nước đường vị quá ngọt
Nguyên nhân:
- Nếu bạn chỉ dùng riêng đường tinh luyện thì bánh sẽ có vị ngọt gắt hơn so với việc dùng 50% là đường cát trắng, 50% là đường hạt thốt nốt.
- Ngoài ra công thức nấu nước đường bánh dẻo mà bạn sử dụng lượng đường cũng quyết định tới độ ngọt. Nếu bạn sử dụng công thức tỷ lệ nước và đường không tương xứng 0.6kg nước : 1kg đường (thông thường 1kg nước:1kg đường) cũng làm cho nước đường của bạn có vị ngọt gắt hơn. Đây không phải là điều xấu, cách nấu nước đường theo tỉ lệ này sẽ giúp bánh của bạn giữ được lâu hơn nhưng đồng thời bánh thành phẩm cũng sẽ ngọt hơn.
Cách khắc phục:
- Nên sử dụng 50% đường cát trắng tinh luyện và 50% đường thốt nốt để nước đường có vị ngọt thanh.
- Tùy theo khả năng ăn ngọt hay mục đích làm bánh để lựa chọn công thức nấu nước đường cho phù hợp.
- Nếu muốn bánh ngọt, để được lâu thì chọn công thức nấu nước đường theo tỉ lệ 0.6kg nước : 1kg đường;
- Nếu muốn bánh đỡ ngọt, ăn trong vài ngày thì chọn công thức nấu nước đường theo tỉ lệ 1:1.
1.3. Hiện tượng nước đường lên ga
Nguyên nhân: Khi bảo quản nước đường, đậy nắp quá chặt. Axit có trong chanh làm nước đường bị lên ga.
Xem thêm : Bán Quả Sầu Riêng, Cơm Sầu Riêng Ri6 Ngon Nhất, Đúng Giá Ship Luôn
Cách khắc phục: Khi bảo quản nước đường không nên đậy chặt nắp lọ mà nên mở hé để không khí thoát ra ngoài.
2. Các lỗi thường gặp khi nấu nước đường bánh nướng
2.1. Hiện tượng lại đường
Biển hiện: Xuất hiện một lớp hạt đường màu trắng dưới đáy lọ nước đường sau khi nguội hoặc sau khi để một thời gian dài.
Nguyên nhân: Có hai nguyên nhân chính gây ra hiện tượng lại đường:
- Thứ nhất: Trong quá trình nấu nước đường khuấy đảo quá nhiều. Thông thường khi nấu nước đường bánh dẻo hay bánh nướng, bạn chỉ nên khuấy đảo trước khi đưa nước đường lên bếp đun cho đường tan bớt. Một khi đã đưa lên bếp đun tuyệt đối không được khuấy đảo, có chăng chỉ được cầm hai quai nồi lắc nhẹ nhàng thôi.
- Thứ hai: Trong quá trình chuyển nước đường từ nồi nấu sang hộp đựng để bảo quản, bạn đã dùng cách đổ trực tiếp từ nồi sang lọ. Tuy nhiên đôi khi trên thành nồi sẽ còn rất nhiều hạt đường bám lại, chúng sẽ trôi theo nước đường vào trong lọ và gây hiện lượng lại đường
Cách khắc phục:
- Tuyệt đối không khuấy đảo khi đã đưa nước đường lên bếp đun.
- Khi gặp hiện tượng lại đường bạn có thể khắc phục bằng cách ngâm lọ đựng nước đường vào nước nóng cho đường tan bớt rồi cho ra nồi, thêm nước lọc và nước cốt chanh vào nấu lại đến khi nước đường đạt.
- Trong quá trình nấu có thể dùng khăn ướt sạch lau các hạt đường bám trên thành nồi. Lưu ý phải lau khéo tránh các hạt đường này rơi trở lại nồi.
- Dùng thìa hoặc môi lớn múc đường từ nồi cho vào lọ, không đổ trực tiếp.
2.2. Nước đường bị cứng sau khi nguội
Nguyên nhân: Đây chắc chắn là lỗi cơ bản mà bạn hoàn toàn có thể gặp phải khi nấu nước đường bánh trung thu lần đầu tiên. Nước đường nấu quá lâu.
Cách khắc phục: Ngâm lọ đựng nước đường vào nước ấm cho lỏng ra, sau đó hòa thêm ít nước nóng rồi cho vào nồi nấu lại cho đường loãng hơn.
2.3. Nước đường quá loãng hoặc quá đặc
Nguyên nhân:
Hiện tượng nấu nước đường quá loãng hay quá đặc rất hay thường gặp với những người mới bắt đầu làm bánh trung thu. Đó là do thời gian đun nước đường chưa đủ hoặc đun quá lâu.
Cách khắc phục hai hiện tượng này khá dễ:
- Nếu nước đường quá loãng thì bạn chỉ cần đưa lên bếp, tiếp tục đun ở lửa nhỏ cho đến khi đạt.
- Nếu nước đường quá đặc thì bạn cho thêm chút nước nóng và nước cốt chanh vào, đưa lên bếp đun ở lửa nhỏ cho đến khi đạt trở lại.
2.4. Màu nước đường không đẹp, nước đường không trong
Nước đường không đẹp mắt chủ yếu cho cách bạn chọn đường. Thông thường mọi người hay sử dụng 3 loại đường: đường cát trắng, đường vàng hoặc đường nâu để nấu nước đường, hoặc có thể mix 2 trong 3 loại này vào với nhau. Mỗi loại đường sẽ cho ra màu nước đường và màu bánh khác nhau nhưng nhìn chung dù dùng loại đường nào thì màu bánh lên vẫn đẹp mắt.
Nếu nước đường không trong, trong quá trình nấu xuất hiện nhiều bọt tức là loại đường bạn đang dùng không phải là loại đường tinh luyện, đường sạch. Bạn nên dùng loại đường tinh luyện đóng gói từ nhà máy để nước đường trong nhất.
2.5. Nước đường bị đắng
Nguyên nhân: Nước đường bị đắng có thể do nướng đường bị bén cháy trong quá trình đun hoặc đun quá lâu hoặc cho cả vỏ chanh vào đun cùng.
Cách khắc phục:
- Không đun nước đường quá lâu, chỉ đun đến khi thấy nước đường đã đạt.
- Nên sử dụng nước cốt chanh thay vì cho cả vỏ chanh vào nồi.
Hy vọng với việc chỉ ra các lỗi thường gặp khi nấu nước đường bánh trung thu và cách khắc phục sẽ giúp bạn tự tay làm ra những chiếc bánh trung thu ngon và đẹp nhất cho gia đình nhé!
Chúc các bạn làm được những chai nước đường thành công nhé!
>> Xem thêm: Cách làm nước đường bánh trung thu lên màu chuẩn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp